Tóm tắt chăm sóc cây mai trong chậu

Để chăm sóc được cây mai sau tết cho khỏe mạnh, thì cây mai của bạn được chọn trong chợ hoa xuân phải được lựa ra từ cây mai đang khỏe mạnh đã ( đẹp nữa)

Chọn mai
:
Nhất gốc, nhì thân , tam chi. Tứ diệp
Gốc rễ càng đẹp giá càng cao, thân đẹp khúc chiết nhỏ dần theo độ cao
Rồi đến chi cành (tàng).. cân đối, không bị khuyết
Diệp ?! Cuối năm lá không còn…vậy phải coi bông nụ

1cây mai đẹp có qui ước về thẩm mỹ hay còn gọi mai thế ( mai đã vào đúng thế Long giáng) Mai Bình Định
Cây này hình như của bác pkimduc nề nếp ngiêm chỉnh, nhất nhất theo luật định :


1 cây đẹp, không qui ước..mai dáng tự do phóng khoáng, trong hội hoa xuân 2011 ( cây của anh em Miền Tây) cây này bị mất điểm do nở bông chậm



nụ, kích thước nụ tổng số nụ.. bạn nên chọn tối thiểu cây nào đã nở 1 hoa..thì chắc chắn hơn vì đã biết kích thước, màu sắc, số cánh của 1 bông cây mai này

Không nên chọn cây chưa nở 1 bông để tự giới thiệu về mình…dù cây đó có bao nhiêu nụ cũng không nên mua…nếu bạn không phải là…dân chơi thứ thật

Nên cân nhắc coi kĩ dưới gốc có bao nhiêu nụ rụng…nên nhân 10 lần thêm thì đó là số nụ nó rụng trong 1 ngày đó…vì người bán luôn tìm cách lượm bỏ hết nụ rụng để dấu khuyết điểm rụng nụ của cây…bạn có thể rung nhẹ cây sẽ phát hiện có thêm nụ sắp rụng hay không

nên chọn cây mai nào mà đất chậu nhiều cỏ, đất trông cũ kĩ vì đó là cây mai đã ở trong chậu nhiều tháng và ổn định rồi, và nếu mua ở điểm bán mai tết thì chắc chắn cây này đã được chăm sóc và sang chậu ở nhà vườn chuyên ngiệp, nên dễ chăm sóc khi bạn mang về

Đất mặt chậu mà mới toang trông đẹp mắt, là cây mai đó mới sang chậu…khó chăm sóc nhất là chọn mai nơi điểm bán mai tết…chậu bị vỡ, thương lái sang chậu mới..cẩu thả và không nắm rõ kĩ thuật lót đáy chậu..các cây này sau tết khó chăm sóc, và nhiều hiện tượng dị kì do úng nước , do chất trồng không phù hợp…v..v
Có thể sẽ có nhiều triệu chứng dị kì sẽ xảy ra….cho cây mai này sau tết đấy
nếu bạn cẩn thận sang chậu 1 lần nữa để có chất trồng vừa ý..để làm lớp đáy chậu tốt hơn…thì cây này sẽ suy kiệt ngay…rất khó hồi phục thậm chí có thể chết…vì sang chậu 2 lần trong 1 năm, cây không chịu nổi đâu.

Khi đã có cây mai vừa ý bạn mang về nhà chuẩn bị chơi tết..Bạn nên để ngoài sân nơi có nắng nhẹ..tưới vừa đủ ẩm…không nên tưới ướt sũng..rất hại cho rễ..bạn có quyền trang trí mai với đèn led để nhiệt độ được ấm hơn ai sẽ nở đẹp hơn…nếu không khí khô quá nên thỉnh thoảng phun sương cho nụ và thân cây

Tuyệt đối không nên dùng bất kì thích tố nào phun cho nụ hoặc tưới vào gốc…cũng tuyệt đối không nên “nge đồn” là tưới nước đá mai sẽ nở đẹp…không có chuyện đó đâu….nước đá lạnh sẽ làm chết rễ đấy và sau tết cây sẽ èo uột..

Cũng không bất kì chế phẩm nào gọi là làm mai lâu rụng hoặc không rụng...vì sau đó mai sẽ suy kiệt

Cũng không nên tưới bất kì phân gì vào gốc vì cây không có lá sự trao đổi chất không có, phân nằm tại chỗ sẽ làm chết rễ
Cây chỉ cần nước hút lên từ rễ và cây vận dụng toàn bộ tài nguyên tích trữ trong năm đang chứa nơi thân cành để nở hoa..
Chính vì thế sự bón phân trong năm trước, nhất là từ tháng 10 năm trước đến ngày lặt lá là điều cực kì quan trọng để cây mạnh khỏe nở hoa mạnh vào tết và phục hồi mạnh sau tết..

30 tết bạn mang cây vào nhà nơi ấm áp mai sẽ nở tốt hơn…tuyệt đối không nên dùng nhang hay trầm trong phòng có chưng mai mà đóng kín cửa…vì khí ethylen có từ khói nhang trầm sẽ làm mai rụng nụ đấy..có khi rụng sạch

Cũng không để mai bị trực tiếp gió từ 1 cái quạt..vì nụ sẽ héo hoặc bông rụngnhanh

Nếu thấy 1 điểm xanh nơi đầu cành muốn nứt ra…đó là …“lộc” đó
Nếu bạn muốn mai nở mạnh…bạn ngắt lộc đi đừng chờ đến khi nó thành lá…vì nếu nó đã thành lá mà bạn ngắt đi cây sẽ mất nhiều sức lắm đấy…ngắt ngay khi là 1 điểm xanh cây hầu như không tổn hại tài nguyên…mà chỉ mất thì giờ (15 ngày) nơi đó sẽ mọc ra lộc mới
Nếu bạn muốn vừa may vừa có lộc thì bạn để y nguyên..nhưng không nên để nhiều lộc vì nụ sẽ nở chậm đi và hoa có thể sẽ…kích thước nhỏ đi

Ngắt bỏ ngay những cuống hoa đã nở xong..không để chúng chuyển sang kết trái, để tiết kiệm tài nguyên ( carbuahydrat) cho cây

Nên chơi tết 3 ngày trong nhà thôi sang 4 tết bạn mang mai ra sân nơi có nắng nhẹ..và từ đây không ngắt bỏ lộc nữa hãy để cây ra lá..cây sẽ mạnh hơn vì có nắng nhẹ lá dù non cũng quang hợp được chút đỉnh bù vào cho khối tài nguyên đang cạn dần vì nở hoa..

Ngày 7 tết bạn đưa mai ra nắng toàn phần..tưới cho nó 1 lần phân loãng để mai thêm sức mạnh..chuẩn bị xả tàn thay đất vào rằm tháng giêng
(còn tiếp)
 
Last edited by a moderator:
Bác đang ở đâu ?

Thành phố HCM năm nay ít mưa quá..nắng nóng nhiều..
Những cơn mưa dầm tháng 7 như mọi năm…năm nay không có..

Nếu bón phân bình thường ( mùa mưa chỉ rải Dynamic) sẽ không đủ đạm cho cây nuôi lá ( do mưa ít quá )…không đủ đạm để cây ra thêm nhiều lá non..
Và lá tháng 7 sẽ có ít hoặc không có..

Mọi năm mưa bình thường…mai ra đọt rất mạnh vào tháng 7…
Ngoài chợ tháng 7 măng tre chất cả đống to …giá măng hạ thấp

Năm nay tháng 7 măng ngoài chợ chỉ có lèo tèo

Mấy tháng trước…đã có lần nhắc nhở các bác rồi : đầu tháng 7 tăng cường phân bón cho mai để giúp mai ra đọt cuối tháng 7 mạnh..
Nếu lá tháng 7 ra nhiều thì bây giờ mai vẫn…xanh um

Bác hãy nhớ nguyên tắc ứng biến về phân bón trong mừa mưa sau đây :
Vì vào mùa mưa bộ lá mai đã rất nhiều
Trong nắng nóng lá mai cần nhiều đạm..để chống nắng
Nếu trong nắng nóng kéo dài mà thiếu đạm lá sẽ già rất nhanh

Vì thế nếu trời ít mưa trong khi bộ lá đã rất nhiều (um xùm)…thì phải cho 1 nắm ure vào thùng phân loãng quậy cho tan rồi hãy tưới (ngĩa là tăng nồng độ đạm cho thùng phân loãng ) *
Hoặc lúc đầu tháng 7 cho mỗi gốc mai 1 lần…phân dơi
Đồng thời phân bón lá nên có nhiều đạm 1 chút..

Trường hợp của bác hoangmaisg…lá mai già thật và không thấy các lá của tháng 7… tình hình này các lá thế này có thể sẽ không chịu nổi đến cuối năm đâu.. đề ngị vơi bác nên làm như sau :

Cho vào mỗi gốc mai 1 lần phân dơi…

Pha 30-10-10 loãng gấp 10 lần bình thường rồi phun vào bộ lá 1 ngày 2 lần ( sáng và chiều)
Sang này thứ 3 là lá xanh lại rồi…đồng thời sang ngày thứ 3 rễ mai cũng đã bén được phân dơi duy trì cho lá xanh lâu..

Song song với việc này bác phải chắc chắn tận diệt được nấm bịnh và nhện đỏ trên lá …bằng không lá mai vẫn già và rụng nhanh do nấm và nhện

Để chắc chắn diệt được nấm bác phải phun thuốc diệt nấm cách nhau 3 ngày 1 lần và phun 3 lần

Để chắc chắn diệt được nhện đỏ bác phải phun 2 lần cách nhau 3 ngày


* = Không giống như tưới phân sau tết…vì sau tết lá mai ít…nên dù nắng nhiều… phân loãng không cần phải thêm đạm cũng đủ để mai ra đọt nhiều và lá xanh um
 
cảm ơn bác MUC...
. cháu sẽ làm theo hướng dẫn của bác hy vọng lá xanh lai., cây này và những cây khác. chăm sóc giống nhau nhưng e này từ đầu tháng 6 đến nay đọt ra ít quá, lá già nhanh dù ko bị nhện đỏ.
- Những cây khác đọt ra ko mạnh nhưng đều đều, lá già lai rai còn lại xanh đậm, nụ thì tròn to lúc nhúc dày đặc.
- Ngac. nhiên ở chỗ cây mai mới mua năm rồi bông rất nhìu thì hiện tại lá già nhanh , nụ kết ko nhìu lắm. còn những cây bỏ bê nấm bệnh ko chăm sóc mấy năm rồi thì nụ nhiều xanh um... tuy chăm sóc giống nhau... thú vị thật bác à.sau khi rãi gốc phân dơi cháu nên để cây trong mát vài ngày để ko bị cháy lá hay đưa cây ra nắng toàn phần lun vậy bác MỤC.

cảm ơn Bác....
 
Last edited by a moderator:
- Ngac. nhiên ở chỗ cây mai mới mua năm rồi bông rất nhìu thì hiện tại lá già nhanh , nụ kết ko nhìu lắm. còn những cây bỏ bê nấm bệnh ko chăm sóc mấy năm rồi thì nụ nhiều xanh um... tuy chăm sóc giống nhau... thú vị thật bác à

Nó khác biệt là do bác... chăm sóc với chu trình công thức giống nhau đó cho các cây năm rồi bông ít và cây bông nhiều. Bác Mục đã nói rõ là : các cây mai ngoài tự nhiên không có bàn tay con người chăm sóc thì 1 năm sẽ cho bông nhiều và năm sau sẽ lại cho hoa ít và năm tiếp theo sẽ là hoa nhiều như đồ thị Sin cos. Nguyên nhân do năm cây cho nhiều hoa, sẽ dốc hết lực nuôi hoa và nuôi hạt nên cây bị mất sức quá nhiều, nên mùa hoa năm sau cây chưa kịp hồi phục nên sẽ cho ít hoa, năm tới nữa thì cây sẽ cho nhiều hoa vì năm ít hoa sẽ mất ít sức nuôi hoa nuôi nụ nên sẽ có nhiều hoa.
Do vậy nếu năm nào các cây đã cho hoa nhiều thì chế độ chăm sóc bồi bổ cho em nó phải khác những cây cho hoa ít nó mới cân bằng nhau được. Áp dụng duy nhất 1 công thức cho các cây khác nhau sẽ cho kết quả không giống nhau được. Phải tùy tình hình mà ứng biến. Bác Mục đã nói rất nhiều về vấn đề này. Xin cảm ơn bác Mục đã truyền đạt tất cả tâm huyết.
 
Để “épphê” nhanh , để lá xanh lại nhanh...bác có thể giảm nắng cho cây rồi phun 30-10-10 ( liều loãng ) 1 ngày 2 lần.... sang ngày thứ 2 lúc buổi chiều...bác rải phân dơi vào chậu...rồi phủ rơm lên sau đó tưới ẩm để phân dơi bắt đầu tan ra *

Sáng ngày thứ 3 bác mang cây ra nắng để có nắng cây quang hợp phân dơi

Sau đợt phun liên tục ngày 2 lần...và phun 5 ngày...bác ngỉ 2 ngày rồi phun tiếp tục đợt thứ 2

Lá có đạm...rễ có đạm...cây có nắng để quang hợp lục diệp tố trong lá sẽ tăng cao...và lá xanh lên

Đừng phun kéo dài lâu ngày..vì sẽ làm cây ra đọt rồi kéo theo các nụ lớn sẽ nở hoa đấy

* = Nếu không có phân dơi...bác dùng phân loãng.. cho thêm 1 nhúm nhỏ ure rồi tưới cũng được ( tưới phân loãng phải tưới vào buổi sáng 1 ngày có nắng)
 
- Ngac. nhiên ở chỗ cây mai mới mua năm rồi bông rất nhìu thì hiện tại lá già nhanh , nụ kết ko nhìu lắm. còn những cây bỏ bê nấm bệnh ko chăm sóc mấy năm rồi thì nụ nhiều xanh um... tuy chăm sóc giống nhau... thú vị thật bác à

Nó khác biệt là do bác... chăm sóc với chu trình công thức giống nhau đó cho các cây năm rồi bông ít và cây bông nhiều. Bác Mục đã nói rõ là : các cây mai ngoài tự nhiên không có bàn tay con người chăm sóc thì 1 năm sẽ cho bông nhiều và năm sau sẽ lại cho hoa ít và năm tiếp theo sẽ là hoa nhiều như đồ thị Sin cos. Nguyên nhân do năm cây cho nhiều hoa, sẽ dốc hết lực nuôi hoa và nuôi hạt nên cây bị mất sức quá nhiều, nên mùa hoa năm sau cây chưa kịp hồi phục nên sẽ cho ít hoa, năm tới nữa thì cây sẽ cho nhiều hoa vì năm ít hoa sẽ mất ít sức nuôi hoa nuôi nụ nên sẽ có nhiều hoa.
Do vậy nếu năm nào các cây đã cho hoa nhiều thì chế độ chăm sóc bồi bổ cho em nó phải khác những cây cho hoa ít nó mới cân bằng nhau được. Áp dụng duy nhất 1 công thức cho các cây khác nhau sẽ cho kết quả không giống nhau được. Phải tùy tình hình mà ứng biến. Bác Mục đã nói rất nhiều về vấn đề này. Xin cảm ơn bác Mục đã truyền đạt tất cả tâm huyết.

...cảm ơn bác muc.
sau khi rãi phân dơi cháu phủ cỏ khô lên măt. chậu khoảng bao nhiu ngày thì cháu gỡ bỏ lớp cỏ khô ra hay để đến cuối năm lun bác?
 
Cỏ phủ mặt chậu sẽ làm phân dơi ẩm ướt để vi sinh hoạt động mạnh,phân hủy, giải phóng chất dinh dưỡng vào đất +cỏ phủ mặt sẽ làm phân không bị nước tưới cuốn trôi đi…vì phân dơi rất nhẹ

Nếu bác có phân trùng quế..thì trộn thêm phân dơi rồi đắp lên măt chậu 1 lượt lớp mỏng thì tốt hơn là phủ cỏ khô

phủ cỏ, rơm mùa mưa không có lợi lắm khi mưa nhiều..vì sẽ làm giảm sự bốc hơi nước…đất luôn quá ẩm ướt..không lợi

Phân dơi có Đạm nhiều và lân cao có cả kali nữa..
đạm và lân trong phân dơi kết hợp lại thành 1 dạng gọi phốt phát amon…đây là 1 loại kết hợp rất tốt…vì lân khi đã kết hợp được với đạm sẽ giũ chặt không làm đạm bị bốc hơi hay nước tưới cuốn trôi…nhờ thế cây xanh tốt lâu..cây cứ nhẩn nha mà “ăn từ từ” không sợ bị thất thoát
 
Last edited by a moderator:
phân trùn quế cháu có nhưng hôm qua cháu đã moi xung quanh vành chậu nhét phân dơi xuống và rãi đều trên mặt chậu, phủ 1 lớp đất mỏng sau đó phủ cỏ khô lên.

nếu chậm 1 chút hôm nay làm theo cách trộn phân trùn quế và phân dơi thì tiện biết mấy. Trường hợp cháu đã phủ cỏ khô rồi thì bao nhiêu ngày cháu có thể lấy ra để chậu dễ bốc hơi nước. trường hợp cháu rãi phân dơi hôm qua thì ko cần tưới phân loãng trong tháng 9 al này phải ko bác?

xin lỗi làm phiền bác nhiều.

cảm ơn bác MỤC
Chúc bác nhiều sức khỏe
 
Vì phân dơi đã chôn vào đất...thì phủ cỏ làm gì nữa ? đã chôn rồi làm sao nó trôi đi được..

Mưa đang nhiều trở lại...2 bữa nay mưa rất to...bác dỡ bỏ cỏ phủ đi để đất đễ bốc hơi nước
Sau 2 đợt mưa này sẽ có 1 số nụ to nở hoa đấy

Đã bón phân dơi thì không nên tưới phân loãng nữa...vì sẽ thừa đấy...
 
Sau vài năm đắp phân hữu cơ rễ cây ăn lên lắp cả bộ đế, vậy con phải làm như thế nào cho bộ đế nổi lên vào ngày tết vì rể bám đầy mặt trên. Nếu dung dao cắt bỏ lớp rể trên cây có yếu đi khi trổ hoa còn không thì cây bị lắp bộ đế nhìn không đẹp. Con cám ơn Bác Mục
 
Sau vài năm đắp phân hữu cơ rễ cây ăn lên lắp cả bộ đế, vậy con phải làm như thế nào cho bộ đế nổi lên vào ngày tết vì rể bám đầy mặt trên. Nếu dung dao cắt bỏ lớp rể trên cây có yếu đi khi trổ hoa còn không thì cây bị lắp bộ đế nhìn không đẹp. Con cám ơn Bác Mục

Chắc ăn nhất bác làm như sau :
25 Tháng chạp.tức là sau khi nụ đã bung ra...Bác tháo vành rồi dùng dao bén cắt bỏ khối đất và rễ mọc thêm ấy..để lộ nguyên hình bộ rễ như lúc bác mua cây về
Bác yên tâm...không sao đâu...vì vẫn còn bộ rễ trong chậu nguyên vẹn cung cấp nước cho cây nở hoa mà không hề bị ảnh hưởng gì

Ăn tết xong ..rằm tháng giêng. Bác lại quây vành cho phân và đất mới vào..

Rằm tháng giêng nếu thấy trời ấm áp... bác cũng có thể dùng dao bén, xén quanh vành cậu cắt bỏ và lấy ra bớt đất quanh vành chậu...rồi thêm chất trồng mới vào..

Nếu thấy trời lành lạnh thì thôi đừng xén quanh vành chậu mà chỉ nên quây vành, thêm đất mới thôi


cứ mỗi năm bác lập lại 1 lần ngĩa là...25 tháng chạp tháo vành..cắt hết khối đất rễ trong đó bỏ đi...15 tháng giêng quây vành lại rồi đổ phân bón chất trồng mới vào.

Đặc biệt với mai Bình Định tôi nhận thấy như sau :

Theo lí thuyết : các cây thân mộc đa niên...rễ ngang chỉ tạo 1 lần sau khi rễ đuôi chuột mọc ra..trong năm đầu tiên sau khi gieo hột

Sau pha tạo rễ ngang.. ngĩa là sang năm thứ 2 ... rễ ngang không mọc thêm nữa...mất rễ ngang nào là mất luôn rễ ngang đó ...cây không mọc thêm để bù vào
Mà chỉ còn mọc thêm ....”mao rễ” tức là rễ tơ (mọc ra từ rễ ngang) để gia tăng hấp thụ phân nước thôi

Nhưng với mai Bình Định...:
sau khi quay vành thêm đất...cuối năm tháo vành ra...1 số cây vẫn có rễ ngang mọc ra

Rễ ngang là rễ mọc thêm ra từ gốc mà người ta xếp nó lộ ra, bò ngoằn ngòeo trên mặt chậu...còn đầu rễ thì cắm sâu xuống đất chậu
Bác có quyền lựa rồi và xếp nó lại cho gốc thêm đẹp...
Nhưng phải uốn nhẹ và cẩn thận kẻo nó....gẫy
 
Last edited by a moderator:
Bác Mục cho con hỏi :

_ Phân Rootplex trong hướng dẫn có thể phun 7-10 ngày/lần , phun như vậy có ảnh hưởng gì đến cây Mai không ?

_ Vừa phun , vừa tưới gốc , như vậy khi tưới gốc , cây có hấp thụ được hết những chất dinh dưỡng của Rootplex không ? hay phải bón gốc bằng phân khác ?

_ Mấy cây Mai của con tứ tháng 6 AL tới giờ , cành lá ra sung quá . Nhất là mưa liên tiếp mấy ngày qua , đọt non bắn ra liên tuc , nhưng ngược lại cây không chịu kết nụ . Con có thể dùng phân 6-30-30 , kết hợp với Rootplex , để phun cho cây kết nụ được không ? , hay là dùng phân nào khác tốt hơn để cây kết nụ ? . Cây đến bây giờ vẫn chưa kết nụ , có phải là quá trễ rùi phải không bác ?

Do mới tập chơi Mai , nên rất lúng túng về phân và thuốc , mong bác Mục thương tình chỉ dẫn .


Kính bác .​



 
Last edited by a moderator:
Theo tôi Rootpex dùng để cung cấp kali cho cây qua lá..để gia tăng sức chịu đựng của cây khi thời tiết khắc ngiệt. khi bịnh tật để phẩm chất bông trái tốt hơn...

Trong điều kiện cây đang phát triển bình thường bác phun chỉ làm thừa...thôi...như thế cây sẽ phát triển không bình thường

Để kích thích cây tạo nhiều nụ người ta giảm đạm và phun đầu trâu 701 qua lá vào tháng 5 al khi quang kì đã dài ra cực đại

Mầm nụ sẽ nhú ra vào tháng 6 và 7 kéo dài cho đến gần cuối năm
Nhưng chi có các nụ kết trong tháng 6 và 7 là nở hoa đẹp vào tết...
các nụ kết trễ sẽ nở không đẹp hoặc không nở được...vì khi tết đến chúng vẫn còn non

6-30-30 cũng có công dụng giúp cây tạo nụ nhiều

Bấy giờ đã là tháng 9 rồi...bác ép cây làm chi nữa ?! sẽ có hại nhiều hơn lợi
Các cây này nên thả cho bình thường...sang năm chúng sẽ kết rất nhiều nụ đấy...và tết năm sau sẽ là 1 mùa hoa bội thu

Lâu lắm rồi tôi bị 1 cây mai...lá cứ xanh rờn...và đọt ra rất nhiều...nhưng không kết nụ
Tôi không ép để kệ nó
Ai dè đến giũa tháng 10 al nụ mới chịu nhú ra..nụ lớn dần lên và lá già dần dần đi
Rằm tháng chạp nụ vừa đủ to và lá cũng đã già tôi lặt lá..tết nở hoa khá đẹp

Nó chỉ bị 1 năm đó thôi
Mười mấy năm rồi nó kết nụ theo nhịp bình thường tức là kết nụ tháng 7...

Đầu trâu 701 kích thích tạo nụ có kích thích tố
Growmore 6-30-30 kích thích ra nụ.. không kích thích tố mà chỉ dùng cách giảm đạm tăng lân và kali
 
Last edited by a moderator:
kính gửi bác MỤC.
- Năm nay nhuần 2 tháng 9, vậy lịch bón phân từ đầu tháng 10 trở đi như thế nào vậy bác? bón theo 2 tháng 9 rồi tới tháng 10 hay tháng 9 rồi tới tháng 10 lun.
( theo bác thì giảm còn 1/2, vì nụ bây giờ to tròn nhìu quá ).
- những nụ to tròn, già nằm trên những cành lá già, đọt đứng yên ko phóng có khả năng nở sớm sau vài cơn mưa lớn.
Trong tháng 9 này những nụ to có nguy cơ nở sớm cháu cắt bỏ nụ có kịp nụ mới nở kịp tết ko bác.
- Trễ nhất khi cắt những nụ lớn là tới tháng mấy vậy bác?

mong bác góp ý.
xin chân thành cảm ơn bác

 
Phân bón lá Growmore con hỏi vài ba chỗ nhưng không có bán. Growmore không có thì ta dùng loại nào? Thấy nụ to quá Dùng đầu trâu 701 sợ bị nở sớm.
 
HoangmaiSg : Năm nay nhuần 2 tháng 9, vậy lịch bón phân từ đầu tháng 10 trở đi như thế nào vậy bác? bón theo 2 tháng 9 rồi tới tháng 10 hay tháng 9 rồi tới tháng 10 lun.
( theo bác thì giảm còn 1/2, vì nụ bây giờ to tròn nhìu quá ).
- những nụ to tròn, già nằm trên những cành lá già, đọt đứng yên ko phóng có khả năng nở sớm sau vài cơn mưa lớn.
Trong tháng 9 này những nụ to có nguy cơ nở sớm cháu cắt bỏ nụ có kịp nụ mới nở kịp tết ko bác.
- Trễ nhất khi cắt những nụ lớn là tới tháng mấy vậy bác?....


Chăm sóc mai phải có 1 qui trình và những công đoạn rõ ràng và phải đi từ đầu năm..

Không thể đi ngang, hỏi tắt, được

Tháng giêng thay đất...
tháng 5 tỉa chèo..
tháng 6 uốn cành
tháng 7 nụ nhớm ra...
tháng 10 nụ đã trưởng thành..
tháng 11 đến đầu tháng chạp..lá bắt đầu già...nhịp sống của cây chậm lại.. cây chỉ còn tích trữ năng lượng duy trì sự sống chậm.. không nuôi nụ nữa (vì nụ to rồi)..nên giai đoạn này phân không cần nhiều

Nụ nhú ra từ các mắt lá...có khi nhú ra từ thân nơi có mầm ngủ)
Thực sự trong quan sát nhận thấy tháng 3 hoặc 4 các “mắt kim” đã nhú ra dưới các nách lá rồi
Các mắt kim này sẽ to ra thành nụ lúc tháng 6 đấy gọi là nụ két sớm to sớm...vì thế trong tháng 5 người ta tỉa chèo xả bỏ các cành nhiều mắt kim..

Hoặc dùng cách lặt hết lá...
mất lá cây bắt buộc phải ra lá thật nhanh...và các mắt kim biến thành tược..
Và tháng 6 hay 7 các mắt kim mới nhú ra để biến thành nụ

Do tháng 5 bác không xả bỏ cành nhiều mắt kim hoặc không lặt hết lá...nên tháng 7 các mắt kim kết từ tháng 4 phình ra thành nụ...

Lí ra ngay tháng 6 hoặc 7 bác lặt bỏ nụ to...cây sẽ kết ngay nụ khác...và các nụ này sẽ kịp tết

Sự tỉa chèo hoặc lặt lá tháng 5 ngoài công dụng loại bỏ nụ ( mắt kim) ra từ tháng 3 và 4..
Nó còn có công dụng bắt cây phải tạo tàn lá mới...và tàn lá mới này sẽ có mắt kim mới sẽ nhú ra từ tháng 6 hoặc 7 khi đến cuối năm là nụ và lá vừa đủ già...

2 công đoạn kể trên nếu bác không làm... ( xả bỏ tàn để lọai hết mắt kim )nên bây giờ tháng 9 rồi...nụ to oành...và sau các cơn mưa chúng sẽ nở thành hoa đấy

Cũng đừng nên lạm dụng kali...vì kali sẽ thúc đẩy đốt và quang hợp năng lượng ( gia tăng hấp thụ P và N) điều này sẽ làm cây kết nhiều nụ nhưng cũng làm nụ lớn nhanh và lá...già nhanh

Chăm mai ngoài phương pháp đúng ( bón phân, tưới nước, ánh sáng, nhiệt độ, môi trường...ngừa nấm bịnh) còn phải có kinh ngiệm và sáng tạo để ứng biến khi thời tiết nhiệt độ ánh nắng mưa nhiều hoặc ít để ứng biến sao cho hợp lí thì mới có két quả...cao

Nếu bác chỉ có phương pháp.. cách thức..( chỉ có bón phân tưới nước...v...v đúng ) mà thiếu ứng biến và thiếu kinh ngiệm ứng biến thì chăm mai kết quả thế nào lại còn tùy nhiều vào...may rủi

..
 
Chào bác Mục Tử! Hai hôm nay thời tiết chuyển, có gió mùa đông bắc, trời vẫn mưa (ở Vũng Tàu). Xin hỏi kinh nghiệm của bác về thời tiết từ giờ đến cuối năm. Nó có tác động như thế nào đến sinh lý phát triển của cây mai?
Chân thành cảm ơn bác Mục ạ!!!
 
Back
Top