Nuôi thỏ như thế nào?

Thấy trên diễn đàn có nhiều topic về nhiều động vật nuôi khác nhau được trao đổi thảo luận rất hay, qua đó đúc kết trao đổi kinh nghiệm nuôi, hướng đến những quy trình nuôi tiên tiến hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho người nuôi.

Con thỏ là động vật nuôi vừa quen thuộc vừa mới mẻ. Về kỷ thuật nuôi thì đang dừng ở những kiến thức cơ bản, về kinh nghiệm nuôi thì mỗi người tích lũy một kinh nghiệm nuôi khác nhau. Nhìn tổng thể thì hiệu quả nuôi vẫn còn thấp, bài toán hiệu quả kinh tế từ nuôi thỏ vẫn còn phải tiếp tục tìm lời giải đáp theo hướng hiệu quả nhất, chính xác nhất.


Vậy tôi lập topic này với mong muốn những ai quan tâm đến nghề nuôi thỏ cùng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi những hỏi đáp thắc mắc xung quanh nghề nuôi thỏ. Mong một ngày, nghề nuôi thỏ thật sự là một nghề nuôi hiệu quả. Hiện nay cũng rất vui là thị trường thịt thỏ bán rất chạy, đó là lời giải cho đầu ra con thỏ, vấn đề còn lại kỷ thuật nuôi để đạt hiệu quả cao nhất.


Thân chào.

********************************************************************

Nhắc lại quy trình chăm sóc thỏ mẹ, thỏ con.

- Thử thai sau 14 ngày phối giống, thỏ đậu thai được tiêm ADE, Can xi, PenStrep, Ivermectin và cầu trùng. Thỏ không đậu thai đưa vào danh sách phối lại.

- Ngày 24 thai kỳ tiêm lần 2 : ADE, Can xi, PenStrep.

- Ngày 31 thỏ sinh, tiêm thỏ mẹ: ADE, Can xi, PenStrep, kích sữa.

- Thỏ con: Từ ngày 1 đến ngày 14 cho bú bình thường. Ngày thứ 14 bỏ ổ thỏ con, cho sống chung với thỏ mẹ để tập ăn, tiêm phòng E-coli lần 1. Ngày thứ 25 tiêm phòng cầu trùng. Ngày thứ 31 thôi bú, bấm số tai thỏ, phân loại đực cái, tiêm phòng E-coli lần 2. Ngày 55 tiêm phòng ghẻ, ngày 60 tiêm vắc xin bại huyết.

- Thỏ mẹ sau khi sinh 15 ngày đưa vào danh sách phối giống lại.

Trong quy trình trên cần đặc biệt chú ý giai đoạn thỏ con từ khi thôi bú đến dưới 60 ngày tuổi, thỏ rất dễ tiêu chảy và chết rất nhiều, tỷ lệ thỏ sống nhiều hay ít là ở giai đoạn này.

Muốn nâng cao tỷ lệ sống cần chú ý những vấn đề sau:

- Hàng ngày quan sát phân thỏ để kịp thời phát hiện những đàn thỏ có biểu hiện tiêu chảy để kịp thời cách ly và điều trị.

- Nên nuôi riêng đực cái và nuôi thưa (2 con /ô chuồng) thỏ sẽ ít bệnh, lớn nhanh, dễ phát hiện thỏ bệnh.

- Chú ý lượng thức ăn hàng ngày vừa đủ, không thừa không thiếu và tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng phù hợp với thỏ con.

- Những đàn thỏ suy dinh dưỡng trong giai đoạn bú mẹ thường dễ chết sau khi thôi bú, đối với những đàn thỏ này cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, bổ sung vitamin, khoáng chất giúp thỏ phát triển bình thường.


 
Last edited by a moderator:
C
thôi nó ký hợp đồng bao tiêu. được giá thì bán. còn nó làm gì kệ nó
dạ ở nhà máy Bắc Ninh thì trại nào đủ tiêu chuẩn là họ nhận thu mua thôi ạ, còn tiêu chuẩn thì thỏ new zeland thuần, khỏe mạnh, ko bệnh tật, trên 2,5kg. còn ko biết có thêm yêu cầu gì nữa ko ạ :D
 
H
dạ ở nhà máy Bắc Ninh thì trại nào đủ tiêu chuẩn là họ nhận thu mua thôi ạ, còn tiêu chuẩn thì thỏ new zeland thuần, khỏe mạnh, ko bệnh tật, trên 2,5kg. còn ko biết có thêm yêu cầu gì nữa ko ạ :D
BẠn liên hệ với cty thử chưa ạ?
 
C
dạ ở nhà máy Bắc Ninh thì trại nào đủ tiêu chuẩn là họ nhận thu mua thôi ạ, còn tiêu chuẩn thì thỏ new zeland thuần, khỏe mạnh, ko bệnh tật, trên 2,5kg. còn ko biết có thêm yêu cầu gì nữa ko ạ :D
Thỏ từ 2,3k trở lên ( nếu giao cho trại Ninh Bình) và 2,5k trở lên (nếu giao thẳng cho nhà máy) Thỏ Newzealand thuần (hoặc thỏ trắng toàn thân). Thỏ nào đạt theo tiêu chuẩn của nhà máy làm thuốc thì qua khâu làm thuốc, Không đạt thì qua phân xưởng chế biến thực phẩm, Nói chung thỏ không bệnh, to to, trên 2,3k là thu hết.
 
V
Thỏ từ 2,3k trở lên ( nếu giao cho trại Ninh Bình) và 2,5k trở lên (nếu giao thẳng cho nhà máy) Thỏ Newzealand thuần (hoặc thỏ trắng toàn thân). Thỏ nào đạt theo tiêu chuẩn của nhà máy làm thuốc thì qua khâu làm thuốc, Không đạt thì qua phân xưởng chế biến thực phẩm, Nói chung thỏ không bệnh, to to, trên 2,3k là thu hết.
Thỏ được nippo chế biến thuốc trị bệnh packingson và thuộc da. nói chung là tương lai tuy không dài nhưng không quá ngắn. đối với các nước công nghiệp bệnh packingson hơi bị nhiều.
 
S
để hạn chế độ ẩm nhất là khi trời nồm.
- Ta nên hạ kín bạt che xung quanh chuồng thỏ, để hạn chế không khí ẩm bên ngoài tràn vào. đồng thời dùng hệ máy sưởi chạy điện để làm nóng và khô không khí trong chuồng. hiện nay có loại máy hút ẩm giá khoảng 3-4tr 1 cái, có tác dụng trong khoảng 30m2 - làm 2 cái chắc ko vấn đề gì. kết hợp máy sưởi và quạt để lưu thông không khí khắp chuồng.
- Sau khi dùng vòi nước để vệ sinh chuồng trại. ta tiến hành dùng giẻ lau khô để lau khô sàn nhà sau đó dùng giấy báo hoặc các mảnh bìa carton trải xuống nền nhà.
- Mua 10-15kg vôi sống, đựng vào thùng gỗ hoặc thùng giấy - khi nào trời ẩm thì mở nắp ra - vôi sống hút ẩm cực tốt :D Ngoài ra than củi phơi khô cũng có tác dụng hút ẩm, tuy nhiên hiệu quả không bằng vôi sống. Ngược lại than củi lại có thể dùng nhiều lần, bằng cách dùng xong đem ra phơi dưới ánh nắng mặt trời lại dùng tiếp.

- 1 cách nữa là: lúc dự định làm nhà, từ bề mặt sàn, bạn nên bảo thợ đào sâu xuống khoảng 15 cm, rải đá răm lên, dùng xi măng trát phẳng, để khô. Sau đó, bạn vẩy lên mặt sàn 1 lớp nhựa đường, rồi phủ lên một lớp giấy dầu. Làm như vậy nhiều lần. Chờ cho nhựa đường kết dính các tấm giấy dầu lại, bạn hãy trát xi măng hoặc lát đá hoa lên. Cách này sẽ ngăn không cho sàn nhà bị ẩm.
em thấy không có gì là quá phức tạp hay tốn kém đâu a Boi à, mình chịu khó tìm hiểu thì sẽ có cách thôi ^^
ngon, qua đây chúng ta có thể thấy giấc mơ chỉ là giấc mơ :D
1. Máy sưởi chạy điện, máy hút ẩm, quạt lưu thông khí :eek: 1 núi tiền mua máy và chưa kể tiền điện như nước trôi qua cầu :oops:
2. Giẻ lau sàn o_O giấy báo và bìa cactong trải nền nhà :confused: thêm 1 đống tiền mua giấy, 1 nhân công giặt giẻ, trải giấy, phơi khô giấy. Ngoài ra còn phải 1 nhân công ngồi cầu nguyện :Drunk: cầu rằng khi chúng ta lau xong, lót xong giáy thì thỏ ...nín đái :Cry:
3. Vôi hút ẩm, 1kg vôi 2000đ đấy :Cuamay: 2 kg bằng 1 kí sắn khô cho thỏ ăn rồi ;)
4. Than củi hút ẩm :eek: chắc bạn tính nuôi thỏ trong tủ quần áo hoặc trong tủ lạnh nên dùng than củi hút ẩm :oops:
túm lại là quá tốn kém và quá phức tạp
 
H
Anh chị em trong dd cho mình hỏi dạo này thỏ miền bắc có chạy hàng ko ạ? Mình ở Hà Nam thấy thỏ ế ẩm quá. Ko biết có ai quanh đây mà thu mua hay bác nào biết lái buôn nào chỉ cho mình với. Đau đầu quá, từ tết giờ hàng thịt tồn kho thành thỏ mẹ đến nơi rùi. hu hu:Cry:
 
N
Anh chị em trong dd cho mình hỏi dạo này thỏ miền bắc có chạy hàng ko ạ? Mình ở Hà Nam thấy thỏ ế ẩm quá. Ko biết có ai quanh đây mà thu mua hay bác nào biết lái buôn nào chỉ cho mình với. Đau đầu quá, từ tết giờ hàng thịt tồn kho thành thỏ mẹ đến nơi rùi. hu hu:Cry:
bạn chi cho mình 5 lít mình chỉ cách cho
 
V
Anh chị em trong dd cho mình hỏi dạo này thỏ miền bắc có chạy hàng ko ạ? Mình ở Hà Nam thấy thỏ ế ẩm quá. Ko biết có ai quanh đây mà thu mua hay bác nào biết lái buôn nào chỉ cho mình với. Đau đầu quá, từ tết giờ hàng thịt tồn kho thành thỏ mẹ đến nơi rùi. hu hu:Cry:
Bác thử Pm mấy anh em nuôi thỏ ngoài bắc tham dự diễn đàn nhờ các bác ấy giúp. giá thỏ bác đang giao là bao nhiêu ạ. số lượng, giống, cân nặng
 
N
hôm qua mình vừa alo cho trại thỏ việt nhật,chú bình bảo nếu nhiều thì xe đến lấy giá 70k còn nếu ít mình trở đến cty giá 75k ,vẫn có lời
 
L
Chú Dũng ơi con thỏ hôm trước bị lở lỗ tai của con nay mũi nó sưng đỏ lên (mỗi ngày mỗi to) dưới da có thịt u u lên,ăn ít hơn là nó bị j vậy chú
3 con thỏ của con đẻ 16 con mà phần bị thỏ mẹ đè,phần k chịu bú nên chết hết 9 con rồi chú ơi.thỏ con k chịu bú thì mình fải làm sao giờ chú (mặc dù con đưa vú thỏ mẹ tới ngay miệng nó cũng k bú luôn)
 
S
Chú Dũng ơi con thỏ hôm trước bị lở lỗ tai của con nay mũi nó sưng đỏ lên (mỗi ngày mỗi to) dưới da có thịt u u lên,ăn ít hơn là nó bị j vậy chú
3 con thỏ của con đẻ 16 con mà phần bị thỏ mẹ đè,phần k chịu bú nên chết hết 9 con rồi chú ơi.thỏ con k chịu bú thì mình fải làm sao giờ chú (mặc dù con đưa vú thỏ mẹ tới ngay miệng nó cũng k bú luôn)
thỏ con không chịu bú nghĩa là nó đã quá yếu, thường thì đám này sẽ chết dần chết mòn sau 1-3 ngày là sạch ổ
bên trung quốc thì nó cho thỏ con bú bình, nhưng ở VN thì xác định là ra đi :oops:
Bạn coi lại chế độ dinh dưỡng cho thỏ mẹ thế nào mà thỏ con yếu như thế nhé
Cũng có thể lúc đầu thỏ con chịu bú nhưng thỏ mẹ không có sữa, sau 3 ngày thì thỏ con cũng đuối, bỏ bú rồi chết
 
L
Hình như là do em thiệt rồi.vì lúc đầu đẻ ra con nào cũng ú nu.giờ nhìn tụi nó như nạn đói ở Châu Phi mà thấy xót.mà em đi mua cám lẻ nên thật sư k biết và cũng k hiểu về thành phần TT.TT
 
S
Hình như là do em thiệt rồi.vì lúc đầu đẻ ra con nào cũng ú nu.giờ nhìn tụi nó như nạn đói ở Châu Phi mà thấy xót.mà em đi mua cám lẻ nên thật sư k biết và cũng k hiểu về thành phần TT.TT
Riêng thỏ mẹ thì hạn chế thay đổi loại cám.
đã xác định loại nào tốt thì dùng 1 loại thôi.
Khi thay đổi cám, xét về lâu đài thì không sao, nhưng trong vài ngày khi thay đổi, thỏ sẽ giảm lượng ăn vào vì chưa quen cám mới
 
T
phòng và trị bệnh cầu trùng trên thỏ nuôi.Kiến thức phòng và trị bệnh cầu trùng trên thỏ nuôi

Ở thỏ thường mắc một số bệnh phổ biến trong đó có bệnh cầu trùng. Theo KS. Nguyễn Ngọc Nam, 2005, bệnh cầu trùng: có 2 loại: cầu trùng ký sinh ở gan thỏ và cầu trùng ký sinh ở ruột thỏ.
Tác hại của bệnh cầu trùng: các bào tử ký sinh ở niêm mạc ruột và ống mật quá nhiều sẽ phá hủy tế bào biểu bì, độc tố do chúng tiết ra có khả năng phân hủy viêm cục bộ, nhiễm độc toàn thân, rối loạn tiêu hóa và cản trở chất dinh dưỡng, làm tắc ống mật, phá hủy tế bào gan gây thiếu máu.
Triệu chứng:

Bệnh cầu trùng ở ruột: Thỏ kém ăn, xù lông, gầy dần, tiêu chảy gián đoạn, chảy nước miệng, nước mũi, hắt hơi. Thỏ nhiễm bệnh nặng 10-15 ngày thì chết, có thể chết 50% trong đàn. Trước khi chết có biểu hiện triệu chứng thần kinh như ngoẹo đầu về sau lưng, co giật, chuyển động bơi, quay vòng rồi chết.
Ở bệnh cầu trùng gan: thời gian ủ bệnh 30-50 ngày. Ngoài những triệu chứng giống như nhiễm cầu trùng ở ruột, thỏ còn có biểu hiện niêm mạc vàng, thỏ bị thiếu máu.
Chữa bệnh: dùng BIO-ANTICOC là sản phẩm kết hợp của Sulfadimidine và Diaveridine, thuốc có tác dụng điều trị hữu hiệu tất cả các loại cầu trùng ở gia cầm, thỏ và heo vitamin A và K3 trong chế phẩm có tác dụng bảo vệ niêm mạc ruột, chống xuất huyết. Pha BIO-ANTICOC 2 g/ lít nước uống hoặc 4g / kg thức ăn, trong 3 ngày.
Phòng bệnh: Hàng ngày quét dọn chuồng sạch sẽ, tiêu độc đáy chuồng, thức ăn tươi thu hái ngoài tự nhiên cần rửa sạch trước khi cho thỏ ăn. Dùng thuốc phòng định kỳ, liều lượng thuốc phòng bằng ½ lượng thuốc trị. Pha BIO-ANTICOC 1 g/ lít nước uống hoặc 2g / kg thức ăn, trong 3 ngày. Lúc 10-12 ngày tuổi và lúc 20-22 ngày tuổi.
Cơ Sở Ngọn Cỏ Ngọt - CHĂN NUÔI THỎ CUNG CẤP TIÊU THỤ THỎ
 
L
Chú Dũng ạ! Thỏ nhà cháu vài ngày lại có 1 hoặc 2 con bị tiêu chảy. Cháu đã cho uống genta-tylosin nhưng có con thì khỏi, con không khỏi thì chết luôn không cứu được ạ. Chú có lời khuyên nào giúp cháu trị bệnh này không ạ? Và để hạn chế thỏ bị bệnh thì cần làm những gì ạ? Cháu lo quá, vài hôm lại chết 1 con thế này. Cháu cảm ơn chú nhiều ạ!
 
L
phòng và trị bệnh cầu trùng trên thỏ nuôi.Kiến thức phòng và trị bệnh cầu trùng trên thỏ nuôi

Ở thỏ thường mắc một số bệnh phổ biến trong đó có bệnh cầu trùng. Theo KS. Nguyễn Ngọc Nam, 2005, bệnh cầu trùng: có 2 loại: cầu trùng ký sinh ở gan thỏ và cầu trùng ký sinh ở ruột thỏ.
Tác hại của bệnh cầu trùng: các bào tử ký sinh ở niêm mạc ruột và ống mật quá nhiều sẽ phá hủy tế bào biểu bì, độc tố do chúng tiết ra có khả năng phân hủy viêm cục bộ, nhiễm độc toàn thân, rối loạn tiêu hóa và cản trở chất dinh dưỡng, làm tắc ống mật, phá hủy tế bào gan gây thiếu máu.
Triệu chứng:

Bệnh cầu trùng ở ruột: Thỏ kém ăn, xù lông, gầy dần, tiêu chảy gián đoạn, chảy nước miệng, nước mũi, hắt hơi. Thỏ nhiễm bệnh nặng 10-15 ngày thì chết, có thể chết 50% trong đàn. Trước khi chết có biểu hiện triệu chứng thần kinh như ngoẹo đầu về sau lưng, co giật, chuyển động bơi, quay vòng rồi chết.
Ở bệnh cầu trùng gan: thời gian ủ bệnh 30-50 ngày. Ngoài những triệu chứng giống như nhiễm cầu trùng ở ruột, thỏ còn có biểu hiện niêm mạc vàng, thỏ bị thiếu máu.
Chữa bệnh: dùng BIO-ANTICOC là sản phẩm kết hợp của Sulfadimidine và Diaveridine, thuốc có tác dụng điều trị hữu hiệu tất cả các loại cầu trùng ở gia cầm, thỏ và heo vitamin A và K3 trong chế phẩm có tác dụng bảo vệ niêm mạc ruột, chống xuất huyết. Pha BIO-ANTICOC 2 g/ lít nước uống hoặc 4g / kg thức ăn, trong 3 ngày.
Phòng bệnh: Hàng ngày quét dọn chuồng sạch sẽ, tiêu độc đáy chuồng, thức ăn tươi thu hái ngoài tự nhiên cần rửa sạch trước khi cho thỏ ăn. Dùng thuốc phòng định kỳ, liều lượng thuốc phòng bằng ½ lượng thuốc trị. Pha BIO-ANTICOC 1 g/ lít nước uống hoặc 2g / kg thức ăn, trong 3 ngày. Lúc 10-12 ngày tuổi và lúc 20-22 ngày tuổi.
Cơ Sở Ngọn Cỏ Ngọt - CHĂN NUÔI THỎ CUNG CẤP TIÊU THỤ THỎ
l

Là sao? Ý bạn là thỏ mình bị cầu trùng hả
 
Back
Top