Nuôi thỏ như thế nào?

Thấy trên diễn đàn có nhiều topic về nhiều động vật nuôi khác nhau được trao đổi thảo luận rất hay, qua đó đúc kết trao đổi kinh nghiệm nuôi, hướng đến những quy trình nuôi tiên tiến hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho người nuôi.

Con thỏ là động vật nuôi vừa quen thuộc vừa mới mẻ. Về kỷ thuật nuôi thì đang dừng ở những kiến thức cơ bản, về kinh nghiệm nuôi thì mỗi người tích lũy một kinh nghiệm nuôi khác nhau. Nhìn tổng thể thì hiệu quả nuôi vẫn còn thấp, bài toán hiệu quả kinh tế từ nuôi thỏ vẫn còn phải tiếp tục tìm lời giải đáp theo hướng hiệu quả nhất, chính xác nhất.


Vậy tôi lập topic này với mong muốn những ai quan tâm đến nghề nuôi thỏ cùng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi những hỏi đáp thắc mắc xung quanh nghề nuôi thỏ. Mong một ngày, nghề nuôi thỏ thật sự là một nghề nuôi hiệu quả. Hiện nay cũng rất vui là thị trường thịt thỏ bán rất chạy, đó là lời giải cho đầu ra con thỏ, vấn đề còn lại kỷ thuật nuôi để đạt hiệu quả cao nhất.


Thân chào.

********************************************************************

Nhắc lại quy trình chăm sóc thỏ mẹ, thỏ con.

- Thử thai sau 14 ngày phối giống, thỏ đậu thai được tiêm ADE, Can xi, PenStrep, Ivermectin và cầu trùng. Thỏ không đậu thai đưa vào danh sách phối lại.

- Ngày 24 thai kỳ tiêm lần 2 : ADE, Can xi, PenStrep.

- Ngày 31 thỏ sinh, tiêm thỏ mẹ: ADE, Can xi, PenStrep, kích sữa.

- Thỏ con: Từ ngày 1 đến ngày 14 cho bú bình thường. Ngày thứ 14 bỏ ổ thỏ con, cho sống chung với thỏ mẹ để tập ăn, tiêm phòng E-coli lần 1. Ngày thứ 25 tiêm phòng cầu trùng. Ngày thứ 31 thôi bú, bấm số tai thỏ, phân loại đực cái, tiêm phòng E-coli lần 2. Ngày 55 tiêm phòng ghẻ, ngày 60 tiêm vắc xin bại huyết.

- Thỏ mẹ sau khi sinh 15 ngày đưa vào danh sách phối giống lại.

Trong quy trình trên cần đặc biệt chú ý giai đoạn thỏ con từ khi thôi bú đến dưới 60 ngày tuổi, thỏ rất dễ tiêu chảy và chết rất nhiều, tỷ lệ thỏ sống nhiều hay ít là ở giai đoạn này.

Muốn nâng cao tỷ lệ sống cần chú ý những vấn đề sau:

- Hàng ngày quan sát phân thỏ để kịp thời phát hiện những đàn thỏ có biểu hiện tiêu chảy để kịp thời cách ly và điều trị.

- Nên nuôi riêng đực cái và nuôi thưa (2 con /ô chuồng) thỏ sẽ ít bệnh, lớn nhanh, dễ phát hiện thỏ bệnh.

- Chú ý lượng thức ăn hàng ngày vừa đủ, không thừa không thiếu và tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng phù hợp với thỏ con.

- Những đàn thỏ suy dinh dưỡng trong giai đoạn bú mẹ thường dễ chết sau khi thôi bú, đối với những đàn thỏ này cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, bổ sung vitamin, khoáng chất giúp thỏ phát triển bình thường.


 


Last edited by a moderator:
N
Xin chào bạn phuonghuy GC!
Thành thật chia buồn cùng bạn, nhưng vì mới tập tành nuôi nên mình không thể giúp gì cho bạn. Mình chỉ xin hỏi địa chỉ bán thỏ của bạn vì mình ở go cong tay. than chao
 


@phuonghuyGC:

Bạn cứ chích luôn cho thỏ thịt.

Đối với bệnh cầu trùng, chỉ định đối với thuốc anticoc là trộn thức ăn hoặc pha nước uống.

@huynhtruclam:

Thỏ ăn được hầu như mọi loại cỏ và lá cây, đa dạng hơn trâu bò.

Bạn cứ tập cho thỏ ăn, nêu thích hợp thỏ sẽ ăn.
 
H
anh nguyenhungdung ơi anh có thể cho em biết giá thỏ giống của anh được ko
 
Last edited by a moderator:
anh nguyenhungdung ơi anh có thể cho em biết giá thỏ giống của anh được ko

Anh đã gửi báo giá qua tn của huynhtruclam.

@ All anh em nuôi thỏ:


Sáng nay có người nuôi thỏ ở Đồng Nai gọi điện cho biết đàn thỏ của mình có triệu chứng chết nhiều mấy hôm nay, chết cả thỏ con 1.5 tháng tuổi trở lên. Đặc biệt là không chích ngừa văc xin bại huyết.

Trước những diễn biến như thế này, việc công bố có dịch hay không và những biện pháp phòng chống dịch bệnh là do cơ quan thú y. Riêng tôi nghĩ rằng chúng ta phải lập tức thực hiện ngay những vấn đề sau:

- Hạn chế tối đa di chuyển thỏ từ nơi này qua nơi khác, khi vận chuyển thỏ ( nhất là thỏ thịt) phải xác định thỏ khỏe mạnh, không mắc bệnh, đã tiêm văc xin bại huyết thỏ từ 15 ngày trở lên. Khi nhập thỏ phải cách ly thỏ cũ với thỏ mới và xịt thuốc khử trùng vào đàn thỏ mới nhập về.

- Đối với những trại nuôi thỏ đã chích ngừa văc xin từ 3 tháng trở lên nên chích nhắc lại.

- Hạn chế tiếp xúc với người ngoài trại. Khi vào trại nên thực hiện đúng quy trình về bảo hộ.

- Xịt thuốc sát trùng chuồng trại thường xuyên.

- Cho thỏ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, kèm vitamin c để tăng sức đề kháng cho thỏ.

Trước mắt chúng ta cần thực hiện những vấn đề như trên nhằm hạn chế tốc độ lây lan cũng như kiềm chế sự bùng phát của dịch bệnh. Chờ thông tin mới.
 
Last edited:
P
An Dung cho em hỏi minh chích ngừa bệnh Streptomycin + ADE bao lâu vậy anh D ? khi nào ngưng ko chích nữa? thỏ uống nước pha vitamin C vẫn uóng thường xuyên . Vấn đề thức ăn gồm thức ăn tinh ( thức ăn viên ) dầy đủ hàng ngày + rau lang buổi tối và sang sớm như thường lệ. THANKS
---------------
Xin chào bạn phuonghuy GC!
Thành thật chia buồn cùng bạn, nhưng vì mới tập tành nuôi nên mình không thể giúp gì cho bạn. Mình chỉ xin hỏi địa chỉ bán thỏ của bạn vì mình ở go cong tay. than chao

Giá hôm nay dưới Gò Công mình là 40k/kg bạn ơi.
 
Last edited by a moderator:
To: phuonghuyGC.

Bạn cứ chích khoảng 5 -7 ngày rồi ngưng. Theo dõi đàn thỏ của mình xem như thế nào. Nếu khống chế được thì thôi.
Riêng vitamin c sử dụng thường xuyên cũng được.

Bạn cho thỏ ăn thêm mía cũng tốt, nhất là thỏ sinh sản. không có mía thì xin xác mía ở những xe xay nước mía về cho ăn cũng được. Vừa cung cấp đường mía vừa cung cấp xơ. Nhưng phải chú ý vấn đề vệ sinh, không khéo mang mầm bệnh về trại của mình.

Bạn nên nuôi thỏ cách xa chuồng heo, vì những nguyên nhân sau:

- Vi khuẩn E-coli có thể nhiễm sang trại thỏ từ heo.

- Nước tiểu thỏ có thể làm heo xảy thai, không đậu thai.

Cố gắng không để chuột vào ăn thức ăn thỏ, nhất là ban đêm, chuột có thể mang mầm bệnh rồi lây sang thỏ, trong đó có bệnh xoắn khuẩn, bệnh này có thể làm cho thỏ xảy thai và chết, tỷ lệ có thể lên đến 50-70%.
 
T

- Nước tiểu thỏ có thể làm heo xảy thai, không đậu thai.
Anh có tài liệu nào nói về vấn đề này thì xin giới thiệu cho em tham khảo với. Rất quan tâm, vì trong số những đối tác của em có nhiều người cùng lúc nuôi thỏ và heo (heo nái). Tuy chưa xảy ra vấn đề gì, nhưng em muốn tham khảo để ... phòng hậu họa.
Anh nhớ ghi rõ dùm em là vấn đề đó ghi ở trang nào, chương nào trong tài liệu luôn nha! (Cho dễ tra cứu! :D).
Xin cảm ơn anh Dũng rất nhiều!
 

L
Mình đang lang thang ko biết làm thế nào để bắt đầu với Thỏ, thì gặp ngay 4Room này. Như bắt được vàng. Anh Dung và ThoViet đã tranh cải nhau rất nãy lữa. Nhưng tất cả mục đích chung là làm cho Bà Con Nông Dân Chúng Ta có nhiều kinh nghiệm hơn. Chúc Anh Dũng và ThoViet mạnh khỏe và Thịnh Phát. Hy vọng sớm cùng hội ngộ với hai Anh Trong lĩnh vực này. Hiện Em đang ở Tân Biên ĐN, và cuối tháng sẽ chuyển ra Nha Trang. Hy vọng với thông tin của hai Anh, Em sẽ cố gắng ghé thăm và học hỏi hai Anh. Vài Ngày nữa Em sẽ tranh thủ mở một 4rom về con Ếch và con cá Rô Lúc Đó Mong các Anh hướng dẫn giúp. NHờ thông tin trên mạng mà Hiện vườn của Ông già Em có một số hàng "độc" như dừa ăn vỏ, dừa sáp Thái, dừa dứa thái,.... Bây giờ học hai Anh thêm Con Thỏ nữa. Trân Trọng cảm ơn hai Anh
 
Anh có tài liệu nào nói về vấn đề này thì xin giới thiệu cho em tham khảo với. Rất quan tâm, vì trong số những đối tác của em có nhiều người cùng lúc nuôi thỏ và heo (heo nái). Tuy chưa xảy ra vấn đề gì, nhưng em muốn tham khảo để ... phòng hậu họa.
Anh nhớ ghi rõ dùm em là vấn đề đó ghi ở trang nào, chương nào trong tài liệu luôn nha! (Cho dễ tra cứu! :D).
Xin cảm ơn anh Dũng rất nhiều!

Vấn đề này chưa được công bố trên bất cứ tài liệu nào. Đây là thực tế mà anh biết được từ trại heo của một người bạn là anh Thành ở cạnh HTX An Hòa.

Trước đây anh Thành (trại heo), cùng lúc nuôi heo và nuôi thỏ trong cùng khu vực. Anh nuôi khoảng 100 con thỏ sinh sản và khoảng trên 100 heo nái. Lúc đó đàn heo của anh liên tục bị xảy thai và không đậu thai, anh Thành áp dụng nhiều biện pháp thú y nhưng không hiệu quả, lần đó một BS thú y được anh Thành mời về xem xét đàn heo của mình, vị BS thú y này khi vào trại cùa anh đã nói ngay rằng chính đàn thỏ là nguyên nhân làm cho đàn heo của anh bị tình trạng như thế, vị BS thú y này nói rằng ông đã từng gặp trường hợp này nên biết rõ nguyên nhân.

Sau đó anh Thành bỏ đàn thỏ đi, kết quả là đàn heo của anh không còn bị tình trạng đó nữa.

Vấn đề chưa được kiểm chứng từ kết quả nghiên cứu khoa học, tuy nhiên từ thực tế đó, tôi khuyên người nuôi thỏ nên chú ý để tránh những thiệt hại có thể xãy ra.
 
A
nuôi thỏ như thế nào ???

Xin chào chú Dũng !
4rum của chú quả là thông tin bổ ích cho những người quan tâm tới nghề nuôi thỏ.
Tiện đây con cũng xin chú tư vấn cho con một số vấn đề như sau:
_Hiện con đang nuôi 3 thỏ cái (mỗi con 2kg,khoảng 90 ngày tuổi) + 1 thỏ đực (2.5kg,90 ngày tuổi).Như vậy thì 4 con thỏ của con phát triển có bình thường không ?_thỏ con nuôi là thỏ lai nhiều giống (thỏ ta,Pháp,Newziland,...)
_Thỏ nhà con đang nuôi tới nay chưa chích ngừa lần nào,con muốn chích ngừa thì phài chích thuốc gì và phòng bệnh gì ạ! Xin chú tư vấn cho con tên thuốc và liều dùng luôn ạ!
_Nếu con muốn cho 3 con thỏ cái sinh sản ngay thời gian này thì có được không ạ, nếu không thì khi nào là thích hợp hả chú (con muốn giữ lại làm giống vì họ hàng mấy con thỏ này đẻ sai lắm_8-9 con / 1 lứa lận ).
_Ba thỏ cái nhảy chung một con đực được không chú, nếu được thì thực hiện như thế nào cho thích hợp và không ảnh hưởng đến sự sinh sản của chúng sau này ạ !
Đó là 4 vấn đề con còn thắc mắc, mong chú giúp đỡ cho con !!!
Thân chú !
P/S: con mới bắt thỏ về được 2 ngày, chuồng dài 0,6m X rộng 0,5m X cao 0,5m, đặt trong chuồng bò cũ ( hết nuôi bò cách đây 1,5 năm_chuồng bò 4m X 4m X 3m, lợp mái tôn), thỏ trong tìng trạng khỏe mạnh, chưa có dấu hiệu bệnh tật.
Tiện thể chú tư vấn dùm con tên một số loại thuốc khử trùng chuồng trại mà phun được trên cả vật nuôi ( thỏ ) luôn ạ !
 
Last edited by a moderator:
To: amuray28.

1. Thỏ 3 tháng tuổi trọng lượng 2kg (thỏ cái), 2,5kg (thỏ đực) là phát triển bình thường.

2. Bạn nên tiến hành chích văc xin bại huyết cho thỏ, mỗi con 1cc (nhớ ghi lại ngày chích để 6 tháng sau chích nhắc lại). Kế đến bạn chích mỗi con thỏ một liều thuốc phòng bệnh ghẻ ( Ivermectin 025%, 0,7kg/0,1cc).

3. Tuổi phối giống: thỏ cái : 5 tháng tuổi, thỏ đực : 6-7 tháng tuổi.

4. Tỷ lệ đực cái: 1 thỏ đực phụ trách 6-7 thỏ cái. Bạn phân chia cho thỏ đực phối giống một cách hợp lý, mỗi ngày một thỏ đực chỉ nên phối giống một thỏ cái (phối kép 2 lần cách nhau từ 6 -9 giờ).

5. Thuốc khử trùng chuồng trại dụng cụ chăn nuôi: Virkon, chloramin - T.
 
T
Vấn đề chưa được kiểm chứng từ kết quả nghiên cứu khoa học, tuy nhiên từ thực tế đó, tôi khuyên người nuôi thỏ nên chú ý để tránh những thiệt hại có thể xãy ra.
Thì ra vậy. Cảm ơn anh Dũng rất nhiều!
Em sẽ tìm thêm thông tin tư liệu về vấn đề này. Nếu có sẽ lập tức cùng mọi người chia sẻ.
Hiện tại, rất nhiều đối tác của em đang nuôi song song cả heo và thỏ (nuôi riêng). Nhận định ban đầu, trong một vài tình huống đặc biệt, thấy rằng heo rất thích ăn phân thỏ. Cá biệt, có ổ heo con nhốt tạm chờ người mua đến nhận đã ăn sạch nhẵn phân thỏ (chuồng ở kế bên rơi sang) mà không hề có dấu hiệu bịnh tật gì sau đó.
Hiện em đang nghiên cứu một tài liệu nói về tận dụng, xử lý phân gia súc ăn cỏ (trong đó có thỏ!) để chế biến thành ... thức ăn (phụ phẩm) nuôi heo. Hy vọng sẽ sớm có câu trả lới chính thức cho vấn đề này!
---------------
To: amuray28.

2. Bạn nên tiến hành chích văc xin bại huyết cho thỏ, mỗi con 1cc (nhớ ghi lại ngày chích để 6 tháng sau chích nhắc lại). Kế đến bạn chích mỗi con thỏ một liều thuốc phòng bệnh ghẻ ( Ivermectin 025%, 0,7kg/0,1cc).
Chắc anh Dũng rất vội nên gõ thiếu dấu, bạn amuray28 nên hiểu là 0,25%; 0,1cc/ 0,7 kg thể trọng. Phải vậy không anh Dũng? ::p
 
Last edited by a moderator:
P
Vấn đề này chưa được công bố trên bất cứ tài liệu nào. Đây là thực tế mà anh biết được từ trại heo của một người bạn là anh Thành ở cạnh HTX An Hòa.

Trước đây anh Thành (trại heo), cùng lúc nuôi heo và nuôi thỏ trong cùng khu vực. Anh nuôi khoảng 100 con thỏ sinh sản và khoảng trên 100 heo nái. Lúc đó đàn heo của anh liên tục bị xảy thai và không đậu thai, anh Thành áp dụng nhiều biện pháp thú y nhưng không hiệu quả, lần đó một BS thú y được anh Thành mời về xem xét đàn heo của mình, vị BS thú y này khi vào trại cùa anh đã nói ngay rằng chính đàn thỏ là nguyên nhân làm cho đàn heo của anh bị tình trạng như thế, vị BS thú y này nói rằng ông đã từng gặp trường hợp này nên biết rõ nguyên nhân.

Sau đó anh Thành bỏ đàn thỏ đi, kết quả là đàn heo của anh không còn bị tình trạng đó nữa.

Vấn đề chưa được kiểm chứng từ kết quả nghiên cứu khoa học, tuy nhiên từ thực tế đó, tôi khuyên người nuôi thỏ nên chú ý để tránh những thiệt hại có thể xãy ra.

Thông tin anh Dũng cung cấp cho diễn đàn thật hữu ích - kinh nghiệm thực tiễn mà.
Tuy nhiên để mọi người có cái nhìn chuẩn xác hơn đề nghị anh dành ít thời gian cung cấp cho diễn đàn một vài thông tin mang tính chi tiết hơn, chẳng hạn:

1. Khoảng cách giữa hai trại này là bao nhiêu?

2. Hướng của chuồng thỏ và chuồng heo như thế nào? (tính theo hướng gió thổi)

3. Thời gian nuôi đồng thời hai con vật trên bao lâu thì sảy ra hiện tượng nái thường sảy thai và không đậu thai?

4. Thời điểm đó là vào những năm nào hay thường vào tháng nào của năm? (nhằm loại trừ bệnh dịch làm ảnh hưởng đến sinh sản của heo như PRRS...)

5. Ngoài hiện tượng sảy thai và khó đậu thai thì có biểu hiện lâm sàng của bệnh hay không (ăn kém, bỏ ăn, sốt kéo dài...)?

6. Sau khi loại bỏ đàn thỏ thì bao lâu sau không còn hiện tượng nái bị rối loạn sinh sản? Những nái đó là nái mới tái đàn hay nái cũ cho phối giống lại?

Rất mong anh dành chút thời gian thông tin cho mọi người trên diễn đàn được biết vì đây là thông tin thực tiễn rất hữu ích mà không phải ai cũng có được.

Chúc mọi người trồng trọt - chăn nuôi thành công tốt đẹp!
 
Chắc anh Dũng rất vội nên gõ thiếu dấu, bạn amuray28 nên hiểu là 0,25%; 0,1cc/ 0,7 kg thể trọng. Phải vậy không anh Dũng?

Uh đúng vậy, Ivermectin 0,25%.

Thank thoviet.

Thông tin anh Dũng cung cấp cho diễn đàn thật hữu ích - kinh nghiệm thực tiễn mà.
Tuy nhiên để mọi người có cái nhìn chuẩn xác hơn đề nghị anh dành ít thời gian cung cấp cho diễn đàn một vài thông tin mang tính chi tiết hơn, chẳng hạn:

1. Khoảng cách giữa hai trại này là bao nhiêu?

2. Hướng của chuồng thỏ và chuồng heo như thế nào? (tính theo hướng gió thổi)

3. Thời gian nuôi đồng thời hai con vật trên bao lâu thì sảy ra hiện tượng nái thường sảy thai và không đậu thai?

4. Thời điểm đó là vào những năm nào hay thường vào tháng nào của năm? (nhằm loại trừ bệnh dịch làm ảnh hưởng đến sinh sản của heo như PRRS...)

5. Ngoài hiện tượng sảy thai và khó đậu thai thì có biểu hiện lâm sàng của bệnh hay không (ăn kém, bỏ ăn, sốt kéo dài...)?

6. Sau khi loại bỏ đàn thỏ thì bao lâu sau không còn hiện tượng nái bị rối loạn sinh sản? Những nái đó là nái mới tái đàn hay nái cũ cho phối giống lại?

Rất mong anh dành chút thời gian thông tin cho mọi người trên diễn đàn được biết vì đây là thông tin thực tiễn rất hữu ích mà không phải ai cũng có được.

Chúc mọi người trồng trọt - chăn nuôi thành công tốt đẹp!


Tầt cả vấn đề này chắc là phải anh Thành giải thích lại mới rõ và chính xác. Để vài ngày nữa tôi hỏi lại a Thành rồi sẽ thông tin cụ thể trên diễn đàn.

(Anh Thành là chủ cửa hàng gạo và thức ăn gia súc Thành Đạt. Đc Khu 5 ấp 2 xã An Hòa - Biên Hòa. anh có Trại heo ở sau nhà hàng Thảo Nguyên - An Hòa).
 
N
mình có thể nuôi thỏ thả rông như nuôi gà thả vườn không? rất mong AE tư vấn giúp
 
Hiện tại mình nuôi thỏ và gà ta chung 1 nhà chòi. Chuồng thỏ phía trên, chuồng gà phía dưới. Gà ta thả rong, đến tối mới về chuồng ngủ. Nhờ anh Dũng cùng anh chị em có kinh nghiệm xem nuôi chung thế này có hạn chế gì không, vì mình thấy gà thường ăn phân thỏ lắm !
 
P
mình có thể nuôi thỏ thả rông như nuôi gà thả vườn không? rất mong AE tư vấn giúp

Được .nhưng bạn phải tạo nguồn thức ăn cho chúng,và bổ sung thêm dạm( phụ thêm thức ăn tinh .VD: TAGS) đao hang cho thỏ trú ẩn và đẻ.Rào chắn cẩn thận đề phòng chó ,mèo ,chuột. :D
 
mình có thể nuôi thỏ thả rông như nuôi gà thả vườn không? rất mong AE tư vấn giúp

Có thể. Nuôi theo phương thức thả rong áp dụng cho kiểu nuôi gia đình, nuôi thịt.

Chọn thỏ từ 2 tháng tuổi, khỏe mạnh, đã chích ngừa đầy đủ thả rong ngoài vườn cho thỏ tự do ăn rau cỏ.

Nuôi theo phương thức này chỉ nên nuôi ít, thỏ đến tuổi xuất bán thì bán toàn bộ, tiếp tục nuôi lứa khác. Chú ý chó mèo có thể giật chết thỏ, hàng rào phải cao và nền hàng rào phải chắc chắn, phòng thỏ nhảy ra hoặc đào hang chui ra ngoài.

@ khoagm:

Nuôi như vậy cũng là nuôi kiểu gia đình. Chú ý:

- Bệnh cầu trùng rất dễ lây từ gà sang đàn thỏ.

- Gà mổ chết thỏ con.
 
T
Với quan điểm cá nhân, Thỏ Việt Xin can...
Đừng nuôi thỏ chung với con gì hết, ngoại trừ chuột lang.
Thỏ sợ e.coli từ heo và cấu trùng từ gà. Hai thứ này là "kẻ thù truyền kiếp" của thỏ!
Nhất là gà. Gà nhiễm cầu trùng đến đi phân xanh, phân đỏ (xuất huyết đường ruột) vẫn không chết nhưng còn thỏ thì không được vậy đâu.
--------------
Riêng về nuôi thỏ thả vườn (nuôi chăn thả) thì mình đang bước đầu nhiên cứu. Thả thử 20 nái và 4 đực trên diện tích 120 m2, ghi nhận ban đầu như sau:
- Đánh nhau dữ dội suốt 1 ngày 1 đêm. Sau đó phân ngôi thứ xong thì không đánh nhau nữa. (Có 2 "chiến sĩ" bị rách toét tai phải loại ra. Lần sau rút kinh nghiệ, phải thả ghép từ từ!)::p
- Thỏ giao phối tự do, đỡ công kiểm khám. Thật sướng! ( Mình khám sao chuẩn bằng ... mấy anh đực khám!)
- Nữa tháng đầu không thấy đào hang. Cả bọn mỗi con chỉ bươi 1 cái hố cạn nằm cho mát bụng.
- Trước ngày đẻ thỏ cái đào hang. Đào rất nhanh và rất "chuyên nghiệp" (không có từ nào để diễn tả ngoài từ này!). Hang không sâu nhưng đi khá xa.
*Có hai hang lớn không đậy miệng. Con nào muốn vào là vào, cứ như hang tập thể. (Động một cái là cả bọn chen nhau chui vào).
*Mỗi thỏ nái đẻ đào một hang riêng, niêm kín miệng (phải để ý mấy ngày mới phát hiện ra. Cái này rất hay, sẽ chụp hình cho các bạn coi!)
Hang thỏ sạch và đẹp ngoài sự tưởng tượng của mình. Không hề mất vệ sinh như mình tưởng. Hoàn toàn khô ráo, hanh hao.
....vv.....
Còn nhiều cái lạ lắm, có ngồi nghĩ cũng nghĩ không ra.... Lúc khác sẽ chia sẻ tiếp với các bạn.
Ăn trưa cái đã, đói quá!
 


Back
Top