nuôi thủy sản trên bể nổi

  • Thread starter maquemau
  • Ngày gửi
tùy theo diện tích và điều kiện của từng người tôi đưa lên đây mô hình nuôi thúy sản trên bể nổi ít thay nước.
chọn miếng đất trống diện tich10x10m=100m2(lòng trong bao tấn vòng ngoài)thiết kế như lòng chảo trung tâm rún đào sâu hơn(ở đây bạn đặt ống mủ phi 90 cho thoát nước)
chuẩn bị bao cát (bao cimeng vừa nhẹ dể thao tác) vô cát vừa thôi nên may miệng, phía dưới chất mổi lớp 2 bao chất đến đâu đạp cho dẻ đến đó.chất 5 lớp ,đến thứ 6 trở lên chỉ 1 bao theo chiều dọc,chiều cao 1m5.trải bạt cao su cắt và cột chặt vào ống thoát nước(nên quấn bằng ruột xe đạp vừa mềm cột mới chăt) bơm nước từ từ và trải bạt cho thẳng,lúc đầu kg nên bơm nuóc đầy chỉ nên bơm len khoảng 1m nuóc thôi bơm đến đâu cho người đạp bao đến đó tránh sạt .để vậy ngày sau bơm tiếp chỉ nên bơm nuóc từ từ bơm cho đến khi đạt mức nước 1m5.
-như vậy công đoạn thiết kế ao đã hoàn tất ,chỉ còn trang bị và xử lý cách vận hành cho nước chảy nhẹ theo dòng,tạo dòng chảy nhẹ theo vòng vách bao vừa tạo thông thoáng cho cá vừa nhờ sức ly tâm vật lơ lửng(bao gồm bùn,thức ăn thừa,chất thải của cá) sẻ gom về rún.ta chỉ cần mở van khóa(đặt phía ngoài bể)là đã tháo đi nước dơ rồi.(con tiep)
-lời nhắn riêng bạn botienthi,htm333tôi có nhận tin bạn nhưng vì bận chút việc cho con thỏ nên lập topic nầy bạn cứ xem công đoạn nào chưa rỏ ta bàn tiếp
-100m2 nếu nuôi cá lóc đạt sản lượng 3 tấn
 


Last edited by a moderator:
đúng vậy !công chuyện chỉ mới bắt đầu.
nhìn hình bạn chụp,"thế" chất bao chưa được vững.nhưng cũng tạm ổn ! nút thoát nước của bạn rất khéo (bạn không cột ruột xe đạp)khi bơm nước vào từ từ thôi nước đến đâu lần cao su cho thẳng đến đó hạn chế những nếp gấp,nhất là ở 4 góc nên "xếp lại" cho gọn.vì nếp gấp nhiều sẻ hạn chế việc vệ sinh.cao su đó ổn rồi,khi đã hoàn thành bạn lấy thêm cao su củ hay đệm,chiếu đậy lên trên thành bao nhằm hạn chế mưa nắng mau làm mục cao su.
thân
 


chào các bác

các bác ơi, nuội cá mà mô hình nhỏ quá làm chán lắm, nuôi chơi thì được thôi. làm mô hình công nghiệp thì diện tích lớn làm nó mới bõ công, chứ làm ít phí công quản lý lắm
:lol:
 
Đó cũng là một ý. Nuôi nhiều, thả cá thưa khỏe hơn là làm bể nổi, nhỏ.
Nhưng bể nổi, nhỏ tuy có vẻ tủn-mủn nhưng bù lại người nuôi kiểm-soát được sát hơn, nhất là mật-độ nuôi đặc hơn. Rất thích-hợp cho những người nuôi không có đất rộng.
 
Vâng! Nếu như chuyên nuôi cá thì bể này quá nhỏ, rất phí công. Nhưng tôi đang muốn tạo dựng một mô hình VAC "kiểu mới" (không biết có "mới" không nữa). Đó là : nuôi trùn quế lấy phân bón vườn, lấy trùn bổ sung đạm cho gà, cá. Lấy nước thay hồ cá để tưới vườn theo phương pháp nhỏ giọt. Nếu chưa có tiền đầu tư thì xả nước tưới tràn cũng được. Tren giàn che mặt hồ thì trồng...phong lan. Trong mô hình này nếu ai có điều kiện thì nuôi thêm vài con bò là tốt nhất. Khi đó sẽ dành khoảng vài trăm m2 trồng cỏ cho bò.
Hì hì...! Tôi gọi mô hình này là "liên hoàn kế" . Nhà nông nào có khoảng trên 1000m2 đất trở lên áp dụng thì theo tôi rất hiệu quả. Chỉ cần 1 công lao động khỏe mạnh là giải quyết được mọi công việc .
Mong mọi người góp ý kiến.
 
Vâng! Nếu như chuyên nuôi cá thì bể này quá nhỏ, rất phí công. Nhưng tôi đang muốn tạo dựng một mô hình VAC "kiểu mới" (không biết có "mới" không nữa). Đó là : nuôi trùn quế lấy phân bón vườn, lấy trùn bổ sung đạm cho gà, cá. Lấy nước thay hồ cá để tưới vườn theo phương pháp nhỏ giọt. Nếu chưa có tiền đầu tư thì xả nước tưới tràn cũng được. Tren giàn che mặt hồ thì trồng...phong lan. Trong mô hình này nếu ai có điều kiện thì nuôi thêm vài con bò là tốt nhất. Khi đó sẽ dành khoảng vài trăm m2 trồng cỏ cho bò.
Hì hì...! Tôi gọi mô hình này là "liên hoàn kế" . Nhà nông nào có khoảng trên 1000m2 đất trở lên áp dụng thì theo tôi rất hiệu quả. Chỉ cần 1 công lao động khỏe mạnh là giải quyết được mọi công việc .
Mong mọi người góp ý kiến.
Bác làm thơ tôi thấy đã siêu rùi , mô hình liên hoàn kế của bác còn siêu hơn nửa ...bái phục...bái phục.
Mô hình nầy đáng để cho bà con có diện tích đất nhỏ học tập.
Bác nhớ cập nhật thường xuyên nha bác.
Chúc bác thành công mỹ mãn . Quý mến
 
các bác ơi, nuội cá mà mô hình nhỏ quá làm chán lắm, nuôi chơi thì được thôi. làm mô hình công nghiệp thì diện tích lớn làm nó mới bõ công, chứ làm ít phí công quản lý lắm
:lol:
bạn cho rằng nhỏ hay lớn...tôi chỉ diễn giải với bạn thế nầy:
-diện tích bể 100 m2 bạn thả 10.000 con giống nuôi 3tháng rưởi thu hoạch khoảng 3-4 tấn vốn đầu tư cho mổi bể khoảng 30-40 triệu lợi thế của nó dể quản lý chỉ một người mạnh,giỏi có thể quản lý 3-5 bể ,bạn muốn bán lúc nào ,bán bao nhiêu cũng được.(như thế đã là "trong mơ" của người nông dân bình thường rồi đó bạn !)
thân
 
Bác làm thơ tôi thấy đã siêu rùi , mô hình liên hoàn kế của bác còn siêu hơn nửa ...bái phục...bái phục.
Mô hình nầy đáng để cho bà con có diện tích đất nhỏ học tập.
Bác nhớ cập nhật thường xuyên nha bác.
Chúc bác thành công mỹ mãn . Quý mến
Tui đồng ý với bạn binh_dan nhận-xét về tài làm thơ và ngón võ "liên-hoàn-cước" của bác botienthi. Vậy tức là bác botienthi đã nhầm lẫn, khi đem mộng-mơ thi phú trên mây hạ xuống hòa cùng với cá, trùn, bò... pha thêm cái giàn phong-lan nữa, thì làm sao mà không cạn cái chai rượu gạo?

Nhưng mà nhìn kỹ lại thì thấy mô hình của bác botienthi "nhức nhối" lắm đó bạn binh_dan! Duy chỉ có điều : 1000m2 mà nuôi mấy con bò, thì còn chỗ đâu chó cá, cho trùn? Bác botienthi ơi! Hì hì...
Thân.
 

Nhưng mà nhìn kỹ lại thì thấy mô hình của bác botienthi "nhức nhối" lắm đó bạn binh_dan! Duy chỉ có điều : 1000m2 mà nuôi mấy con bò, thì còn chỗ đâu chó cá, cho trùn? Bác botienthi ơi! Hì hì...
Thân.
1000 m2 cho thêm mấy con bò nữa thì hơi "chật"nếu nơi botienthi có bà con làm nông nghiệp thì ké mô hình nầy :
http://agriviet.com/home/threads/51...-thuc-an-xanh-cho-trau-bo?p=174233#post174233.
thế là ô kê rồi !
riêng tôi chỉ cần = phân nữa của botienthi thôi,500m2.
thân
 
Anh Vĩnh,
Sẵn chỗ của anh, hỏi anh luôn :
- Tại sao nuôi ếch thì nước rất cạn?
Anh góp ý đi, tụi mình "tám" chơi!
Thân.
 
Vâng! Nếu như chuyên nuôi cá thì bể này quá nhỏ, rất phí công. Nhưng tôi đang muốn tạo dựng một mô hình VAC "kiểu mới" (không biết có "mới" không nữa). Đó là : nuôi trùn quế lấy phân bón vườn, lấy trùn bổ sung đạm cho gà, cá. Lấy nước thay hồ cá để tưới vườn theo phương pháp nhỏ giọt. Nếu chưa có tiền đầu tư thì xả nước tưới tràn cũng được. Tren giàn che mặt hồ thì trồng...phong lan. Trong mô hình này nếu ai có điều kiện thì nuôi thêm vài con bò là tốt nhất. Khi đó sẽ dành khoảng vài trăm m2 trồng cỏ cho bò.
Hì hì...! Tôi gọi mô hình này là "liên hoàn kế" . Nhà nông nào có khoảng trên 1000m2 đất trở lên áp dụng thì theo tôi rất hiệu quả. Chỉ cần 1 công lao động khỏe mạnh là giải quyết được mọi công việc .
Mong mọi người góp ý kiến.

Tổng chi phí bể nổi của bác đã làm tốn bao nhiêu tiền vậy?
tôi cũng định làm một bể .
:2cat:
 
Last edited by a moderator:
Tổng chi phí bể nổi của bác đã làm tốn bao nhiêu tiền vậy?
tôi cũng định làm một bể .
:2cat:

Theo thời giá hiện tại chi phí của tôi như sau :
- Tiền mua đất cát để cho vào bao = 1,4 triệu. (Nếu ai có sẵn đất thì tiết kiệm được khoản này)
- Tiền mua bao xi măng cũ : 800 baoX700đ/bao= 560 ngàn đ
- Tiền mua bạt, may bạt (loại 2 da) kích thước 10x11m = 110m2 : 1,5 triệu
- Tiền mua ống nước, co, khóa = 200 ngàn
- Tiền công làm: vào đất cho bao, may miệng, xếp bao (nếu ai có nhân công trong gia đình thì tiết kiệm được khoản này) = 1 triệu đồng.
Nhậu mừng làm xong bể : tối thiểu 200 ngàn.
Như vậy chi phí làm bể nổi với diên tích 30m2 cao 1,6 thước tối thiểu mất 2,5 triệu. Tối đa trên dưới 5 triệu

------ 11 minutes:

1000 m2 cho thêm mấy con bò nữa thì hơi "chật"nếu nơi botienthi có bà con làm nông nghiệp thì ké mô hình nầy :
http://agriviet.com/home/threads/51...-thuc-an-xanh-cho-trau-bo?p=174233#post174233.
thế là ô kê rồi !
riêng tôi chỉ cần = phân nữa của botienthi thôi,500m2.
thân

Vâng! Ý bác Maquemau cũng là ý tôi dự định. Nhưng tôi thì đề nghị mọi người nuôi bò lỡ để vỗ béo. Nuôi nhốt chứ không chăn thả. Thức ăn cũng là rơm ủ ure và thêm cám tổng hợp. Vì thế diện tích cho bò cũng chỉ vài chục m2 thôi. Và ta có phân bò chủ động nuôi trùn. Trùn cũng chỉ chiếm khoảng 20m2 (quy mô gia đình)
Ý bác chỉ cần 500m2 chắc là chuyên nuôi cá. Nhưng tôi nghĩ vì bác là "dân chuyên nghiệp", khác tay mơ như tôi nên nuôi chắc thắng. Điều nữa là ở vùng bác kênh rạch chằng chịt. Hồ thay nước xả đâu cũng được, chứ ở chỗ tôi nước chỉ có xả ra vườn thôi, xả sang phần đất người khác thì người ta...làm cho mình nhớ mãi.
 
Last edited:
Anh Vĩnh,
Sẵn chỗ của anh, hỏi anh luôn :
- Tại sao nuôi ếch thì nước rất cạn?
Anh góp ý đi, tụi mình "tám" chơi!
Thân.

hôm rồi lúc đi mua giống ếch có tìm hiểu một chút tí,ếch là loài lưỡng cư sống nữa nước nữa cạn,và ếch thở qua da chỉ cần làm sao giử cho mức nước vừa đủ để ếch trầm mình.vì nuôi có ...chưa tròn một "vụ"nên "học phí" chỉ đóng có bấy nhiêu thôi !tham quan một số mô hình nếu nuôi trong bể thì người nuôi làm luống (như dân làm rẩy) rồi mới trải bạt cao su. mô hình nầy rất dể để vệ sinh.
còn nếu nuôi trong mương,hầm người nuôi thường nuôi trong mùng lưới,thường dằn đáy mùng ngập sâu trong nước khoảng 5 tất,phía trên bà con đóng vỉ tre cho ếch lên phơi,và nghỉ ngơi.(vỉ tre cũng chiếm khoảng 50o/o mặt nước.
hi...hi.
anh Trung! cứ lôi tôi, hết con cá rồi qua ếch...không biết rồi tới con gì nữa đây !
không sao,miển là vui thì ...tới luôn.
thân
 
Ha ha, anh Vĩnh biết rồi, tui mà nuôi cái gì chứ! Nhưng rất là ham nuôi. Thèm lắm anh Vĩnh ơi!
Mà chắc anh biết tui là một Con Ma Bệnh, rồi từ ngày tui khám-phá ra cái nguyên-do tui bệnh đủ thứ, bệnh đến độ sắp hui-nhị-tỳ luôn là do tui ở dơ, khiến cho cái nhìn của tui về chuyện ăn ở, chăn nuôi nó hoàn-toàn đổi khác.
Vậy xin anh cho học bài ké với anh. Lúc anh đi học nuôi ếch, thì bao lâu bà con xả dơ, làm sạch một lần vậy anh?
Thân.
 
Tui đồng ý với bạn binh_dan nhận-xét về tài làm thơ và ngón võ "liên-hoàn-cước" của bác botienthi. Vậy tức là bác botienthi đã nhầm lẫn, khi đem mộng-mơ thi phú trên mây hạ xuống hòa cùng với cá, trùn, bò... pha thêm cái giàn phong-lan nữa, thì làm sao mà không cạn cái chai rượu gạo?

Nhưng mà nhìn kỹ lại thì thấy mô hình của bác botienthi "nhức nhối" lắm đó bạn binh_dan! Duy chỉ có điều : 1000m2 mà nuôi mấy con bò, thì còn chỗ đâu chó cá, cho trùn? Bác botienthi ơi! Hì hì...
Thân.
Vâng thưa bác TC ,em cũng thấy với diện tích nầy thì nuôi bò thì cũng chưa biết như thế nào, nhưng cái quan trọng là bác botienthi đã đưa ra được 1 tư duy mới . theo em nghĩ , với mô hình nầy bà con ta nếu nhạy 1 chút thì huy hoạch lại mảnh đất hiện có của mình , phát huy hết công năng của mảnh đất thì sẽ bớt những câu hỏi trồng cây gì , nuôi con gì...vì những câu hỏi này rất là mênh mông. Xin bác dạy bảo thêm . Quý mến
 
Theo thời giá hiện tại chi phí của tôi như sau :
- Tiền mua đất cát để cho vào bao = 1,4 triệu. (Nếu ai có sẵn đất thì tiết kiệm được khoản này)
- Tiền mua bao xi măng cũ : 800 baoX700đ/bao= 560 ngàn đ
- Tiền mua bạt, may bạt (loại 2 da) kích thước 10x11m = 110m2 : 1,5 triệu
- Tiền mua ống nước, co, khóa = 200 ngàn
- Tiền công làm: vào đất cho bao, may miệng, xếp bao (nếu ai có nhân công trong gia đình thì tiết kiệm được khoản này) = 1 triệu đồng.
Nhậu mừng làm xong bể : tối thiểu 200 ngàn.
Như vậy chi phí làm bể nổi với diên tích 30m2 cao 1,6 thước tối thiểu mất 2,5 triệu. Tối đa trên dưới 5 triệu

------ 11 minutes:



Vâng! Ý bác Maquemau cũng là ý tôi dự định. Nhưng tôi thì đề nghị mọi người nuôi bò lỡ để vỗ béo. Nuôi nhốt chứ không chăn thả. Thức ăn cũng là rơm ủ ure và thêm cám tổng hợp. Vì thế diện tích cho bò cũng chỉ vài chục m2 thôi. Và ta có phân bò chủ động nuôi trùn. Trùn cũng chỉ chiếm khoảng 20m2 (quy mô gia đình)
Ý bác chỉ cần 500m2 chắc là chuyên nuôi cá. Nhưng tôi nghĩ vì bác là "dân chuyên nghiệp", khác tay mơ như tôi nên nuôi chắc thắng. Điều nữa là ở vùng bác kênh rạch chằng chịt. Hồ thay nước xả đâu cũng được, chứ ở chỗ tôi nước chỉ có xả ra vườn thôi, xả sang phần đất người khác thì người ta...làm cho mình nhớ mãi.
nơi tôi....đúng là địa lợi nhờ sông,kênh chằng chịt.nhưng đất giờ đã chuyển đổi nên đất cho nuôi trồng cũng thành khan hiếm ,muốn giảm giá thành thì vị trí chăn nuôi cũng phải gần lộ,gần sông...gần chợ.
cho nên diện tích 500 m2 giờ xem như đã thỏa mãn rồi !luôn tiện bàn thêm số chuyện ngoài lề một chút.
như :bể botienthi đang làm cho là 3 triệu cho 30 m2 nếu làm bể 100 m2 giá thành chỉ khoảng 5 triệu.
và bể 100m2 (độc lập)=5 triệu nếu làm liền kề 4 bể=400m2 tổng chi phí khoảng 10-15 triệu.
bàn thêm về nếu có 4 bể tôi sẻ không thả một lượt 4 bể mà chia ra thả làm nhiều lần cách nhau khoảng 15 ngày như thế bạn sẻ giảm được tiền đầu tư (số lượng giống thả như nhau ),và sẻ chủ động được khâu "đầu ra"không sợ giá thị trường biến động.
thân
 
Vâng thưa bác TC ,em cũng thấy với diện tích nầy thì nuôi bò thì cũng chưa biết như thế nào, nhưng cái quan trọng là bác botienthi đã đưa ra được 1 tư duy mới . theo em nghĩ , với mô hình nầy bà con ta nếu nhạy 1 chút thì huy hoạch lại mảnh đất hiện có của mình , phát huy hết công năng của mảnh đất thì sẽ bớt những câu hỏi trồng cây gì , nuôi con gì...vì những câu hỏi này rất là mênh mông. Xin bác dạy bảo thêm . Quý mến
Bạn binh_dan, bắt tay bạn một cái!
Liên-hệ tới Chủ-đề nầy, thêm với bác botienthi, tui còn ngưỡng-mộ một người nữa, đó là bạn tuongsinh. Tui tin, chúng ta đi theo bước chân của hai người bạn nầy, rồi thì sẽ học được rất nhiều cái hay, mà người khơi-mào cho việc nuôi trên bể nổi phải nói là Con Ngựa Già maquemau! (Hì hì, già cái gì thì già, nhứng "trong ruột" không gìa thì... ai làm gì tui?).
Bạn, tui tin là chúng ta sẽ được thấy thêm nhiều, rất nhiều cái hay.
Thân.
 
bàn thêm về nếu có 4 bể tôi sẻ không thả một lượt 4 bể mà chia ra thả làm nhiều lần cách nhau khoảng 15 ngày như thế bạn sẻ giảm được tiền đầu tư (số lượng giống thả như nhau ),và sẻ chủ động được khâu "đầu ra"không sợ giá thị trường biến động.
thân

cái này đúng là kinh nghiệm chí cốt của người nuôi thủy sản đây...
 
... Tren giàn che mặt hồ thì trồng...phong lan. ...
Bác không nên làm giàn trồng phong lan trên mặt hồ nước mà phía dưới nuôi cá. Mặc dù độ ẩm rất tốt nhưng vì hàng tuần hoặc vài ngày phải phun xịt nào phân, nào thuốc đủ loại nhất là khi lan bị nhiễm bệnh, cho nên không thể không ảnh hưởng đến mấy em đang tung tăng nô đùa bên dưới...
 
Bác không nên làm giàn trồng phong lan trên mặt hồ nước mà phía dưới nuôi cá. Mặc dù độ ẩm rất tốt nhưng vì hàng tuần hoặc vài ngày phải phun xịt nào phân, nào thuốc đủ loại nhất là khi lan bị nhiễm bệnh, cho nên không thể không ảnh hưởng đến mấy em đang tung tăng nô đùa bên dưới...

một chi tiết nhỏ mà không nhỏ chút nào !ngoài mấy việc tranvi vừa nêu nuôi thủy sản bể nổi cần quang hợp ánh sáng độ thông thoáng nhiều chừng nào tốt chừng ấy !
nhìn hình botienthi chụp phía trên có làm lưới để che bớt nắng tôi đã định góp ý,nhưng quên may có bạn tranvi góp ý tôi mới nhớ.
xung quanh,phía trên không cần làm gì cả nên để cho thông thoáng,chỉ kéo một ít lưới che khi nắng nóng kéo dài thôi.
thân
 


Back
Top