Các bệnh thường gặp ở thỏ
Abscess: (hay tiếng Việt gọi là bệnh áp-sê).
Dấu hiệu: trên cơ thể bé xuất hiện một cục mụn nhỏ, càng lúc càng lớn dần, khi vỡ ra sẽ có mủ bên trong
Nguyên nhân: nhiễm trùng từ vế thương, đôi khi là những vết thương rất nhỏ như vết cắt trên da khi bé chạy chơi va trúng vật nhọn, hoặc vết thương do bị thỏ khác cào trúng, cắn trúng, không được chữa trị nên bị nhiễm trùng.
Cách điều trị và phòng chống: luôn luôn dành thì giờ mỗi ngày khi vuốt ve nựng nịu bé thì bạn phải kiểm tra luôn xem trên cơ thể bé có gì bất thường hay không. Lấy tay vuốt dọc theo người bé và chú ý cả ở trên mặt. Bệnh Abscess là một bệnh ất thường thấy ở thỏ, sẽ không nguy hiểm nếu được phát hiện kịp thời và đem đi bác sĩ để lấy cục mủ ra, và uống thuốc kháng sinh (lưu ý không tự cho thỏ uống kháng sinh cho người hoặc chưa có hướng dẫn của bác sĩ). Nếu để lâu không kịp chữa trị, bé thỏ có nguy cơ tử vong rất cao khi khối u đã nổi rõ và vỡ mủ
Bladder stones (urinary stones): bệnh sỏi thận
Dấu hiệu: bé ăn kém hoặc bỏ ăn, khó khăn khi đi vệ sinh, đi vệ sinh rất ít, bụng cứng, và không thích thay đổi tư thế (chỉ nằm theo kiểu thu người lại giống gà), đôi khi tiểu ra cả sỏi.
Nguyên nhân: bé đã ăn quá nhiều calcium, hoặc nhiễm trùng đường tiểu, hoặc bệnh bẩm sinh thận gặp khó khăn trong việc thải ra nước tiểu.
Cách điều trị và phòng chống: calcium có hàm lượng rất cao trong cỏ alfalfa. Vì vậy chỉ cho thỏ dưới 6 tháng và thỏ mẹ đang mang thai ăn cỏ alfalfa de phát triển xương và kích thích ăn ngon miệng. Thỏ trên 6 tháng chỉ được phép ăn timothy, hoặc oat grass, orchard grass, bobtail hay. Khi phát hiện bé có dấu hiệu của sỏi thận, lập tức đưa bé đi thú y.
Bloat (mucoid enteritis): viêm ruột
Dấu hiệu: phân của bé có nước nhầy bao bọc bên ngoài, nhão và nhìn giống như rau cau. Có thể đi kèm với các triệu chứng biểu hiện như: lãnh cảm, thụ động, hoảng sợ, lông khô, người uể oải, mắt sưng, bụng sưng, có âm thanh phát ra từ bao tử, chán ăn, nghiến răng liên tục, thường nằm ở tư thế thu nhỏ người trên 4 chân, và uống nước liên tục.
Nguyên nhân: hiện vẫn chưa nắm rõ nguyên nhân chính xác của bệnh này, nhưng theo suy đoán là do nhiễm trùng, thực đơn ăn uống bị thay đổi đột ngột, thiếu chất xơ (fiber) và căng thẳng thần kinh (stress)
Cách điều trị và phòng chống: bệnh này có thể dẫn đến tử vong, thường xuất hiện dấu hiệu bệnh ở các bé thỏ dưới 10 tuần tuổi, thỏ lớn hơn thì hiếm khi nhưng không có nghĩa là không bị. Để phòng chống, luôn luôn cung cấp đầy đủ chất xơ cho bé (có trong timothy và pellet, luôn đọc kĩ % của fiber trên bao bì để chọn mua loại nhiều fiber cho bé). Khi muốn thay đổi khẩu phần ăn của bé, phải thay đổi từ từ, không được đột ngột. Lưu ý về vấn đề nguyên nhân dẫn đến làm bé bị căng thẳng (Có một vài bé thỏ căng thẳng vì những chuyện rất nhỏ, ví dụ như bạn mua một món đồ mới để trong phòng nơi bạn giữ bé, hoặc căng thẳng vì những vật nuôi khác trong nhà, hoặc âm thanh lạ liên tục trong nhìu ngày - khi bé có dấu hiệu căng thẳng vì món đồ bạn mới mua, bạn nên lập tức dời đồ ra khỏi phòng, để ở phòng khách chẳng hạn, rồi khi thả bé ra ngoài phòng khách chơi, allow bé tới gần làm quen với đồ mới, nhớ không gây tiếng động làm bé hoảng sợ khi bé đang khám phá. Hạn chế chó mèo tiếp xúc với bé).
Đưa đi thú y khi bệnh có dấu hiệu xấu
Bloody urine: tiểu ra máu
Dấu hiệu: trong nước tiểu có máu, hoặc có một vài sợi máu mảnh màu đỏ, hoặc nước tiểu có màu hồng và đỏ.
Nguyên nhân: Tiểu ra máu có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng thận, sỏi thận hoặc bệnh ung thư ở thỏ (lưu ý là thỏ cái dễ bị ung thư hơn thỏ đực). Đôi khi, bé tiểu ra nước có màu đỏ sậm hoặc màu cam, nhưng đó là do thức ăn, không phải nước tiểu có dính máu.
Cách điều trị và phòng chống: cung cấp đủ chất xơ, thiến thỏ (cả đực lẫn cái) khi thỏ đực 5-8 tháng và thỏ cái 6-10 tháng tuổi để phòng chống ung thư. Đưa đi thú y khi bé có dấu hiệu tiểu ra máu.
Blue breast (mastitis): nhiễm trùng đầu vú
Dấu hiệu: bệnh này thường thấy ở thỏ cái trong giai đoạn sinh sản. Đầu vú của thỏ mẹ lúc này bị sưng lên và cứng, có khối u, đôi khi bị cả bệnh absesscess nổi trên đầu vú. Khi bệnh nặng, vùng da xung quanh vú của thỏ mẹ đổi sang mày đỏ hoặc xanh sẫm.
Nguyên nhân: nhiễm trùng vi khuẩn tuyến vú
Cách điều trị và phòng chống: khi thỏ mẹ bước vào giai đoạn cấn thai và sinh sản, luôn cố gắng giữ cho chuồng và ổ của thỏ mẹ sạch sẽ (thỏ mẹ sẽ bức lông và tha rơm, cỏ về làm tổ, lưu ý trong khoảng thời gian này bạn hạn chế dọn dẹp vệ sinh chuồng để tránh động ổ, chỉ dọn dẹp và xịt thuốc khử trùng sau khi thỏ con đã có lông và mở mắt), cung cấp cho thỏ mẹ nhiều alfalfa để kích thích ăn và cung cấp calcium cho thai, tránh thỏ đực và các loài thú khác đến gần. Kiểm tra vú của thỏ mẹ trước và sau khi sinh, nếu có dấu hiệu bị nhiễm trùng phải ngừng cho thỏ mẹ cho con bú và đưa thỏ mẹ đi bác sĩ.
Bots (warbles, flystrike): dòi kí sinh
Dấu hiệu: ấu trùng của ruồi nhặng đẻ trứng vào trong thịt của thỏ qua vết thương trên da. Ấu trùng khoét sâu vào da thỏ và hút máu, sống cho đến khi trưởng thành thành côn trùng. Nhìn ở bên ngoài, bé thỏ có khối u giống như bệnh abscesses, nhưng trên đỉnh của khối u có một lỗ nhỏ như lỗ kim làm công dụng thông khí cho ấu trùng.
Nguyên nhân: khi thỏ bị thương không được vệ sinh vết thương sạch sẽ, lại sống trong môi trường dơ bẩn, gần ruồi nhặng nên bị đẻ trứng vào trong da. hoặc các bé thỏ lông dài có lông bết lại với nhau cũng là diều kiện lí tưởng để ruồi nhặng đẻ trứng
U]Cách điều trị và phòng chống:[/U] luôn luôn kiểm tra cơ thể thỏ mỗi ngày, khi có dấu hiệu bị cào xước chảy máu phải lau khô vết thương và quan sát mỗi ngày (đối với vết thương nhẹ) cho đến khi lành lặn, hoặc dùng bột cầm máu đối với các vết thương chảy nhiều máu. Luôn giữ vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, cắt ngắn lông đối với những bé thỏ lông dài.
B. procyonis (roundworm) giun kí sinh
Dấu hiệu: bé thỏ khó giữ thăng bằng khi đi đứng chạy nhảy, lãnh cảm, bị liệt, cổ bị trặc, mắt mờ (có thể dẫn đến mù)
Nguyên nhân: kí sinh trùng ăn bám trong ruột thỏ. Các ấu trùng của giun kí sinh xâm nhập vào các bộ phận trong cơ thể như gan, não, tuỷ, v.v... để gây bệnh
Cách điều trị và phòng chống: luôn giữ vệ sinh chuồng và cơ thể cho bé thỏ, tránh những chố mất vệ sinh và ổ của ruồi nhặng, luôn rửa rau sạch sẽ cho thỏ trước khi cho bé ăn. Khi có triệu chứng bệnh phải đem đến thú y vì bệnh này rất dễ gây tử vong khi ấu trùng xâm nhập đến các bộ phận khác.
Cancer bệnh ung thư
Dấu hiệu: lãnh cảm, kém ăn, sụt cân và một vài dấu hiệu đặc trưng của từng loại ung thư. Dù sao, ung thư ở thỏ cũng khá hiếm
Nguyên nhân: thường bộc phát không có nguyên nhân
Cách điều trị và phòng chống: luôn kiểm tra sức khoẻ thỏ hàng ngày, nếu có dấu hiệu kén ăn, giảm cân, thờ ơ thì phải đặc biệt chú ý. ung thư nếu phát hiện sớm sẽ chữa kịp.
Cheyletiella (fur mite): ve
Dấu hiệu: bé gãi nhiều, đôi khi dẫn đến hói lông, da có vảy gàu, ghẻ lở
Nguyên nhân: ve cheyletiella kí sinh trên da của thỏ, hút máu và gây bệnh
Cách điều trị và phòng chống: giữ vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, hạn chế cho bé nghịch đất nhiều, cách li bé thỏ bị nhiễm ve và xức thuốc trị ve (theo đơn bác sĩ thú y) cho thỏ
Coccidiosis:
Dấu hiệu: tiêu chảy (phân mềm và dẻo như rau cau), thiếu nước, giảm cân, hoặc có thể bị tổn thương đường thận
Nguyên nhân: kí sinh trùng có tên là protozoan, rất dễ lây lan từ thỏ này sang thỏ khác, hoặc có trong bedding (lớp lót toilet) và thức ăn cứng.
Cách điều trị và phòng chống: không xài các bedding làm từ gỗ, wood pine, mạt cưa, tách li bé thỏ bị bệnh ra khỏi bầy ngay khi thấy bé có dấu hiệu tiêu chảy, ép uống nhiều nước, ăn nhiều cỏ, tạo môi trường sống không làm bé thỏ bị stress và đưa đi thú y khi bệnh không có chiều hướng xấu.
Cold: bệnh cảm
Dấu hiệu: hắt xì và chảy nước mũi
Nguyên nhân: bị cảm lạnh
Cách điều trị và phòng chống: ở thỏ, cảm lanhh chảy nước mũi rất nguy hiểm, nên đưa đến thú y khi thấy bé bị chảy mũi, nên để 1 cái khăn tắm bông trong chuồng thỏ để giữ ấm cho bé
Conjunctivitis (runny eye): chảy nước mắt
Dấu hiệu: một hoặc hai mắt bé chảy nước mắt liên tục, phần lông ở gò má bên dưới mắt bị bệnh thường bị dính bết lại với nhau
Nguyên nhân: bệnh chảy nước mắt ỏ thỏ có khá nhiều nguyên nhân, có thể bé bị nghẽn tuyến nước mắt do bẩm sinh hoặc do bị thương, cũng có thể liên quan đến vấn đề răng, khi răng bên trong mọc chệch và đâm vào tuyến mắt (trong trường hợp này phải đem bé đi nhổ răng), hoặc cũng có thể bé bị dị ứng với bedding hoặc bụi bẩn (trong không khí, thảm trải chân, trong cỏ, v.v..) hoặc cũng có thể bị nhiễm trùng.
Cách điều trị và phòng chống: xài bedding tốt không bụi bẩn, không dùng thảm lót chân làm lót chuồng cho bé, kiểm tra răng miệng, vết thương, v.v..
Diarrhea: tiêu chảy
Dấu hiệu: phân nhão, size nhỏ hơn bình thường và thường nhiều cục dính bết lại vào nhau
Nguyên nhân: viêm ruột hoặc do bệnh coccidiosis (xem phía trên)
Cách điều trị và phòng chống: tiêu chảy là bệnh khá nặng ở thỏ, cần đem bé đi thú y khi có dấu hiệu tiêu chảy (cần phân biệt tiêu chảy với bệnh bé đi phân mềm nha, đi phần mềm nhiều khi chỉ là do bé stress hoặc do ăn thức ăn lạ không quen thôi)
Ear canker (ear mites, ear mange): bệnh loét tai
Dấu hiệu: bé ngứa ngáy, hay lắc đầu và gãi tai rất nhiều, đôi khi gãi đến chảy máu. bên trong tai xuất hiện cùi màu đen, để lâu không chữa trị lỗ tai sẽ đỏ tấy, sưng vù và có vảy sần sùi
Nguyên nhân: nhiễm kí sinh trùng chuyên sống trong lỗ tai thỏ
Cách điều trị và phòng chống: giữ vệ sinh cho bé sạch sẽ, đưa đến thú y khi thấy bé gãi nhiều, để phòng chống thì có thể sử dụng các sản phẩm trị ve dành cho thỏ (lưu ý ko tự tiện xài loại cho chó mèo và phải có hướng dẫn của bác sĩ)
E. cuniculi: (encephalitozoon cuniculi) bệnh do vi khuẩn e.cuniculi
Dấu hiệu: cổ bị nghẻo sang một bên, mắt lồi, thăng bằng kém, thường hay đi thành vòng tròn, dễ té lăn trên mặt đất, hung dữ, và bị liệt hai chân sau, thường thì thỏ mắc bệnh khả năng cứu chữa rất thấp
Nguyên nhân: vi khuẩn e.cuniculi có sẵn trong cơ thể thỏ, trong một vài trường hợp hiếm chúng biến chất và gây bệnh ở thỏ, bệnh này thường có tính di truyền.
Gastrointestinal (GI) stasis: bệnh bao tử
Dấu hiệu: biếng ăn, phân nhỏ và lỏng hoặc không đi phân
Nguyên nhân: thiếu chất xơ, thiếu nước hoặc vì lí do stress hoặc đau mà thỏ bỏ ăn. Lưu ý là bao tử thỏ cần phải được hoạt động liên tục, khi bao tử không hoạt động nữa, vi khuẩn trong ruột thỏ bắt đầu sinh sôi gây bệnh và dẫn đến tử vong
Cách điều trị và phòng chống: tạo môi trường thoải mái cho thỏ, luôn quan sát xem thỏ có ăn hết phần ăn hay không, cho ăn nhiều cỏ timothy để cung cấp chất xơ cho bao tử hoạt động. Khi phải phẩu thuật hay vì lì so stress mà thỏ biếng ăn, phải ép bé ăn (cho bé ăn món nào bé thích nhất để kích thích). trong vòng 24h bé không ăn uống phải lập tức đưa đi thú y
Hair balls:
Dấu hiệu: bỏ ăn uống, phân đi có thể có dính lông
Nguyên nhân: do thiếu chất xơ, do di chứng của bệnh GI (phía trên) hoặc do bé tự grooming cho mình nhiều quá dẫn đến việc bé ăn phải rất nhiều lông của mình vào bao tử. Do thỏ không thể ói ra như mèo nên các sợi lông này hình thành thành một cục bông trong bao tử, gây tắc nghẽn bao tử, là một bệnh rất nguy hiểm ở thỏ
Cách điều trị và phòng chống: chải lông cho bé thường xuyên, nhất là vào mùa rụng lông, cho ăn nhiều chất xơ trong cỏ timothy.
Heatstroke: là bệnh do thời tiết quá nóng
Dấu hiệu: thở hổn hển, lỗ mũi ướt. Khi bệnh năng, mũi thỏ chuyển thành màu xanh. Nếu không được giảm nhiệt thỏ có thể tử vong
Nguyên nhân: do thời tiết nóng
Cách điều trị và phòng chống: thỏ con, thỏ lông xù dài và thỏ lớn tuổi rất nhạy cảm với thời tiết nóng. Để giúp bé giảm nhiệt, luôn giữ chuồng thỏ ở nơi có bóng râm, mát mẻ. Vào những ngày nóng nên cho bé một miếng aluminum hoặc cooler pad để bé nằm hạ nhiệt, lau cooler pad mỗi ngày để luôn giữ cho miếng pad lạnh
Malocclusion: bệnh về răng
Dấu hiệu: răng thỏ không đều và mọc dài hơn bình thường, lông bị dính chùm xung quanh miệng hoặc trước ngực.
Nguyên nhân: bé thỏ không được cung cấp đủ chất xơ và không được cung cấp nhiều đồ chơi để gặm nên răng không được mài mòn. Nếu để lâu không trị, bé thỏ sẽ không thể mở miệng ra ăn được, hoặc răng mọc đâm vào nướu dẫn đến nhiễm trùng.
Cách điều trị và phòng chống: kiểm tra răng thỏ kĩ mỗi khi grooming cho bé, cho bé ăn nhiều chất xơ và cho nhiều đồ chơi để bé gặm
Myxomatosis:
Dấu hiệu: nổi khối u dưới da, trên cổ hoặc vùng kín, đôi khi có dấu hiệu như mí mắt sưng đỏ, chảy nước, da tấy đỏ.
Nguyên nhân: do một loại virus được truyền nhiễm qua vết cắn của côn trùng (ve, bọ chét), hoặc lây nhiễm từ thỏ khác. Thông thường, bé thỏ mắc bệnh này sẽ tử vong trong vòng 1 đến 2 tuần.
Cách điều trị và phòng chống: vệ sinh chuồng trại kĩ, tiêm thuốc trị ve cho thỏ (nếu được), kiểm tra cơ thể bé mỗi ngày và lập tức đưa đến thú y khi nghi ngờ bé có triệu chứng bệnh
Nguồn:
http://hamstervn.net/diendan/showthread.php?t=6091#ixzz2oIuNDH10