Sợ mất mùa, dân giết ong, đập phá trại ong

  • Thread starter Tấn Thành
  • Ngày gửi
TT - Cho rằng đàn ong sẽ làm giảm năng suất lúa, hơn 30 người mang theo gậy, rựa, dao... đến đập phá trại ong; dùng bình xịt tấn công làm chết 19 đàn ong. Dân cũng buộc chủ trại ong phải di dời và đền bù thiệt hại do ong gây ra.

Sự việc xảy ra tối 29-7 tại thôn 1, xã Nghĩa Lâm, huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi. Hơn 30 người cầm hung khí truy đuổi ông Nguyễn Trọng Tính, chủ trại nuôi ong mật vừa mới di trú đàn ong từ tỉnh Bình Phước về xã Nghĩa Lâm. Một người dân cho biết: “Lúa đang trổ bông làm đòng, đàn ong lại đến hút nhụy, phá hoại mùa màng, chúng tôi phải đuổi đi để bảo vệ ruộng lúa”.

Trước đó vào ngày 26-7, hơn 100 người đã đến đập phá trại ong, dùng thuốc xịt làm chết 19 đàn ong. Ông Bùi Minh Hà, giám đốc Công ty cổ phần Mật ong Bình Phước, sau khi nghe báo sự việc đã có mặt tại xã Nghĩa Lâm để làm rõ vụ việc. “Nghề nuôi ong lấy mật đang được Nhà nước khuyến khích. Công ty mỗi năm lại di trú đàn ong đi đến các nơi khác. Chưa bao giờ có chuyện ong phá hoại mùa màng của dân, trái lại ong còn giúp hoa thụ phấn tốt hơn, cho năng suất cao hơn” - ông Hà nói.

Ông Trương Văn Lê, chủ tịch UBND xã Nghĩa Lâm, thừa nhận việc người dân quá khích tấn công trại ong, dùng bình xịt côn trùng giết chết đàn ong là hành động sai trái, xã sẽ đề nghị công an xã điều tra xử lý đối với những người có liên quan. Tuy nhiên, ông Lê cũng cho rằng chủ trại ong đã tự ý đặt trại ong ở gần cánh đồng lúa, gây bức xúc cho người dân nhưng không báo cáo với chính quyền xã là việc làm chưa đúng. “Chúng tôi không nhận được bất kỳ thông báo nào của chủ trại ong cho đến khi sự việc xảy ra. Nếu chủ trại ong thông báo với chính quyền, chúng tôi bố trí một địa điểm thích hợp xa khu dân cư và ruộng lúa thì đã không xảy ra vụ việc trên” - ông Lê nói.

Về việc đàn ong sẽ làm giảm năng suất lúa, ông Võ Duy Loan, chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Ngãi, cho biết: “Con ong hoàn toàn không làm ảnh hưởng gì đến năng suất của lúa. Bởi lúa là cây tự thụ phấn, còn con ong hút nhụy bình thường. Đối với các loài cây khác, ong giúp quá trình thụ phấn tốt hơn, góp phần tăng năng suất cây trồng”.

Cục trưởng Cục Chăn Nuôi (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) Hoàng Thanh Vân cũng quả quyết: ong mật là loài vật nuôi đang được khuyến khích nhân rộng, có tác dụng tốt đối với quá trình thụ phấn của cây trồng.
 


Mấy con người này quả thực quá ngu muội. Gần như loại cây trái nào cũng phải thụ phấn nhờ gió và côn trùng. Mấy con ong này chỉ góp phần làm cho việc giúp cho cây trái thụ phấn tốt hơn chứ có tội tình gì. Vậy nên đừng than thở vì sao mãi vẫn nghèo. Nghèo vì mình ngu dốt chứ tại ai.
 
Mấy con người này quả thực quá ngu muội. Gần như loại cây trái nào cũng phải thụ phấn nhờ gió và côn trùng. Mấy con ong này chỉ góp phần làm cho việc giúp cho cây trái thụ phấn tốt hơn chứ có tội tình gì. Vậy nên đừng than thở vì sao mãi vẫn nghèo. Nghèo vì mình ngu dốt chứ tại ai.
Đúng rồi, những kẻ như vậy ko xứng đáng đc giàu :)
 
TT - Cho rằng đàn ong sẽ làm giảm năng suất lúa, hơn 30 người mang theo gậy, rựa, dao... đến đập phá trại ong; dùng bình xịt tấn công làm chết 19 đàn ong. Dân cũng buộc chủ trại ong phải di dời và đền bù thiệt hại do ong gây ra.

Sự việc xảy ra tối 29-7 tại thôn 1, xã Nghĩa Lâm, huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi. Hơn 30 người cầm hung khí truy đuổi ông Nguyễn Trọng Tính, chủ trại nuôi ong mật vừa mới di trú đàn ong từ tỉnh Bình Phước về xã Nghĩa Lâm. Một người dân cho biết: “Lúa đang trổ bông làm đòng, đàn ong lại đến hút nhụy, phá hoại mùa màng, chúng tôi phải đuổi đi để bảo vệ ruộng lúa”.

Trước đó vào ngày 26-7, hơn 100 người đã đến đập phá trại ong, dùng thuốc xịt làm chết 19 đàn ong. Ông Bùi Minh Hà, giám đốc Công ty cổ phần Mật ong Bình Phước, sau khi nghe báo sự việc đã có mặt tại xã Nghĩa Lâm để làm rõ vụ việc. “Nghề nuôi ong lấy mật đang được Nhà nước khuyến khích. Công ty mỗi năm lại di trú đàn ong đi đến các nơi khác. Chưa bao giờ có chuyện ong phá hoại mùa màng của dân, trái lại ong còn giúp hoa thụ phấn tốt hơn, cho năng suất cao hơn” - ông Hà nói.

Ông Trương Văn Lê, chủ tịch UBND xã Nghĩa Lâm, thừa nhận việc người dân quá khích tấn công trại ong, dùng bình xịt côn trùng giết chết đàn ong là hành động sai trái, xã sẽ đề nghị công an xã điều tra xử lý đối với những người có liên quan. Tuy nhiên, ông Lê cũng cho rằng chủ trại ong đã tự ý đặt trại ong ở gần cánh đồng lúa, gây bức xúc cho người dân nhưng không báo cáo với chính quyền xã là việc làm chưa đúng. “Chúng tôi không nhận được bất kỳ thông báo nào của chủ trại ong cho đến khi sự việc xảy ra. Nếu chủ trại ong thông báo với chính quyền, chúng tôi bố trí một địa điểm thích hợp xa khu dân cư và ruộng lúa thì đã không xảy ra vụ việc trên” - ông Lê nói.

Về việc đàn ong sẽ làm giảm năng suất lúa, ông Võ Duy Loan, chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Ngãi, cho biết: “Con ong hoàn toàn không làm ảnh hưởng gì đến năng suất của lúa. Bởi lúa là cây tự thụ phấn, còn con ong hút nhụy bình thường. Đối với các loài cây khác, ong giúp quá trình thụ phấn tốt hơn, góp phần tăng năng suất cây trồng”.

Cục trưởng Cục Chăn Nuôi (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) Hoàng Thanh Vân cũng quả quyết: ong mật là loài vật nuôi đang được khuyến khích nhân rộng, có tác dụng tốt đối với quá trình thụ phấn của cây trồng.
Dân quê tôi sao thấy ớn quá ! Hay muốn vòi tiền mà không được ? Hèn gì thấy càng ngày càng nghèo, người đi rồi không muốn trở về.
 
Nước Mĩ có cả 1 tập đoàn chuyên đi thụ phấn bằng ong. không những được lấy mật mà giá cho việc thụ phấn bằng ong không hề rẻ...Dân ta ngu quá. không biết thằng lợn nào xúi bà con vậy ko biết
 

hình như cây thụ phấn nhờ 2 phươg pháp đó là nhờ côn trùng và gió. những cây như lúa, bắp... thì thụ phấn nhờ gió. như em quan sát thấy ong lấy phấn ở cây bắp chứ không lấy mật và có thể làm ảnh hưởng đến năng suất của bắp.
 
Mình lại không thấy ảnh hưởng vì nó làm nhị bắp rớt xuống vào nhụy chứ ko chờ gió được. Nếu ko có gió mà mưa thì cũng vứt....
 
Xưa nay chưa thấy bài nghiên cứu nào nói ong mật hại cây trồng, chỉ toàn thấy khen vừa thụ phấn vừa tiêu diệt bớt sinh vật gây hại cho cây, người ta tính trung bình cây đc ong thụ phấn sẽ tăng 47% năng suất. Trong khi đó dân mình còn lắm thằng ngu dốt thích kích động cho "cả làng cùng nghèo", thêm chính quyền địa phương vs bên khoa học công nghệ không quản kịp nữa... bao giờ hết khổ :(
 
Bên Isarel người ta luôn nuôi 1 đến vài tổ ong trong nhà kính nhằm thụ phấn cho cây trồng. Họ có luôn 1 công ty cung cấp sản phẩm và dịch vụ này. Ong làm giảm bớt thiên địch và thụ phấn rất tốt cho cây trồng. Nếu cây ở vùng trũng và ít gió. Nhất thiết phải có ong. Các bác để ý vườn bắp mà xem, càng nhiều ong càng năng suất. Một số người nói ong mang mầm bệnh từ cây này sang cây khác nhưng không phải vậy, ở đây xác suất rất thấp. Ong thường đậu ở vị trí cao trên thân cây, đậu và nhụy hoa, vì vậy nên khả năng mang mầm bệnh rất ít. Lợi thì quá nhiều mà hại hầu như không có. Có đôi dòng chia sẻ.
Thân
 
Buồn cho nông dân mình quá, chẳng phải ko biết gì đâu, cái chính là Chủ Trại ong mới tới , họ đè đầu cưỡi cổ , ma cũ bắt nạt ma mới , Cộng thêm khoản chủ trại ong ko chi abc tới nơi tới chốn đó mà
 
Đọc bài viết và các bình luận mình cảm thấy buồn !!!
Kể lại một chuyện cho các bạn nghe để rộng đường thảo luận. Cách đây 5-7 năm nhân một lần đi CT mình có tham gia giải quyết vấn đề này ở bìa rừng xã Hành tín đông,huyện Nghĩa hành của tỉnh Quảng ngãi.Hôm đó mình có quay một đoạn phim nhưng qua nay tìm lại không thấy...Cảnh một bầy ong đông kinh khủng đổ xuống mấy đám lúa đang trổ. Mình còn nhớ đó là giống lúa C47 ( Giống lúa này trổ rất rộ khi có nắng nhẹ độ 7-9 giờ, ai thính tai và để ý nghe cả tiếng lúa trổ và nghe mùi hương thoang thoảng). Một bông lúa có cả hơn chục con ong đậu vào làm oằn cây lúa và chúng cắn nhau làm các nhị lúa rơi xuống...Nhìn xuống nước đầy nhị lúa vàng tươi !
Ong đậu nhiều trên hoa chiều, hoa nhãn, hoa cafe ....mình đã từng thấy nhưng trên lúa đây là lần đầu tiên và mình cũng rất ngạc nhiên về điều này !
Chủ các ruộng lúa đó mời cán bộ xã, cả bí thư, chủ tịch và công an xã đều có mặt...và có rất nhiều dân trong làng ra xem , có lẽ họ cũng hiếu kỳ chuyện lạ như mình !
Chủ của đàn ong này trong Nam. Họ di cư ong ra sớm để chiếm địa thế đóng quân tốt nhất nên lúc đó hoa bạch đàn chưa trổ nhiều, có lẽ vậy mà ong đổ xuống ruộng lúa đang trổ vì họ đóng quân gần mấy đám ruộng đó.
Nhận định của tất cả mọi người trong đó có mình là bông lúa mới trổ mà đã rơi hết nhị thì chắc chắn năng suất sẽ giảm. Biên bản hòa giải lập ra chủ đàn ong phải bồi thường tổn thất phần còn lại khi chủ ruộng thu hoawjch mà không được sản lượng như 3 mùa trước. Chủ đàn ông có vẻ không đồng tình nhưng vì ở xa nên ông ấy ký cho yên ổn làm ăn. Ông ấy giải thích ong chỉ làm cho năng suất lúa tăng lên chứ không mất đi vì ong giúp thụ phấn...cái này thì cậu nhóc học phổ thông cũng biết....Chỉ có điều nếu nhị đực đã rơi hết thì lấy gì để thụ phấn cho nhụy cái đây ?
Rất tiếc là sau đó mình lại không biết kết quả thu hoawjch ra sao. Khi đọc bài này mình suy nghĩ mãi liệu như vậy cây lúa có thụ phấn được không và năng suất tăng hay giảm ?
 
Đọc bài viết và các bình luận mình cảm thấy buồn !!!
Kể lại một chuyện cho các bạn nghe để rộng đường thảo luận. Cách đây 5-7 năm nhân một lần đi CT mình có tham gia giải quyết vấn đề này ở bìa rừng xã Hành tín đông,huyện Nghĩa hành của tỉnh Quảng ngãi.Hôm đó mình có quay một đoạn phim nhưng qua nay tìm lại không thấy...Cảnh một bầy ong đông kinh khủng đổ xuống mấy đám lúa đang trổ. Mình còn nhớ đó là giống lúa C47 ( Giống lúa này trổ rất rộ khi có nắng nhẹ độ 7-9 giờ, ai thính tai và để ý nghe cả tiếng lúa trổ và nghe mùi hương thoang thoảng). Một bông lúa có cả hơn chục con ong đậu vào làm oằn cây lúa và chúng cắn nhau làm các nhị lúa rơi xuống...Nhìn xuống nước đầy nhị lúa vàng tươi !
Ong đậu nhiều trên hoa chiều, hoa nhãn, hoa cafe ....mình đã từng thấy nhưng trên lúa đây là lần đầu tiên và mình cũng rất ngạc nhiên về điều này !
Chủ các ruộng lúa đó mời cán bộ xã, cả bí thư, chủ tịch và công an xã đều có mặt...và có rất nhiều dân trong làng ra xem , có lẽ họ cũng hiếu kỳ chuyện lạ như mình !
Chủ của đàn ong này trong Nam. Họ di cư ong ra sớm để chiếm địa thế đóng quân tốt nhất nên lúc đó hoa bạch đàn chưa trổ nhiều, có lẽ vậy mà ong đổ xuống ruộng lúa đang trổ vì họ đóng quân gần mấy đám ruộng đó.
Nhận định của tất cả mọi người trong đó có mình là bông lúa mới trổ mà đã rơi hết nhị thì chắc chắn năng suất sẽ giảm. Biên bản hòa giải lập ra chủ đàn ong phải bồi thường tổn thất phần còn lại khi chủ ruộng thu hoawjch mà không được sản lượng như 3 mùa trước. Chủ đàn ông có vẻ không đồng tình nhưng vì ở xa nên ông ấy ký cho yên ổn làm ăn. Ông ấy giải thích ong chỉ làm cho năng suất lúa tăng lên chứ không mất đi vì ong giúp thụ phấn...cái này thì cậu nhóc học phổ thông cũng biết....Chỉ có điều nếu nhị đực đã rơi hết thì lấy gì để thụ phấn cho nhụy cái đây ?
Rất tiếc là sau đó mình lại không biết kết quả thu hoawjch ra sao. Khi đọc bài này mình suy nghĩ mãi liệu như vậy cây lúa có thụ phấn được không và năng suất tăng hay giảm ?
Nghe b Ngoc Ky Lan nói cũng có lý, nhưng đây là khúc báo t đọc đc :"Đã đi khắp trong Nam, ngoài Bắc, nhưng chưa ở đâu ông Đỗ Xuân Thương gặp chuyện tréo ngoe như ở Huế. Đó là lần đầu tiên trong 15 năm làm nghề nuôi ong lấy mật, ông Thương và hàng chục người nuôi ong khác bị dân kiện. Lý do kiện là ong phá hoại mùa màng. “Năm kia, lúc tôi mang ong đến cũng là mùa lúa đương trổ bông. Dân thấy ong bâu đầy lúa, đâm đơn kiện lên xã, lên huyện. Tôi giải thích rằng con ong giúp lúa thụ phấn, năng suất cao hơn. Nói miệng không tin, tôi lên mạng in báo về cho dân đọc. Nhưng họ chẳng chịu hiểu mà cứ kiên quyết kiện” - ông Thương nhớ lại.

Hết kiện hại lúa, quay sang kiện luôn con ong với tội cắn đọt keo lá tràm. Chuyện dân kiện con ong “nóng” đến độ ông Hoàng Hữu Hè - nguyên cán bộ Sở NNPTNT tỉnh Thừa Thiên - Huế, đồng thời là chủ tịch Hội Nuôi ong tỉnh - phải làm tờ trình gửi Bộ NNPTNT xin ý kiến về sự việc. Sau đó, Cục Trồng trọt của bộ đánh văn bản trả lời, ong là loài vật không gây hại như dân nghĩ. Liền đó, Sở đánh văn bản về huyện, về xã để an dân. Các xã đồng thời vào cuộc khảo sát diện tích lúa dân tố bị ong phá hoại, kết quả là những thửa ruộng không có ong bâu bị mất mùa và ngược lại. Nhờ vậy mà nay chuyện dân kiện con ong đã dịu." tại wed http://laodong.com.vn/phong-su/bat-con-ong-dong-thue-126212.bld , t thấy nghiên cứu vần đề con ong trên lúa nước mình chưa tới nơi tới chốn. Nhưng theo t nghĩ nếu mật độ ong quá đông mà khan thức ăn, lại là giống ong Ý kích cỡ to thì có thể làm rụng nhị lúa, với mật độ phù hợp thì chỉ có lợi, ko có hại.
 
Nghe b Ngoc Ky Lan nói cũng có lý, nhưng đây là khúc báo t đọc đc :"Đã đi khắp trong Nam, ngoài Bắc, nhưng chưa ở đâu ông Đỗ Xuân Thương gặp chuyện tréo ngoe như ở Huế. Đó là lần đầu tiên trong 15 năm làm nghề nuôi ong lấy mật, ông Thương và hàng chục người nuôi ong khác bị dân kiện. Lý do kiện là ong phá hoại mùa màng. “Năm kia, lúc tôi mang ong đến cũng là mùa lúa đương trổ bông. Dân thấy ong bâu đầy lúa, đâm đơn kiện lên xã, lên huyện. Tôi giải thích rằng con ong giúp lúa thụ phấn, năng suất cao hơn. Nói miệng không tin, tôi lên mạng in báo về cho dân đọc. Nhưng họ chẳng chịu hiểu mà cứ kiên quyết kiện” - ông Thương nhớ lại.

Hết kiện hại lúa, quay sang kiện luôn con ong với tội cắn đọt keo lá tràm. Chuyện dân kiện con ong “nóng” đến độ ông Hoàng Hữu Hè - nguyên cán bộ Sở NNPTNT tỉnh Thừa Thiên - Huế, đồng thời là chủ tịch Hội Nuôi ong tỉnh - phải làm tờ trình gửi Bộ NNPTNT xin ý kiến về sự việc. Sau đó, Cục Trồng trọt của bộ đánh văn bản trả lời, ong là loài vật không gây hại như dân nghĩ. Liền đó, Sở đánh văn bản về huyện, về xã để an dân. Các xã đồng thời vào cuộc khảo sát diện tích lúa dân tố bị ong phá hoại, kết quả là những thửa ruộng không có ong bâu bị mất mùa và ngược lại. Nhờ vậy mà nay chuyện dân kiện con ong đã dịu." tại wed http://laodong.com.vn/phong-su/bat-con-ong-dong-thue-126212.bld , t thấy nghiên cứu vần đề con ong trên lúa nước mình chưa tới nơi tới chốn. Nhưng theo t nghĩ nếu mật độ ong quá đông mà khan thức ăn, lại là giống ong Ý kích cỡ to thì có thể làm rụng nhị lúa, với mật độ phù hợp thì chỉ có lợi, ko có hại.

Bác biết vấn đề rồi...
Có những người lợi dụng chung quanh để kiếm lời, và dùng lí luận trong sách giáo khoa để biện....bác
quan... dởm cũng dùng lí luận của ông trời nào đó, để ăn theo người nào mình...thích
 
kỳ nhông là ông cắc ké.....cứ vậy mà lòng vòng...chuyện chỉ có ở việt nam.
dùng côn trùng để thụ phấn cho cây trồng. 1 phương pháp tự nhiên rất tuyệt vời nhưng phãi có sự kết hợp chặc chẻ .giửa cây trồng và mật độ đàn ong...diện tích tự nhiên...thì hiệu quả mới cao....bất thình lình đổ bộ như vậy...hậu quả nhiều hơn hiệu quả...
 
các bác ghen ăn tức ở thấy người ta làm được thì phá , chứ con ong nó thụ phấn, làm thế nào mà hại lúa được, đúng là bệnh hoạn hết sức
 
các bác ghen ăn tức ở thấy người ta làm được thì phá , chứ con ong nó thụ phấn, làm thế nào mà hại lúa được, đúng là bệnh hoạn hết sức
- bác có bao giờ nghe câu ( no dồn đói góp) chưa ạ
 


Back
Top