Nuôi thỏ như thế nào?

Thấy trên diễn đàn có nhiều topic về nhiều động vật nuôi khác nhau được trao đổi thảo luận rất hay, qua đó đúc kết trao đổi kinh nghiệm nuôi, hướng đến những quy trình nuôi tiên tiến hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho người nuôi.

Con thỏ là động vật nuôi vừa quen thuộc vừa mới mẻ. Về kỷ thuật nuôi thì đang dừng ở những kiến thức cơ bản, về kinh nghiệm nuôi thì mỗi người tích lũy một kinh nghiệm nuôi khác nhau. Nhìn tổng thể thì hiệu quả nuôi vẫn còn thấp, bài toán hiệu quả kinh tế từ nuôi thỏ vẫn còn phải tiếp tục tìm lời giải đáp theo hướng hiệu quả nhất, chính xác nhất.


Vậy tôi lập topic này với mong muốn những ai quan tâm đến nghề nuôi thỏ cùng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi những hỏi đáp thắc mắc xung quanh nghề nuôi thỏ. Mong một ngày, nghề nuôi thỏ thật sự là một nghề nuôi hiệu quả. Hiện nay cũng rất vui là thị trường thịt thỏ bán rất chạy, đó là lời giải cho đầu ra con thỏ, vấn đề còn lại kỷ thuật nuôi để đạt hiệu quả cao nhất.


Thân chào.

********************************************************************

Nhắc lại quy trình chăm sóc thỏ mẹ, thỏ con.

- Thử thai sau 14 ngày phối giống, thỏ đậu thai được tiêm ADE, Can xi, PenStrep, Ivermectin và cầu trùng. Thỏ không đậu thai đưa vào danh sách phối lại.

- Ngày 24 thai kỳ tiêm lần 2 : ADE, Can xi, PenStrep.

- Ngày 31 thỏ sinh, tiêm thỏ mẹ: ADE, Can xi, PenStrep, kích sữa.

- Thỏ con: Từ ngày 1 đến ngày 14 cho bú bình thường. Ngày thứ 14 bỏ ổ thỏ con, cho sống chung với thỏ mẹ để tập ăn, tiêm phòng E-coli lần 1. Ngày thứ 25 tiêm phòng cầu trùng. Ngày thứ 31 thôi bú, bấm số tai thỏ, phân loại đực cái, tiêm phòng E-coli lần 2. Ngày 55 tiêm phòng ghẻ, ngày 60 tiêm vắc xin bại huyết.

- Thỏ mẹ sau khi sinh 15 ngày đưa vào danh sách phối giống lại.

Trong quy trình trên cần đặc biệt chú ý giai đoạn thỏ con từ khi thôi bú đến dưới 60 ngày tuổi, thỏ rất dễ tiêu chảy và chết rất nhiều, tỷ lệ thỏ sống nhiều hay ít là ở giai đoạn này.

Muốn nâng cao tỷ lệ sống cần chú ý những vấn đề sau:

- Hàng ngày quan sát phân thỏ để kịp thời phát hiện những đàn thỏ có biểu hiện tiêu chảy để kịp thời cách ly và điều trị.

- Nên nuôi riêng đực cái và nuôi thưa (2 con /ô chuồng) thỏ sẽ ít bệnh, lớn nhanh, dễ phát hiện thỏ bệnh.

- Chú ý lượng thức ăn hàng ngày vừa đủ, không thừa không thiếu và tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng phù hợp với thỏ con.

- Những đàn thỏ suy dinh dưỡng trong giai đoạn bú mẹ thường dễ chết sau khi thôi bú, đối với những đàn thỏ này cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, bổ sung vitamin, khoáng chất giúp thỏ phát triển bình thường.


 


Last edited by a moderator:
V
ủa sao giấc mơ chỉ là giấc mơ hả anh Boi :Dapdau:
Vấn đề phạm trù khoa học bực cao mà. mơ với ngoài đời khác nhau lắm thì phải.
Mai bác boi thay cái ava tà của bác đi nhé. nhìn giống lão lông quá
 


S
ủa sao giấc mơ chỉ là giấc mơ hả anh Boi :Dapdau:
để được như vậy thì đầu tu hệ thống chuồng lèo bèo cũng khoảng 500 triệu
hoặc bạn là 1 thiên tài o_O
đơn giản để thấy giấc mơ nhé, độ ẩm lên đến 95%, bạn muốn hạ xuống 80% để thỏ khỏi bị sổ mũi, bạn sẽ làm gì ngoài việc cầu trời hạ độ ẩm xuống?
 
H
để được như vậy thì đầu tu hệ thống chuồng lèo bèo cũng khoảng 500 triệu
hoặc bạn là 1 thiên tài o_O
đơn giản để thấy giấc mơ nhé, độ ẩm lên đến 95%, bạn muốn hạ xuống 80% để thỏ khỏi bị sổ mũi, bạn sẽ làm gì ngoài việc cầu trời hạ độ ẩm xuống?
Hạ độ ẩm thì có khó gì chứ nhỉ
 
C
để hạn chế độ ẩm nhất là khi trời nồm.
- Ta nên hạ kín bạt che xung quanh chuồng thỏ, để hạn chế không khí ẩm bên ngoài tràn vào. đồng thời dùng hệ máy sưởi chạy điện để làm nóng và khô không khí trong chuồng. hiện nay có loại máy hút ẩm giá khoảng 3-4tr 1 cái, có tác dụng trong khoảng 30m2 - làm 2 cái chắc ko vấn đề gì. kết hợp máy sưởi và quạt để lưu thông không khí khắp chuồng.
- Sau khi dùng vòi nước để vệ sinh chuồng trại. ta tiến hành dùng giẻ lau khô để lau khô sàn nhà sau đó dùng giấy báo hoặc các mảnh bìa carton trải xuống nền nhà.
- Mua 10-15kg vôi sống, đựng vào thùng gỗ hoặc thùng giấy - khi nào trời ẩm thì mở nắp ra - vôi sống hút ẩm cực tốt :D Ngoài ra than củi phơi khô cũng có tác dụng hút ẩm, tuy nhiên hiệu quả không bằng vôi sống. Ngược lại than củi lại có thể dùng nhiều lần, bằng cách dùng xong đem ra phơi dưới ánh nắng mặt trời lại dùng tiếp.

- 1 cách nữa là: lúc dự định làm nhà, từ bề mặt sàn, bạn nên bảo thợ đào sâu xuống khoảng 15 cm, rải đá răm lên, dùng xi măng trát phẳng, để khô. Sau đó, bạn vẩy lên mặt sàn 1 lớp nhựa đường, rồi phủ lên một lớp giấy dầu. Làm như vậy nhiều lần. Chờ cho nhựa đường kết dính các tấm giấy dầu lại, bạn hãy trát xi măng hoặc lát đá hoa lên. Cách này sẽ ngăn không cho sàn nhà bị ẩm.
em thấy không có gì là quá phức tạp hay tốn kém đâu a Boi à, mình chịu khó tìm hiểu thì sẽ có cách thôi ^^
 
Muôn tránh nồm khó gì. Nền đầm thật chặt, sau đó đổ 20-30cm cát càng rồi đến xỉ than 30-50cm và 1 lần cát vàng nữa. Phun nước đầm chặt rồi trộn xi măng cát vàng khô dải 1 lượt 2cm sau đó mới đến xi măng cát đen trên cùng, lát gạc hay hok tùy đk mọi ng. Cách này chi phí hơi cao chút nhưng hiệu quả hơn rất nhiều.
 
D
theo ý của mình. giờ bạn cần làm/ xây/ cất một cái trại để che mưa che nắng. rồi đóng or mua chuồng. xong mua 5 10 15.... con thỏ về nuôi.
từ từ có kn rồi làm lớn.
còn cái chuyện độ ẩm.... j j đó sau này hắn tính
về việc thức ăn thì tạm thời cho ăn cỏ + cám cn. lâu ngày bạn sẽ biết cái nào hợp rồi thay đổi cho phù hợp.
nuôi thỏ k phải cứ cho ăn là lớn, lớn rồi đẻ, đẻ rồi lớn rồi bán Mà nó còn có nhiều nhiều nhiều chuyện khác nữa.
trên giấy tờ tính toán là một chuyện và trên thực tế thì có thể giống or khác
làm gì cũng có thể có thành công or chưa thành công.
Cứ làm cái trước đã. vừa lam vừa học, k bít thì hỏi
 
C
theo ý của mình. giờ bạn cần làm/ xây/ cất một cái trại để che mưa che nắng. rồi đóng or mua chuồng. xong mua 5 10 15.... con thỏ về nuôi.
từ từ có kn rồi làm lớn.
còn cái chuyện độ ẩm.... j j đó sau này hắn tính
về việc thức ăn thì tạm thời cho ăn cỏ + cám cn. lâu ngày bạn sẽ biết cái nào hợp rồi thay đổi cho phù hợp.
nuôi thỏ k phải cứ cho ăn là lớn, lớn rồi đẻ, đẻ rồi lớn rồi bán Mà nó còn có nhiều nhiều nhiều chuyện khác nữa.
trên giấy tờ tính toán là một chuyện và trên thực tế thì có thể giống or khác
làm gì cũng có thể có thành công or chưa thành công.
Cứ làm cái trước đã. vừa lam vừa học, k bít thì hỏi
dạ vâng ạ. ngày mai e qua bên Sơn Tây học tập thêm kỹ thuật nuôi và tham quan trại thỏ, rồi sẽ bắt tay vào xây dựng chuồng và làm lồng. e cũng muốn học hỏi thêm kinh nghiệm để khi bắt tay vào mình đỡ bỡ ngỡ, cái gì dễ thì tự làm, còn khó quá mới đi hỏi ^^. Anh có thể chia sẻ các làm lồng, chuồng đơn giản - tiết kiệm - khoa học được không ạ :D lên làm lồng bằng vật liệu gì là tốt nhất ạ :D cảm ơn Anh nhiều ạ
 

D
mình đóng khung bằng cây ngang 1m, dài 1.5m 2m 3m tùy điều kiện cây cối rồi chia làm 2. mỗi ô 0.5*0.5m cao 0.4m. ....... xung quanh rào lưới chì ( loại chấm dính 2cm) đái là lưới 1cm
giá thành 1 ô khoảng 40k, chưa tính công
 
C
mình đóng khung bằng cây ngang 1m, dài 1.5m 2m 3m tùy điều kiện cây cối rồi chia làm 2. mỗi ô 0.5*0.5m cao 0.4m. ....... xung quanh rào lưới chì ( loại chấm dính 2cm) đái là lưới 1cm
giá thành 1 ô khoảng 40k, chưa tính công
dạ em cảm ơn Anh ^^
 
C
mình đóng khung bằng cây ngang 1m, dài 1.5m 2m 3m tùy điều kiện cây cối rồi chia làm 2. mỗi ô 0.5*0.5m cao 0.4m. ....... xung quanh rào lưới chì ( loại chấm dính 2cm) đái là lưới 1cm
giá thành 1 ô khoảng 40k, chưa tính công
Anh có thể chụp vài tấm ảnh cho e xem được không ạ ^^
 
N
dạ cảm ơn Anh đã chia sẻ ạ. e cũng thấy một số hộ nuôi thỏ tại Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Lào Cai,.. nuôi giống thỏ New Zeland khá ổn định, nên e quyết định nuôi theo giống này. vì mới tập nuôi nên e chưa dám đầu tư nhiều, trước mắt lấy kinh nghiệm cái đã, rồi sau này sẽ có kế hoạch đầu tư sang chăn nuôi công nghiệp số lượng lớn sau. vì vậy giờ thì chăn theo phương pháp nuôi bằng cám công nghiệp và hạt ngô, phụ phẩm nông nghiệp. và trồng cỏ VA06, cây trè khổng lồ để cấp thức ăn thô xanh. và cuối cùng là e chưa có kinh nghiệm thì sẽ tích lũy kinh nghiệm dần dần, và mong các Chú, các Anh trên diễn đàn chia sẻ cho e và mọi người những kinh nghiệm xương máu của mình ạ ^^. Quanh khu nhà e cũng từng có các bác nông dân từng nuôi loại thỏ ta, nên e sẽ nhờ các bác ý giúp đỡ chút :Do len thai nguyen nuoi o cho nao vay tui qua hoc ti kinh nghiem
 
T
mấy Chú trong này thấy nhiệt tình lắm mà, sao không ai trả lời mấy câu hỏi của con vậy :(
muốn làm giàu phải học , học rồi phải biết , biết rồi thực hành,
muốn làm giàu cho quê hương mình, bạn phải làm cho mình giàu trước đả, rồi nông nhân thấy vậy họ làm theo thôi, cứ j phải lo lắng ha bạn, người việt nam ...........
 
T
Làm kiểu a nguyenhungdung khỏi phải lo nóng. nền bằng xi măng xịt nước mỗi ngày. Lúc nào cái nền cũng ướt nhẹp :p Khà khà...
nếu chuồng ướt nhẹp như bạn nói thì bị ẩm , chuồng ẩm thỏ rất dể mắt bệnh , truyền nhiểm , và giun ký sinh.
 
T
Thỏ bị vết thương gây viêm nhiễm, nguyên nhân của vết thương có thể do thỏ cắn lộn hoặc do côn trùng cắn như ve...bạn dùng thuốc bôi sát trùng vết thương thoa lên chổ lỡ như nước sinh lý , Oxy già, dung dịch thuốc tím, thuốc đỏ, Iot...., đồng thời dùng kháng sinh chống viêm nhiễm như Penstrep, Marcosone...chích cho thỏ 4-5 ngày.
như anh nói thì đúng nhưng điều trị nhiều thuốc như vậy tốn chi phí mua thuốc ,
ở đây mình dùng xentilen vừa xác trùng vừa trị vết thương, theo như hình con thỏ nó bị trầy xướt do va chạm thứ j đó trong chuồng gây ra như zạy.
 
T
dạ vâng ạ. ngày mai e qua bên Sơn Tây học tập thêm kỹ thuật nuôi và tham quan trại thỏ, rồi sẽ bắt tay vào xây dựng chuồng và làm lồng. e cũng muốn học hỏi thêm kinh nghiệm để khi bắt tay vào mình đỡ bỡ ngỡ, cái gì dễ thì tự làm, còn khó quá mới đi hỏi ^^. Anh có thể chia sẻ các làm lồng, chuồng đơn giản - tiết kiệm - khoa học được không ạ :D lên làm lồng bằng vật liệu gì là tốt nhất ạ :D cảm ơn Anh nhiều ạ
theo như các cách của các bác nói trên đều đúng , và tốn chi phí cao, nào là lót gach men , đầm nền bỏ than , và nền giầy , ... tốn quá chi phí quá cao , như xây đường cao tốc quá. nền đầm xi măng cho cứng chắc là đc, nếu thợ xây thì họ tự biết , làm thế nào, để tránh nước đọng trong chuồng gây ẩm sẻ ảnh hưởng đến sức khỏe của thỏ ,bạn nên giờ họ xây nền chuồng nghiêng lán một lớp xi măng trắng trên mặt , rất dể dàng vệ sinh, và nước tiểu dể chảy
 
N
em nghĩ con thỏ không phải là phong trào mà là hướng đi mới :D giá bán thịt tương đương với các loại thịt lợn và thịt gà ngoài chợ, mà thịt lại thơm ngon hơn, không chăn nuôi bằng hóa chất hay thuốc tăng trọng :D làm mồi nhậu cũng rất ổn, cung cấp cho nhà hàng, quán ăn, siêu thị. và quan trọng là cuối tháng này nhà máy công nghệ sinh học của Nhật Bản tại Bắc Ninh sẽ đi vào hoạt động với năng suất 3000 con thỏ/ 1 ngày. đầu ra rất đảm bảo cho bà con.
ông này làm cho nhật ah,thế tiêu chuẩn thỏ để làm thuốc thì yêu cầu như tn vậy
 
N
để hạn chế độ ẩm nhất là khi trời nồm.
- Ta nên hạ kín bạt che xung quanh chuồng thỏ, để hạn chế không khí ẩm bên ngoài tràn vào. đồng thời dùng hệ máy sưởi chạy điện để làm nóng và khô không khí trong chuồng. hiện nay có loại máy hút ẩm giá khoảng 3-4tr 1 cái, có tác dụng trong khoảng 30m2 - làm 2 cái chắc ko vấn đề gì. kết hợp máy sưởi và quạt để lưu thông không khí khắp chuồng.
- Sau khi dùng vòi nước để vệ sinh chuồng trại. ta tiến hành dùng giẻ lau khô để lau khô sàn nhà sau đó dùng giấy báo hoặc các mảnh bìa carton trải xuống nền nhà.
- Mua 10-15kg vôi sống, đựng vào thùng gỗ hoặc thùng giấy - khi nào trời ẩm thì mở nắp ra - vôi sống hút ẩm cực tốt :D Ngoài ra than củi phơi khô cũng có tác dụng hút ẩm, tuy nhiên hiệu quả không bằng vôi sống. Ngược lại than củi lại có thể dùng nhiều lần, bằng cách dùng xong đem ra phơi dưới ánh nắng mặt trời lại dùng tiếp.

- 1 cách nữa là: lúc dự định làm nhà, từ bề mặt sàn, bạn nên bảo thợ đào sâu xuống khoảng 15 cm, rải đá răm lên, dùng xi măng trát phẳng, để khô. Sau đó, bạn vẩy lên mặt sàn 1 lớp nhựa đường, rồi phủ lên một lớp giấy dầu. Làm như vậy nhiều lần. Chờ cho nhựa đường kết dính các tấm giấy dầu lại, bạn hãy trát xi măng hoặc lát đá hoa lên. Cách này sẽ ngăn không cho sàn nhà bị ẩm.
em thấy không có gì là quá phức tạp hay tốn kém đâu a Boi à, mình chịu khó tìm hiểu thì sẽ có cách thôi ^^
hão huyền ,ô mang từng con thỏ đi tè ah
 


Back
Top