Nuôi thỏ như thế nào?

Thấy trên diễn đàn có nhiều topic về nhiều động vật nuôi khác nhau được trao đổi thảo luận rất hay, qua đó đúc kết trao đổi kinh nghiệm nuôi, hướng đến những quy trình nuôi tiên tiến hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho người nuôi.

Con thỏ là động vật nuôi vừa quen thuộc vừa mới mẻ. Về kỷ thuật nuôi thì đang dừng ở những kiến thức cơ bản, về kinh nghiệm nuôi thì mỗi người tích lũy một kinh nghiệm nuôi khác nhau. Nhìn tổng thể thì hiệu quả nuôi vẫn còn thấp, bài toán hiệu quả kinh tế từ nuôi thỏ vẫn còn phải tiếp tục tìm lời giải đáp theo hướng hiệu quả nhất, chính xác nhất.


Vậy tôi lập topic này với mong muốn những ai quan tâm đến nghề nuôi thỏ cùng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi những hỏi đáp thắc mắc xung quanh nghề nuôi thỏ. Mong một ngày, nghề nuôi thỏ thật sự là một nghề nuôi hiệu quả. Hiện nay cũng rất vui là thị trường thịt thỏ bán rất chạy, đó là lời giải cho đầu ra con thỏ, vấn đề còn lại kỷ thuật nuôi để đạt hiệu quả cao nhất.


Thân chào.

********************************************************************

Nhắc lại quy trình chăm sóc thỏ mẹ, thỏ con.

- Thử thai sau 14 ngày phối giống, thỏ đậu thai được tiêm ADE, Can xi, PenStrep, Ivermectin và cầu trùng. Thỏ không đậu thai đưa vào danh sách phối lại.

- Ngày 24 thai kỳ tiêm lần 2 : ADE, Can xi, PenStrep.

- Ngày 31 thỏ sinh, tiêm thỏ mẹ: ADE, Can xi, PenStrep, kích sữa.

- Thỏ con: Từ ngày 1 đến ngày 14 cho bú bình thường. Ngày thứ 14 bỏ ổ thỏ con, cho sống chung với thỏ mẹ để tập ăn, tiêm phòng E-coli lần 1. Ngày thứ 25 tiêm phòng cầu trùng. Ngày thứ 31 thôi bú, bấm số tai thỏ, phân loại đực cái, tiêm phòng E-coli lần 2. Ngày 55 tiêm phòng ghẻ, ngày 60 tiêm vắc xin bại huyết.

- Thỏ mẹ sau khi sinh 15 ngày đưa vào danh sách phối giống lại.

Trong quy trình trên cần đặc biệt chú ý giai đoạn thỏ con từ khi thôi bú đến dưới 60 ngày tuổi, thỏ rất dễ tiêu chảy và chết rất nhiều, tỷ lệ thỏ sống nhiều hay ít là ở giai đoạn này.

Muốn nâng cao tỷ lệ sống cần chú ý những vấn đề sau:

- Hàng ngày quan sát phân thỏ để kịp thời phát hiện những đàn thỏ có biểu hiện tiêu chảy để kịp thời cách ly và điều trị.

- Nên nuôi riêng đực cái và nuôi thưa (2 con /ô chuồng) thỏ sẽ ít bệnh, lớn nhanh, dễ phát hiện thỏ bệnh.

- Chú ý lượng thức ăn hàng ngày vừa đủ, không thừa không thiếu và tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng phù hợp với thỏ con.

- Những đàn thỏ suy dinh dưỡng trong giai đoạn bú mẹ thường dễ chết sau khi thôi bú, đối với những đàn thỏ này cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, bổ sung vitamin, khoáng chất giúp thỏ phát triển bình thường.


 


Last edited by a moderator:
H
nuôi thả vườn thì phải đề phòng rắn , chuột kẻo ko khéo thì mất trọn ổ
 


T
nuôi thả vườn thì phải đề phòng rắn , chuột kẻo ko khéo thì mất trọn ổ
Dĩ nhiên!
Quan trọng là ở khâu tổ chức.
Quê mình bà con nuôi dông vẫn thả kèm thêm thỏ. Hai con này sống hòa bình với nhau. Riêng mình, mình đang thả riêng một số thỏ để lấy kinh nghiệm thực tế. Đã hai tháng rồi và thấy cũng hay hay.
Nuôi thỏ chăn thả sợ nhất là chó, mèo. Sau mới đến bìm bịp và rắn. Không sợ chuột.
(Riêng mình thì cũng không sợ rắn. Rắn ăn thỏ thì ta ăn rắn. Nói thiệt, quê mình rắn có giá hơn :D)
 
H
ko biết có ai thử khám thỏ có thai hay chưa bằng que thử thai phụ nữ chưa nhỉ
 
ko biết có ai thử khám thỏ có thai hay chưa bằng que thử thai phụ nữ chưa nhỉ

Đâu cần như vậy huynhtruclam, thỏ sau khi phối giống 10-12 ngày là kiểm tra biết liền.
Một cách khác, sau khi thỏ cái phối giống, 4 ngày sau phối lại, nếu thỏ k chịu là có khả năng đã thụ thai.
Dù gì thì 10 - 12 ngày kiểm tra đậu thai vẫn là cách tốt nhất.
Dùng que thử thai của người, cái này chưa biết.


Nuôi thỏ thả rong: Nếu bạn nào có đất rộng, có những bãi cỏ bằng phẳng, thả thỏ nuôi trong đó, thú vị lắm. Những đêm trời có trăng thỏ dẫn từng đàn ra ăn, nhìn rất thích. Thỏ rất nhạy tiếng động. muốn kiểm tra đàn thỏ, ta vỗ tay tạo tiếng động bất ngờ, cả đàn thỏ ngay lập tức đứng thẳng dậy quan sát, rất vui.

Sau những cơn mưa, thỏ cũng thường kéo ra đi ăn. Mỗi lần muốn bắt thỏ cũng khó khăn lắm, bao cù dồn thỏ từ từ vào ngõ cụt để bắt. Nhiều người thích ăn thỏ nuôi như thế này.
 
H
thỏ đực nhà em theo ông theo bà cả rồi ,còn kiểm tra thì em cảm thấy có cục như quả chanh vậy ko biết có phải nội tạng nó ko.lúc mua thì người bán bảo 5 hay 10 ngày nửa đẻ ,pó tay chưa .còn em hỏi ngày phối giống thì họ bảo '' nhớ được chết liền ''hic .bây giờ cũng chả biết kiểm tra thế nào nữa
---------------
hic mua 4 con 2 thỏ lớn 2 thỏ con ,nhà e làm như âm thịnh dương suy hay sao mà 2 chú thỏ đực chết cả rồi .1 con bắt về bỏ ăn 2 ngày rồi tự động nhảy hip hop lăng đùng ra chết ,1 con tiêu chảy vì em lở dại cho ăn dưa leo ,cầm cự 1 ngày thì cũng thành món rôti .hic khởi đầu nghề nuôi thỏ vất vã quá.
 
Last edited by a moderator:
P
thỏ đực nhà em theo ông theo bà cả rồi ,còn kiểm tra thì em cảm thấy có cục như quả chanh vậy ko biết có phải nội tạng nó ko.lúc mua thì người bán bảo 5 hay 10 ngày nửa đẻ ,pó tay chưa .còn em hỏi ngày phối giống thì họ bảo '' nhớ được chết liền ''hic .bây giờ cũng chả biết kiểm tra thế nào nữa
---------------
hic mua 4 con 2 thỏ lớn 2 thỏ con ,nhà e làm như âm thịnh dương suy hay sao mà 2 chú thỏ đực chết cả rồi .1 con bắt về bỏ ăn 2 ngày rồi tự động nhảy hip hop lăng đùng ra chết ,1 con tiêu chảy vì em lở dại cho ăn dưa leo ,cầm cự 1 ngày thì cũng thành món rôti .hic khởi đầu nghề nuôi thỏ vất vã quá.

Thương cho thỏ nhà bác quá!

Bác mua thỏ trại nào mà chất lương bi thương thế? Làm ăn thiếu lương tâm thế không biết. Post thông tin cho người khác thận trọng khi mua thỏ tại đó nhé.

Chúc thuận bườm xuôi gió cho đàn thỏ nhà bác.
 
B
Phương pháp nuôi thỏ công nghiệp
Cập nhật : 01/05/2008 10:20

Trong kỹ thuật nuôi thỏ công nghiệp, yếu tố chuồng trại, chọn giống thỏ, thức ăn sạch, vệ sinh phòng ngừa bệnh tốt sẽ quyết định sự thành công. Thiết kế chuồng nuôi thỏ phải thoáng, ánh nắng ban mai lọt vào, dễ chăm sóc và làm vệ sinh, có rào chắn tránh chuột và mèo gây hại.

Chuồng bằng lưới sắt có giàn đỡ bằng sắt hoặc bằng cây phủ lớp sơn, cao cách mặt đất trên 0,6m. Thỏ tơ từ 6 tuần đến 4 tháng tuổi có thể nuôi 10 con trong chuồng kích cỡ 2x0,7x0,5m; loại chuồng có kích cỡ 0,7x0,5x0,5m chỉ dành nuôi 1 con thỏ trưởng thành trên 4 tháng tuổi.

Thỏ sinh sản nhanh, dễ tạo đàn. Thỏ hoang có sức đề kháng tốt hơn thỏ nhà. Thỏ nuôi hiện nay, phần lớn có nguồn gốc lai tạo từ thỏ hoang châu Âu và châu Phi vào thời Trung cổ. Thỏ nhà có khoảng 80 loại, căn cứ theo trọng lượng hoặc theo màu sắc lông để chia nhóm giống thỏ. Trọng lượng từ 0,9-2,7 kg (thỏ nhỏ con), từ 2,8-4 kg (thỏ trung bình), từ 4,1-5 kg (thỏ to con), trên 5 kg (thỏ khổng lồ). Thỏ trung bình và hơi to con thường ăn ít, lớn nhanh, thịt ngon, xương nhỏ, nuôi lấy thịt có lợi. Thỏ khổng lồ ăn nhiều, xương to, ít thịt, sinh sản chậm, hiệu quả kinh tế thấp. Con thỏ giống tốt được nuôi từ 6 tuần đến 5 tháng phải hội đủ tiêu chuẩn: Vành tai bóng và sạch; bàn chân và kẽ chân không ghẻ; mí mắt không sưng và tròng mắt trong; bộ lông mịn và sáng; bụng mềm có lông xốp; đuôi không dính phân ướt, da lưng mềm và không tróc lông; cục phân to tròn và khô; thỏ chắc thịt, hiếu động, được tiêm ngừa đầy đủ. Không nên chọn mua thỏ đang có thai hoặc đã sinh sản về nuôi; thỏ đang mang thai di chuyển có thể chết hoặc đẻ non; thỏ đi khập khiễng, lưng uốn cong, cào chân, liếm lông, nghiến răng, hơi thở nhanh... là dấu hiệu thỏ bệnh. Khi thỏ bị bệnh đường ruột, viêm vú, viêm thận, viêm tinh hoàn, bệnh đường hô hấp thuốc điều trị tốn kém gấp nhiều lần giá trị một con thỏ.

Thỏ con nuôi vài tuần đến 4 tháng tuổi chỉ cần cho ăn cám viên là đủ, ăn thêm rau cỏ thỏ dễ bị bệnh tiêu chảy và chết. Thỏ trưởng thành sức đề kháng tốt hơn, có thể cho ăn rau cỏ rửa thật sạch để ráo nước, lượng rau cỏ mỗi ngày chừng 20 g/con. Nước cho thỏ uống phải được lắng lọc khử trùng, mỗi con thỏ cần từ 0,2-1 lít nước trong ngày. Thức ăn viên phải đảm bảo thành phần dinh dưỡng cho thỏ tăng trưởng theo thời gian nuôi. Thỏ con nuôi đến trưởng thành có nhu cầu dinh dưỡng mỗi ngày từ 8-10% protein, 2-4% lipid, 10-20% glucid, trên 4 tháng tuổi thêm một ít chất xơ. Thỏ có thai và cho con bú cần lượng dinh dưỡng mỗi ngày từ 10-15% protein, 5-7% lipid, 10-20% glucid, một ít chất xơ cần thiết. Thức ăn cám viên SX tại Trại Thực nghiệm nuôi thỏ An Lộc (số 94B/1055 Nguyễn Văn Dung, P.17, Q. Gò Vấp, TPHCM - ĐT: 08.8951643) có thành phần dinh dưỡng (chất đạm 15%, chất béo 6%, tinh bột 30%, NaCl 1%, Ca 1%, P 0,2% và lượng chất xơ cần thiết). Thỏ lứa ăn chừng 30-50 g cám viên, mỗi ngày chia hai lần; thỏ đực giống, thỏ cái nuôi con và mang thai ăn chừng 80-100 g cám viên, chia hai lần sáng và chiều. Thức ăn cám viên nuôi thỏ được chế biến từ nguồn ngũ cốc có sẵn, người chăn nuôi tự SX số lượng lớn cho đàn thỏ, nhu cầu lượng thức ăn chừng 4% trọng lượng cơ thể thỏ, chất lượng thức ăn đảm bảo nhờ qua hệ thống sấy trên 1.200 độ C tiêu diệt các tác nhân gây bệnh đường ruột, cầu trùng… Dây chuyền SX (từ khâu nghiền, trộn, ép, sấy cám viên) của Trại An Lộc tiêu thụ điện năng 3 kW/giờ, công suất 50 kg cám viên/giờ, mỗi ngày cung cấp chừng 400 kg cám viên đáp ứng nhu cầu thức ăn cho trại nuôi từ 4-5 ngàn con thỏ, chỉ cần một công nhân chăm sóc và vệ sinh chuồng trại. Tính luôn khấu hao thiết bị SX, thì giá thành 1 kg cám viên thức ăn cho thỏ khoảng 3.000 đồng. Thỏ thịt nuôi từ 6 tuần tuổi (600g) đến 2,5 kg, cần số lượng cám viên cho thỏ ăn trong 80 ngày là 3,2 kg (9.600 đồng), chi phí thức ăn tiêu tốn bình quân mỗi con 120 đ/ngày. Trại nhận chuyển giao thiết bị chế biến thức ăn viên, công nghệ xử lý nước và quy trình nuôi thỏ công nghiệp khép kín.

Thỏ đực từ tháng thứ 8 trở đi có thể cho phối giống. Thỏ cái có thể phối giống sinh sản từ tháng thứ 6, khi đó bộ phận sinh dục thỏ cái sưng lên có màu đỏ. Cho thỏ cái vào chuồng thỏ đực để giao phối, ngày hai lần vào buổi sáng và chiều. Chỉ cho thỏ mẹ tái phối giống 1 tháng sau khi đẻ, thỏ con đủ sức rã bầy và tự ăn sau khi thôi bú sữa, thỏ mẹ còn thời gian 2 tuần bồi dưỡng sức khỏe đẻ lứa kế tiếp. Thỏ con 6 tuần tuổi cung cấp giống cho người nuôi kiểu công nghiệp thích hợp nhất. Thỏ tăng trưởng nhanh từ lúc mới sinh đến 4 tháng tuổi, từ tháng thứ 5 trở đi thỏ tăng trưởng chậm, cho nên nuôi thỏ công nghiệp lấy thịt có lợi nhất là giai đoạn 3-4 tháng tuổi (nặng 2,2-2,8 kg/con). Thịt thỏ cho lượng protein cao và năng lượng thấp hơn so với một vài loại thịt động vật khác. Lượng cholesterol trong thịt thỏ thấp hơn thịt gà, trong thời dịch cúm gia cầm có thể nuôi thỏ công nghiệp cung cấp một lượng lớn thịt cho người tiêu dùng. Những người cao tuổi, người cần giảm béo và người có bệnh tim nên ăn thịt thỏ tốt hơn thịt heo, bò, gà...

Theo Vnast
 
T
Thân chào bạn Bùi Đức Hữu!
Nếu bạn quan tâm đến thỏ, mình xin bạn đọc kỹ lại thông tin mà bạn vừa post. Bạn thử gọi số ĐT trong bài xem có thu hoạch được gì không?
Đừng làm bà con mệt mỏi vì phải đọc những bài như vậy, bạn à!
Không thực tế một chút nào hết.
 
vì sao ??? thịt thỏ ăn ngon, rôti hay bóp táp cũng thú vị lắm (không kém gì thịt gà)...hàm lượng Protein cao, lượng mỡ, cholesterol trong thịt thỏ thấp...sao giá thỏ hơi lại thấp hơn gà vậy, thưa các bác ?
 
thỏ đực nhà em theo ông theo bà cả rồi ,còn kiểm tra thì em cảm thấy có cục như quả chanh vậy ko biết có phải nội tạng nó ko.lúc mua thì người bán bảo 5 hay 10 ngày nửa đẻ ,pó tay chưa .còn em hỏi ngày phối giống thì họ bảo '' nhớ được chết liền ''hic .bây giờ cũng chả biết kiểm tra thế nào nữa
---------------
hic mua 4 con 2 thỏ lớn 2 thỏ con ,nhà e làm như âm thịnh dương suy hay sao mà 2 chú thỏ đực chết cả rồi .1 con bắt về bỏ ăn 2 ngày rồi tự động nhảy hip hop lăng đùng ra chết ,1 con tiêu chảy vì em lở dại cho ăn dưa leo ,cầm cự 1 ngày thì cũng thành món rôti .hic khởi đầu nghề nuôi thỏ vất vã quá.

Thỏ có thai ở giai đoạn, 20 - 25 ngày tuổi rất dễ nhận biết khi khám thai, nếu chỉ cảm nhận khối cứng tròn như quả chanh, thì chưa chắc thỏ có thai.

Lúc này khi khám thai, sẽ thấy cụ thể từng con thỏ trong bụng rất dễ dàng.

Bạn phải tự trách mình trước, vì khi mua thỏ giống, phải rất thận trọng, chọn lựa cơ sở làm giống có thể tin tưởng được. Chích ngừa đầy đủ, hoặc thông báo cho người mua biết tình trạng chích ngừa của thỏ. Lứa thỏ con này nếu có sinh ra cũng không thể để làm giống được.
---------------
Bạn buiduchuu.

Có lời khuyên bạn, cái gì biết thì hãy nói, đừng trích dẫn lung tung đôi khi làm hại người chăn nuôi.

Cơ sở An Lộc đã giải tán từ sau khi bài báo này đăng. Hiện chủ cơ sở này đã chuyển sang nuôi dong, kỳ đà...
 
Last edited:
N
Cái vụ bắp cải dạt là không nên đâu bác! Nguy hiểm lắm. Bà con mình bây giờ hay xài phân thuốc vô tội vạ. (Con người còn bị ngộ độc thực phẩm dài dài kia mà:1^:).
Ba năm chắt chiu, lỡ "dính chấu" thuốc trừ sâu một lần là đi toi cả trại thỏ đó bác!
Thỏ không kém chọn thức ăn xanh. Chỉ cần biết chắc rau cỏ đó "sạch" là được. Riêng các loại rau nhiều nước như rau muống, rau trai ... thì cần xử lý (để hơi héo) và hạn chế cho thỏ con ăn.
Mà theo tôi, ta nên chủ động nguồn thức ăn xanh đi thôi, các bác ạ! (Vậy cho chắc ăn):D
Nuôi đến 20 nái nên trồng rau. Nuôi đến 50 nái thì phải trồng cỏ.
Ngoài ra cần trồng thêm ít bụi mía và vài chục gốc chè khổng lồ.
---------------

Tình hình chung đó bạn. Có lẽ một phần do thời tiết. Năm nào mùa này cũng vậy, nhưng năm nay có vẻ trầm trọng hơn. Đó là (một trong những) lý do vì sao vài tháng nữa thỏ lại khan hiếm hàng!
Theo lệ thường, ở trong Nam, ăn Tết xong là lúc phải chăm sóc kỹ đàn nái để chúng có đủ đề kháng chịu dựng thời khắc chuyển mùa. Nhưng vì lúc này giá thỏ quá thấp, bà con mình hay bỏ bê đàn nái... Giờ "phòng thủ" cũng đã hơi muộn màng:1^:
Giờ là lúc chú ý tránh cho đàn thỏ con "dính" dịch tiêu chảy trong những tháng đầu mùa mưa!
--------------
Cỏ VA-06, theo cách làm chỗ mình, là nên cắt lúc cỏ còn non. 15 ngày cắt một lần. (Mỗi năm đầu mùa mưa phải trồng lại mới.)
Cỏ già, gốc đã thành lóng, thỏ không thèm ăn đâu. Lá cỏ xơ lắm.

(Như vầy là cỏ hơi già rồi!)

(Bạn nên cắt lúc lá cỏ còn xanh, sắp chuyển phớt hồng là hay nhất)
Bạn đừng sợ cỏ chết. Cứ cắt sát gốc, cách mặt đất chừng 5 cm. Cắt sạt nguyên bụi. Sau vài đợt tái sinh, bụi cỏ VA-06 to không kém bụi cỏ Ghine. Mà lá cỏ thì lại non mềm hơn, đảm bảo thỏ rất thích ăn:rolleyes:
Chào ACE. Theo tôi biết thì cỏ của bác thoviet đưa ra là cỏ Voi tía. Không phải cỏ VA06 đâu. Tôi có tham gia một số đề tài thức ăn, trong đó có cỏ VA06. Cỏ VA06 thân, bản lá rất to, lắm lông, khi trồng năng suất rất cao. Nếu các bác có dùng cho thỏ ăn thì cũng tốt và thỏ ăn rất nhiều. Chúng tôi hiện cũng đang trồng hơn 1ha. thấy cho ăn rất tốt.
Còn các loại thức ăn như các bác nói: dây lang, bắp cải... thỏ rất thích ăn nhưng tương đối nguy hiểm. Dễ cả đàn thỏ ngộ độc chết. bản tính thỏ rất thích ăn những thức ăn tươi, non, giòn. Nói chung về thức ăn thì thỏ ăn tất cả các loại cây (tất cả màu xanh yêu thương).
Còn về dùng thuốc, nhất là vacxin bại huyết thì các bác nên tiên 2 lần, Lần tiêm nhắc lại cách lần tiêm trước khoảng 10 ngày. Vì sau khi tiêm (bỏ qua các lỗi khi tiêm, chất lượng vacxin...) khoảng 7 ngày thỏ bắt đàu có miễn dịch (tức là vacxin có hiệu quả), tuy nhiên không phải 100% là thỏ có miễn dịch nên các bác tiêm nhắc lại một mũi cách nhau khoảng 10 ngày, như vậy chắc ăn. Đồng thời, trong khoảng 4 tháng là các bác nên tiêm lại một lần. Tôi ở ngoài bắc, hai tháng nay đang đi dập dịch tương đối vất vả.
Về các ý kiến cho chăn nuôi thỏ thả vườn thì thực sự tôi không tán thành với các bác. Tốt nhất là không lên làm theo hình thức này. Nếu các bác có ý định làm du lịch sinh thái thì làm thôi. Tôi có theo dõi một số người làm như vậy nhưng nhận định chung là chỉ làm được khhoảng 2-3 lứa là không dám làm nữa. Chắc chỉ làm để giải trí thôi. Cũng có thể thời tiết phía Nam có thể chăn nuôi theo mô hình này thì tôi cũng không dám chắc chứ ngoài Bắc thì chịu.
Cũng có mấy ý kiến đóng góp cho 4room. Có gì không đúng các Bác bỏ quan cho.
 
H
lam on chi gium em cach kiem tra xem tho co chua hay ko em co lam theo sach nhùng ko ro rang lam em chua lam bao gio ca
 
T
Chào bác Thụ!
Cảm ơn bác về cách tiêm phòng vắc-xin bại huyết khá lý thú mà bác đã chia sẻ. Quả thật, thời gian qua em quá chủ quan. Hai tháng tuổi thì tiêm. Sáu tháng sau tái chủng. May mà vùng em không có dịch xảy ra. Nếu không thì ...
---------------
Vấn đề nuôi thỏ chăn thả, em đang làm thực nghiệm. Đã trải qua hai tháng, rất ổn bác ạ. Nhất là trong thời tiết nắng nóng này, thỏ trên chuồng thở hào hển mỗi trưa (dù đã dùng mọi biện pháp làm mát trại) trong khi lũ thỏ trong hang vẫn cứ phè phởn nhởn nhơ :D
Hai tháng với mô hình này, với em, bằng đọc cả chục cuốn sách!
--------------
Còn về cỏ VA06, em mong bác góp ý thêm.
Hình bác trích dẫn là em chụp cỏ con non mơ. Loại này em ưu ái dành cho thỏ con và thỏ đực.
Còn hình em sắp úp đây là cây cỏ giống. Bác coi nó thuộc loại gì?
(Đám này em không tưới thường xuyên nên hơi bị khô. Bình thường đủ nước, đủ phân lá to lắm!)


 
A
tôi đang nuôi 3 thỏ cái giống với 1 thỏ đực.Vì diện tích trại còn nhỏ nên nuôi chúng ở gần nhau ( thỏ trên 90 ngày tuổi).Như vậy thì có ảnh hưởng gì không? khoảng cách bao nhiêu là thích hợp và có cần vách ngăn hay không ?
Còn nếu muốn phối giống ngay thì có thích hợp chưa ? Theo nhiều tài liệu thì phối giống sớm sẽ cho năng suất không đạt cũng như ảnh hưởng đến thỏ mẹ sau này phải không?
Tiện đây cho xin một vài hình ảnh về khay đựng rau xanh, mình đang dùng lưới mắt 20x20 mà hình như thỏ không ăn được.
Có vài vấn đề mong bà con tư vấn !
 
Đ
Làm khay chi cho phiền hả bạn?
Sao bạn không làm nóc chuồng bằng nan hoặc lưới thưa rổi đặt rau trên nóc chuồng cho tiện?
 
lam on chi gium em cach kiem tra xem tho co chua hay ko em co lam theo sach nhùng ko ro rang lam em chua lam bao gio ca

Thử thai thỏ từ ngày thứ 10-12 trở đi. Đặt thỏ nằm trên một mặt phẳng có chiều cao ngang bụng người thử thai, một tay nắm lấy tai thỏ, một tay luồn xuống khoang bụng dưới của thỏ, dùng các ngón tay bóp nhẹ nhàng toàn bộ bụng thỏ, nếu thỏ có thai ta sẽ cảm nhận được những cục cưng cứng trong bụng thỏ, những cục này không thật sự tròn trịa như quả chanh và cũng không đứng yên một chổ.

Thỏ có thai càng lớn càng dễ nhận thấy, người mới thực hiện nên khám thai thỏ ở giai đoạn từ 15 ngày trở đi sẽ dễ nhận biết hơn.

Đây là kỹ năng thực hành, do đó cần làm nhiều lần mới quen được.


tôi đang nuôi 3 thỏ cái giống với 1 thỏ đực.Vì diện tích trại còn nhỏ nên nuôi chúng ở gần nhau ( thỏ trên 90 ngày tuổi).Như vậy thì có ảnh hưởng gì không? khoảng cách bao nhiêu là thích hợp và có cần vách ngăn hay không ?
Còn nếu muốn phối giống ngay thì có thích hợp chưa ? Theo nhiều tài liệu thì phối giống sớm sẽ cho năng suất không đạt cũng như ảnh hưởng đến thỏ mẹ sau này phải không?
Tiện đây cho xin một vài hình ảnh về khay đựng rau xanh, mình đang dùng lưới mắt 20x20 mà hình như thỏ không ăn được
.

Nuôi thỏ cái giống và thỏ đực gần nhau cũng không có vấn đề gì, miễn là nuôi riêng từng ô thỏ. Người ta sợ rằng nuôi gần nhau dễ làm thỏ cái hưng phấn và có thai giả. Vấn đề này cũng có xãy ra, nhưng không nhiều lắm. Vả lại nếu ta phối giống đúng thời điểm cho thỏ thì cũng ít xãy ra trường hợp này.

Thỏ 90 ngày tuổi chưa đến tuổi phối giống. Tuổi phối giống lần đầu cho thỏ cái là 5 tháng, thỏ đực là 6 -7 tháng.

Làm khai đựng rau xanh thì kết cấu chuồng sẽ giảm diện tích nuôi, đồng thời thiết kế phức tạp, tốn vật tư nguyên liệu làm chuồng. Tốt nhầt là làm nắp lưới bằng lưới lổ to và bỏ rau cỏ trực tiếp trên nắp chuồng cho thỏ kéo xuống ăn. Khi làm nắp như thế này, chú ý đói với những ô thỏ con, thỏ có thể trèo lên và thoát ra ngoài, do đó đối với thỏ con nên làm thêm gờ chắn phía dưới nắp chuồng, thỏ con không thoát ra ngoài được. Thỏ con còn nhỏ không đủ chiều cao rút cỏ thì bỏ vào chuồng cho ăn trực tiếp, giai đoạn này thỏ ăn ít nên ta bỏ vào ít thôi.

Vấn đề làm chuồng sao cho hợp lý, thì có nhiều cách làm khác nhau, tùy từng người nuôi suy nghĩ và phát triển. Nhưng nên theo nguyên tắc tiết kiệm công chăm sóc, hợp vệ sinh, tiết kiệm vật tư làm chuồng, tiết kiệm diện tích nuôi, dễ tháo ráp sữa chữa ...
 
A
thỏ khoảng 2- 2.5 kg thì một ngày ăn khoảng bao nhiêu thực phẩm ( em đang cho ăn thực phẩm dành cho thỏ thịt ), còn thức ăn thô xanh là rau muống, rau lang, cỏ tranh. ở trại bán giống người ta cho ăn toàn cỏ tranh, thấy tụi nó ăn nhiều lắm.
khi em bắt thỏ về thì hầu như chúng ăn thực phẩm rất ít không tới 50g mỗi ngày( có bữa không ăn miếng nào)(ở trại cũ,người ta nói mỗi ngày chúng ăn hơn 100gr thực phẩm lận), cỏ tươi thì gặm vài miếng rồi để đó không ăn nữa,còn rau lang, rau muống thì ăn sạch,bao nhiêu cũng hết.
bà con có bít nguyên nhân tại sao tụi nó không chịu ăn thực phẩm không, nếu như không ăn thực phẩm như vậy thì có đủ dinh dưỡng cho chúng không? (nếu như ăn toàn bằng rau xanh);
có cách nào giúp chúng thèm ăn nhiều thực phẩm hơn không?
xin bà con tư vấn !
 
Last edited by a moderator:
thỏ khoảng 2- 2.5 kg thì một ngày ăn khoảng bao nhiêu thực phẩm ( em đang cho ăn thực phẩm dành cho thỏ thịt ), còn thức ăn thô xanh là rau muống, rau lang, cỏ tranh. ở trại bán giống người ta cho ăn toàn cỏ tranh, thấy tụi nó ăn nhiều lắm.
khi em bắt thỏ về thì hầu như chúng ăn thực phẩm rất ít không tới 50g mỗi ngày( có bữa không ăn miếng nào)(ở trại cũ,người ta nói mỗi ngày chúng ăn hơn 100gr thực phẩm lận), cỏ tươi thì gặm vài miếng rồi để đó không ăn nữa,còn rau lang, rau muống thì ăn sạch,bao nhiêu cũng hết.
bà con có bít nguyên nhân tại sao tụi nó không chịu ăn thực phẩm không, nếu như không ăn thực phẩm như vậy thì có đủ dinh dưỡng cho chúng không? (nếu như ăn toàn bằng rau xanh);
có cách nào giúp chúng thèm ăn nhiều thực phẩm hơn không?
xin bà con tư vấn !

Đơn giản là nó quen thức ăn của chổ cũ mà chưa quen với thức ăn mà bạn cho ăn. Cứ yên tâm qua vài ngày là nó sẽ quen thôi. Ngoại trừ thiếu nước uống.

Mỗi ngày thỏ sinh sản ăn từ 80-120 gam thức ăn tinh.

Thỏ thích ăn rau lang rau muống vì 2 loại rau này dòn, mềm, ít xơ, còn cỏ tranh thì ngược lại. Bạn chọn những loại cỏ mềm, tươi thỏ sẽ ăn mạnh.
 
M
thưa cùng các bạn tôi đang gặp chút "rắc rối" về diện tích cho con thỏ có mấy việc nhờ các bạn đóng góp:
-các bạn nào có biết về thiết kế chuồng chồng (nhà lầu)vừa đãm bảo cho việc vệ sinh,vừa không tốn nhiều diện tích.
-tụi thỏ còn nhỏ nuôi chung lồng thì không thấy chúng cắn lộn nhau.khi lớn chút chúng thường cắn lộn. nay do không có diện tích để nuôi nhốt từng con. (có cách nào không các bạn ???)
thân ái
 
Back
Top