Nghề trồng Nấm Rơm có thể làm giàu không ?

Tại sao không chứ ???

Agriviet.Com-cg12.jpg




Các Bạn thân mến , Hôm nay mình mạo muội đưa chủ đề này lên để ACE tham khảo và cùng phản biện , mong tìm ra được chân lý cho một ngành nghề truyền thống nước ta . đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn .
A ) Đầu ra : Hiện nay theo các nguồn thông tin chính thống , lượng Nấm Rơm xuất khẩu của VN chỉ có thể đáp ứng được khoảng 30% đơn hàng của các đối tác truyền thống nước ngoài . Giá trị thương mại xuất khẩu lên đến hàng chục triệu USD/năm . Nhu cầu tiêu dùng trong nước thì rất lớn vì nó là món ăn thanh đạm thân thuộc , nhất là vào những ngày 30 – 1 , 14 – 15 âm lịch giá trị của nó thường có những gia tăng đột biến . Nấm rơm là một trong những chủng loại Nấm ăn miền nhiệt đới rất phổ thông và có giá trị cao , thơm ngon , nhiều dược tính , nhu cầu xuất khẩu rất lớn đã và đang được cả thế giới ưa chuộng . Đây là mặt hàng mà các vùng trồng lúa nước ta nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long có rất nhiều lợi thế . Vì hiện nay trên thế giới có rất ít quốc gia sản xuất canh tác thương mại chủng loại nấm này , một phần là do vùng khí hậu không phù hợp ( phải nóng và ẩm ) , mặt khác phải là quốc gia có thế mạnh về ngành trồng trọt cây lúa nước , lúa mì , mới có nhiều nguồn nguyên liệu rơm rạ cung ứng cho sản xuất đại trà .
B ) Đầu vào : Nguồn nguyên phế liệu tại chổ từ rơm rạ , thân lõi ngô , bã mía ở nước ta hàng năm khá lớn ( vài chục triệu tấn ) giá rẻ . Phụ phẩm bổ sung như phân chuồng ( phân bò , heo , gà …) , bột ngô , bột củ mì , cám gạo , bã đậu , bã củ mì … thì hầu như bất cứ địa phương nào cũng có sẳn . So với các ngành nghề nông nghiệp khác , nguyên liệu đầu vào của ngành Nấm Rơm , Ta có thể tự túc đến hơn 90% ( không phải nhập khẩu ) .
C ) Năng suất chuyển đổi sinh học : Với Nấm Rơm có thể đạt đến 60% trên trong lượng nguyên liệu khô ( Nấm rơm là loài ngậm nước , hàm lượng cellulouse , lignin thấp ) . Năng suất bình quân tại TQ 30 - 40% . Cá biệt một số khu vực thuộc Quảng Đông , Quảng Tây năng suất đạt tối ưu 50 - 60% .
D ) Công nghiệp chế biến : Nấm Rơm ngoài sử dụng tươi có thể được chế biến nhiều dạng khác như : Nấm muối , Nấm khô , Nấm đóng hộp ….
Qua phân tích sơ bộ trên ta có thể thấy đầy là một tiềm năng khổng lồ cho ngành Nông Nghiệp nước ta . Vậy tại sao vẫn chưa có những Tỷ phú , Đại phú làm giàu lên được từ ngành canh tác này ( không tính nhà sản xuất chế biến đâu nhé ) ??? Chẳng những đã không thể làm giàu mà đôi khi còn trắng tay kể cả những lão nông kinh nghiệm cả chục năm trong nghề ( vụ Tiên Lãng , Lai Vung … ) . Tại sao ? Tại sao và tại sao ???
http://www.viendongdaily.com/nam-rom-mat-mua-cuoi-nam-5xdcmPTF.html
http://www.baodongthap.com.vn/newsdetails/1D3FE1848FC/Dien_tich_trong_nam_rom_dang_giam.aspx
http://agriviet.com/nd/4656-nam-rom-tien-lang-khung-hoang/

Với ngành sản xuất và canh tác Nấm nói chung và Nấm Rơm nói riêng quy trình kỷ thuật trong canh tác chỉ có 8 yêu cầu cần tuân thủ nghiêm ngặt :
- Nguyên liệu và dinh dưỡng
- Nhiệt độ
- Độ ẩm
- Ánh sáng
- Thông khí
- PH
- Nguồn giống
- Phòng ngừa dịch hại
Và những yêu cầu này lại có những tác động hổ tương đan xen nhau không thể tách rời , mới có thể đảm bảo được năng xuất tối ưu , và biết đâu chừng năng suất chuyển hóa sinh học khi ấy có thể đạt bằng hoặc hơn cả năng suất bình quân của Anh láng giềng TQ chứ không phải đùa . Bởi điều kiện khí hậu tối ưu của các khu vực Đồng Bằng nước ta cho canh tác Nấm Rơm thì hơn hẳn họ .
Thế thì lổi ở khâu nào , chúng Ta sẽ cùng mổ sẻ để tìm ra nguyên nhân và các giải pháp khắc phục khả thi , phù hợp với thực trạng nước ta các Bạn nhé .
 


Last edited by a moderator:
M
chưa làm đã thấy thất bại rồi

vô cùng thank các bác nhé. không vội vàng em cứ làm xong lán cái đã còn lại em se tìm nơi nào đó bán bịch hợp lý thì em mua vậy thôi cứ từ từ ra tết xong thì em treo vậy. chứ các bác đã khuyên em rồi mà em cứ lao đầu vao thì đúng là.........:botay:
trong mấy trang đầu của toppic em có thấy bác Dfruit bảo là có thể trồng nấm rơm bằng bông thải + mùn Cưa vậy bác có thể chỉ cho em cách trồng đó được không. cách trồng bằng bông thải thì em được học rồi còn trộn bông thải với mùn cưa thì em chưa biết, không biết có phải cho vào lò hấp không hay trộn mùn cưa với bông thải rồi lên đống ủ
Bác nào biết thì chỉ giúp em với nhé
 


Tôi đã phản đối nhiều lần ở các bài làm nấm rồi.
Người ta nói tôi chỉ có lý thuyết suông, không
nên gàn cản người khác. Tuy vậy, những người nói
trồng nấm lời nhiều, năng suất trên trời, cũng
chỉ là nói trước khi làm thôi. Chưa thấy ai thật
sự bỏ vốn trồng nấm mà phất hơn các nghề kinh doanh
cùng đầu tư số vốn như vậy.


Riêng chuyện làm nấm bằng bông thải, tôi khẳng định
lỗ. Làm nấm bằng mùn cưa, chắc phải lỗ. Lý thuyết
cho thấy bông thải và mùn cưa không có chất bổ trong
đó đủ để cho nấm sống và mọc ra được, may ra nở được
vài trái, không đủ bù lỗ. Người ta nuôi nấm bằng những
nguyên vật liệu có nhiều chất bổ hơn, có thành công
chứng minh nuôi trồng nấm được, nhưng cũng cho thấy
không thể kinh doanh được. Bạn không phải là người đi
chứng minh một kết luận, mà là người kinh doanh lấy
tiền. Vì vậy, nghe người ta kết luận, nhưng không thấy
người ta làm.
 
V
em nghĩ bác nên thử nghiệm bằng 1 diện tích nhỏ trước xem đầu ra như thế nào đã, rồi tính toán tiếp vì 1 vụ nấm nó ngắn thôi mà, đă đưa ra dự án thì nên làm bác ạ (em cũng ủng hộ tất cả ý kiến của các bác vì mỗi mỗi người đã bao giờ suy nghĩ giống nhau đâu)
 
D
Riêng chuyện làm nấm bằng bông thải, tôi khẳng định
lỗ. Làm nấm bằng mùn cưa, chắc phải lỗ. Lý thuyết
cho thấy bông thải và mùn cưa không có chất bổ trong
đó đủ để cho nấm sống và mọc ra được, may ra nở được
vài trái, không đủ bù lỗ. Người ta nuôi nấm bằng những
nguyên vật liệu có nhiều chất bổ hơn, có thành công
chứng minh nuôi trồng nấm được, nhưng cũng cho thấy
không thể kinh doanh được. Bạn không phải là người đi
chứng minh một kết luận, mà là người kinh doanh lấy
tiền. Vì vậy, nghe người ta kết luận, nhưng không thấy
người ta làm.
Lý thuyết nào chứng minh? Thực tế chứng minh và lý thuyết chứng minh cái nào đáng tin cậy hơn?
 
H
.
 

Last edited by a moderator:
Q
Tôi đã phản đối nhiều lần ở các bài làm nấm rồi.
Người ta nói tôi chỉ có lý thuyết suông, không
nên gàn cản người khác. Tuy vậy, những người nói
trồng nấm lời nhiều, năng suất trên trời, cũng
chỉ là nói trước khi làm thôi. Chưa thấy ai thật
sự bỏ vốn trồng nấm mà phất hơn các nghề kinh doanh
cùng đầu tư số vốn như vậy.


Riêng chuyện làm nấm bằng bông thải, tôi khẳng định
lỗ. Làm nấm bằng mùn cưa, chắc phải lỗ. Lý thuyết
cho thấy bông thải và mùn cưa không có chất bổ trong
đó đủ để cho nấm sống và mọc ra được, may ra nở được
vài trái, không đủ bù lỗ. Người ta nuôi nấm bằng những
nguyên vật liệu có nhiều chất bổ hơn, có thành công
chứng minh nuôi trồng nấm được, nhưng cũng cho thấy
không thể kinh doanh được. Bạn không phải là người đi
chứng minh một kết luận, mà là người kinh doanh lấy
tiền. Vì vậy, nghe người ta kết luận, nhưng không thấy
người ta làm.
Cụ à, khổ cụ quá. Những pọt trên này là người mới vào nghề nấm, nguời trồng nấm được vài năm, người trồng cả chục năm, có cả những người chưa trồng nấm bao giờ nhưng đọc sách và sưu tầm tài liệu nhiều về nấm. Tất cả đều đang muốn tìm cách nào để trồng nấm tốt hơn. Tất nhiên, trên diễn đàn mà chỉ đọc tới đọc lui mà trồng nấm tốt thì thà em nghe chuyện ma còn hơn. Nhưng dẫu sao cũng có khá nhiều kinh nghiệm hoặc những kiến thức, hoặc những tài liệu mới lạ mà mọi nguời sưu tầm được. Qua đó , biết đâu giúp được gì đó cho người muốn bước vào nghề này. Tránh cướp hoặc tránh những vết xe đổ, nếu có.
Còn cụ cứ khẳng định điều mà ai cũng biết là không đúng. Trồng nấm không bằng bông, không bằng rơm rạ, không bằng mạt cưa, thân, cùi bắp... thì trồng bằng gì? Dĩ nhiên, mỗi lọai nấm đòi hỏi chế độ dinh dưỡng khác nhau, và nguồn nguyên liệu để trồng cũng có hàm lượng dinh dưỡng khác nhau. Ngay mạt cưa mới và mạt cưa cụ để lâu cũng đã có các chất khác nhau rồi, có thể tăng cái này và giảm cái khác. Vì vậy mới phải nghiên cứu để bổ sung thêm dinh dưỡng. Còn việc nghiên cứu như thế nào, lại là việc khác.
Túm lại là trồng nấm, trồng cây hay trồng cái quái quỷ gì thì cũng phải bổ sung dinh dưỡng vào cơ chất. Ngay trồng người chẳng hạn, cụ không cho dinh dưỡng hàng ngày lấy sức đâu mà đám nhỏ học. Còn bổ sung cái gì thì là chiện khác. Có người bổ sung nó vẫn ốm nhom, có người bổ sung thì đám nhỏ béo phì..vv và vv..
Thành ra, đừng võ đoán, cứ đinh ninh điều gì đó rồi bám riết để thảo luận. Cuộc sống thì thay đổi xoành xoạch, cụ thì kiên quyết trước sau như một. Không dễ tìm được người nào như vậy đâu, cụ à. Cụ là hiếm, quý đấy. Nói vậy chứ, rất cám ơn cụ đã tham gia xôm tụ, nhưng lẽ ra cụ phải thóang hơn chúng em mới đúng chứ, nhể!
 
Last edited by a moderator:
Q
trồng nấm sợ nhất là mấy bác thạc sĩ, tiến sĩ... ở mấy Viện và trung tâm nghiên cứu của nhà nước, xuống trại và cơ sở thực tế sản xuất cứ phán như thánh mà cho họ tự làm thử nghiệm thì đụng đâu hư đó, nếu không hư thì năng suất nản hết cả người.

Như dưới em đây, một lò hấp 2.500 bịch thì ngày hôm trước kêu một công chuyên nghiệp họ trộn một mẻ từ sáng tới 11g trưa là xong, tiền khoán trộn một mẻ vậy là 150.000đ. Xong rồi ủ bạt lại để đó, sáng hôm sau hai công chuyên nghiệp vô bịch họ sẽ vô bịch thì từ sáng tới cỡ 2g chiều là xong, tiền khoán là 120.000đ/thiên bịch (1.000 bịch). Sau đó họ xếp vô lò luôn, tiền vô lò là 50.000đ/lò. Họ vô lò thì mất khoảng 2 tiếng đồng hồ nữa. Trong lúc họ đang vô bịch thì công trộn sẽ phối trộn một mẻ mới.

Sau khi họ vô lò xong thì mình chụm lửa, chụm lửa lớn thì khoảng 4 tiếng là lên tới 100 độ, xong xuôi thì trời cũng tối rồi, tắt lửa đi tắm rửa ngủ thôi, sáng sớm hôm sau dậy mở cửa lò, thường thì nhiệt độ vẫn còn khoảng 80 - 85 độ, mở cửa lò khoảng 1,5 tiếng là công tới. Họ sẽ ra lò cho mình,mất khoảng 1,5 tiếng nữa. Tiền ra lò là 60.000đ/lò. Sau khi ra lò xong họ sẽ lại tiếp tục trộn nguyên liệu, còn công nhân vô bịch thì họ cứ tới là ngồi vào vô bịch thôi. Sau khi vô bịch hết rồi họ lại xếp bịch vô lò....

Đó công việc nó phải quay vòng tròn và kín lịch như vậy, còn như bác Chương Mỹ không tin thì bác cứ thử kêu 5 công nhân bình thường cho họ vô bịch xem hai ngày có vào nổi một lò 2.500 bịch không, khi vào rồi em dám chắc bịch sẽ có cái cứng ngắc, mà bịch nó sẽ lùn tịt và phình ra mập mập từng khúc như con sâu ấy, rồi cổ bịch thì cột chẳng đâu vào đâu, bông thì nhét cái nào cái nấy một cục tổ bố, cái nào ít thì ít quá.

Rồi khi hấp xong là ra lò, bác thử hai người đàn ông ra lò từ sáng tới trưa có xong nổi không, mà ra lò thì tỉ lệ bịch rách em dám đảm bảo với bác không bao giờ dưới 10% bịch.
Cụ thuê người chuyên nghiệp vậy chứng tỏ cụ chuyên chuyên nghiệp. Nói cho cùng là phải làm như vậy. Làm mà tính công ngày thì người thuê, người làm thuê chỉ có nước húp cháo. Mà người thuê húp cháo trước. Còn cháo gì thì...... không biết. He he.
 
Q
He he, bài trước mình còn nghiệp dư. Bài sau đã chính hiệu rồi. Ai chứng nhận đây ta?
 
M
hoangkhoi1986 thân mến. cám ơn bác đã chỉ bảo cho em, ko phải em không tin mà hôm qua đến hôm nay thợ nó làm nên mệt ko lên diễn đàn được, giờ lên mới đọc được bài của bác. đúng là mới vào nghề nên ko tính đủ được như bác thiếu sót nhiều quá,
em vẫn đang tiến hành làm lán làm xong thì để ra tết tính vậy. em đã chọn nghể trồng nấm rồi nên quyết theo nghề nấm( 25tr 10 ngày học ), mới thì có thể bỡ ngỡ lỗ 1 vài vụ là trưởng thành thôi mà. chỉ là do mình học xong máu quá cứ nghĩ vừa làm vừa tìm hiểu sau nên suýt nữa thì bị ăn quả lừa, may mà có các bác giúp đỡ, coi như đỡ mất 1 lần tiền học.....

Đúng là học xong bắt đầu triển khai thì mới thấy khó, Dốc tiền mà triển khai làm cơ bản từ nhà kho chứa NL, lò hấp, nhà ươm thì không dám. vì thị trường thì mình chưa biết nó ra sao, sản xuất thì muôn vàn cái mình chưa tính được ( như những cái mà bác hoangkhoi1986 nêu trên ) nên tính dựng tạm mấy lán trồng thư nghiệm nghiên cứu dần mà cũng khó khăn ghê

bác kinh nghiệm nhiều cho em hỏi rơm thì mới thu gom dc 1 tấn thì hết mùa gặt em tính mua bông thải trồng nấm rơm 2,2tr/1tấn nghe có ăn được không
nấm rơm ngoài HN trồng ít mà giá cũng cao ( em đang đọc mấy file tài liệu mà bác Dfruit gửi cho em về nấm rơm thấy trồng cái đó cũng hay ) bác có kinh nghiệm thì bảo em với. thank bác nhé.
nếu bác ở HN thì cho em qua thăm quan trang trại bác nhé
 
M
:blink: hình như từ đầu vào diễn đàn đến giờ em toàn đi lạc chủ đề mọi nguời thảo luận nhỉ ( trồng nấm rơm có thể trở thành đại ca không :bash: )
xin lỗi mọi người nhé, dân mới mà cái gì cũng muốn hỏi, mong các bác bỏ qua cho
 
N
Bác Dfruit có thể mail cho mình tài liệu về nấm rơm không? email news4lam at gmail.com. cám ơn trước nhiều
 
D
Mình rất sẳn lòng . Liên hệ với mình : 0919897448 , Email : dunguyen1203@gmail.com . Nếu Bạn ở TP thì alo AE uống cafe kết hợp xem hàng loạt video hướng dẫn SX&CT Nấm rơm theo mô hình mới .
 
G
mình rất muốn bắt đầu với nghề trồng nấm vì mình thấy nó phù hợp với những người ít vốn và muốn cải thiện thu nhập nhưng mình chưa biết cách bắt đầu từ quy mô như thế nào và tiêu thụ như thế nào? mong được mọi người giúp mình với. thanks.
 
D
mình rất muốn bắt đầu với nghề trồng nấm vì mình thấy nó phù hợp với những người ít vốn và muốn cải thiện thu nhập nhưng mình chưa biết cách bắt đầu từ quy mô như thế nào và tiêu thụ như thế nào? mong được mọi người giúp mình với. thanks.

Bạn giang 2910 thân !
Một số người thường có tư duy và suy nghỉ rất thiếu sót về ngành nghề trồng Nấm giống như Bạn đã nêu là chỉ cần ít vốn và chỉ giúp cải thiện thu nhập .
Nghề SX&CT Nấm khi triển khai thực hiện theo đúng quy trình kỷ thuật , công nghệ thì khả năng hoàn vốn đầu tư SX là rất nhanh , chứ không phải chỉ cần ít vốn là có thể làm được .
* Thứ nhất : nghề trồng Nấm muốn bền vững đòi hỏi cần có kiến thức chuyên nghiệp về các quy trình kỷ thuật của ngành Nấm ( mặc dù đại đa số người canh tác thường chỉ quan tâm và tập trung vào khâu sản xuất quả thể là chính ) . Khi tìm hiểu và thông suốt kiến thức về nghề này có thể Bạn sẽ không dám theo nghề , nếu như năng lực vốn đầu tư tối thiểu là không đủ ( nhà trồng , trang thiết bị SX , nguyên liệu ... ) . Còn nếu chỉ mua túi cấp 3 về trồng với năng lực vốn ít , 1 - 2 vụ đầu có thể sẽ giúp mang lại thành công cho người mới vào nghề , nhưng những vụ kế tiếp sau đó xác xuất hoàn vốn cũng đã là khó rồi còn gì mà nghỉ đến lợi nhuận .
* Thứ hai : Đây là một ngành nghề đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao và một khi đã chuyên nghiệp nó sẽ giúp người SX mau giàu có , chứ không phải chỉ cải thiện cuộc sống thôi đâu .
Nói vậy cũng không có nghĩa là ít vốn thì không thể làm , Chúng ta vẫn có thể liên kết nhiều người thân , bè bạn , hoặc xóm làng cùng góp vốn đầu tư phát triển ngành nghề này cho địa phương , họ tộc ...
Về quy mô : Ngành nghề SX&CT Nấm có thể phân chia thành 3 khâu chính
1/ Sản xuất meo giống
2/ Sản xuất túi trồng hoặc giá thể
3/ Sản xuất quả thể .
Với người mới nên bắt đầu từ khâu 2 và 3 , sau vài vụ thì có thể tự túc nhân giống luôn cho quy trình của mình ( khâu 1 ) . Điều quan trọng nhất của ngành nghề trồng Nấm là phải cần tìm hiểu xem lợi thế của khu vực của mình phù hợp cho canh tác chủng loại Nấm nào ( nguồn nguyên liệu tại chổ và vùng khí hậu ) .
 
Last edited by a moderator:
D
Oh ! Bạn doanhuynhky thân !
hổm rày lang thang qua xóm nuôi trồng thủy sản góp sức với AE , thỉnh thoảng trong ngày cũng ghé nhà đôi lần , khách đến thì cũng lai rai mà không ở lại cùng trò chuyện , trao đổi nên thấy cũng hơi buồn . Hj...hj ...

Phần kỷ thuật cơ bản cho ngành canh tác Nấm rơm , theo mình nghỉ thì cũng tạm đủ cho những ACE có thêm một hướng canh tác mới rồi . Còn đi vào chi tiết cụ thể từng khâu nhỏ ( dạng như cầm tay chỉ việc ) , thì các Bạn nên cùng đưa ra những vấn đề gì nan giải hoặc khó khăn thì mình mới giải đáp được , chứ độc tấu hoài đôi khi cũng lạc lõng và dễ bị trôi vào quên lãng , không có tác dụng gì nhiều trong việc hổ trợ kỷ thuật .
Mình đã soạn thảo xong bộ files ảnh tổng hợp quy trình sản xuất và canh tác Nấm rơm từ A - Z có trích dẫn ( file word ), nếu bạn nào có nhu cầu thì mail cho mình để được nhận tài liệu ( do nhiều ảnh không thể post hết lên diễn đàn được ) .

Mình mở Topic là cũng đã có sự chuẩn bị rất kỷ để gãy cho các bạn đây , có điều phải cho mình biết chổ nào mới gãy đúng được . Và cũng không chỉ dành riêng cho Nấm rơm , những chủng nấm phổ thông khác hiện đang canh tác ở VN như : Oyster ( Nấm sò , Nấm Bào ngư ) , Nấm Mèo , Nấm Linh Chi và nhiều chủng loại Nấm khác nữa ... chúng ta cũng nên đưa ra bàn thảo , biết đâu chừng những mô hình , kỷ thuật mới lạ ( ít hoặc chưa từng được ứng dụng khai thác tại VN ) mà mình đã và đang nghiên cứu , hy vọng có thể giúp được ít nhiều trong việc cải tiến ngành trồng Nấm hiện nay .
Cũng xin nói trước những Mô hình , Quy trình kỷ thuật này phù hợp cho quy mô SX vừa và nhỏ mang tính cạnh tranh thương mại cao , nhưng không quá nhỏ ( kiểu như xoá đói giảm nghèo ) , Vì vậy cũng mong các Bạn hướng đúng trọng tâm của chủ đề : Làm giàu từ ngành nghề trồng Nấm .

Rất hoan nghênh các Bạn đã từng có thâm niên lâu năm trong lĩnh vực này ( kể cả trực tiếp canh tác cũng như nghiên cứu chuyên sâu ) cùng tham gia đặt vấn đề và phản biện giúp .

Thank !
 
Last edited by a moderator:
V
Oh ! Bạn doanhuynhky thân !
hổm rày lang thang qua xóm nuôi trồng thủy sản góp sức với AE , thỉnh thoảng trong ngày cũng ghé nhà đôi lần , khách đến thì cũng lai rai mà không ở lại cùng trò chuyện , trao đổi nên thấy cũng hơi buồn . Hj...hj ...

Phần kỷ thuật cơ bản cho ngành canh tác Nấm rơm , theo mình nghỉ thì cũng tạm đủ cho những ACE có thêm một hướng canh tác mới rồi . Còn đi vào chi tiết cụ thể từng khâu nhỏ ( dạng như cầm tay chỉ việc ) , thì các Bạn nên cùng đưa ra những vấn đề gì nan giải hoặc khó khăn thì mình mới giải đáp được , chứ độc tấu hoài đôi khi cũng lạc lõng và dễ bị trôi vào quên lãng , không có tác dụng gì nhiều trong việc hổ trợ kỷ thuật .
Mình đã soạn thảo xong bộ files ảnh tổng hợp quy trình sản xuất và canh tác Nấm rơm từ A - Z có trích dẫn ( file word ), nếu bạn nào có nhu cầu thì mail cho mình để được nhận tài liệu ( do nhiều ảnh không thể post hết lên diễn đàn được ) .

Mình mở Topic là cũng đã có sự chuẩn bị rất kỷ để gãy cho các bạn đây , có điều phải cho mình biết chổ nào mới gãy đúng được . Và cũng không chỉ dành riêng cho Nấm rơm , những chủng nấm phổ thông khác hiện đang canh tác ở VN như : Oyster ( Nấm sò , Nấm Bào ngư ) , Nấm Mèo , Nấm Linh Chi và nhiều chủng loại Nấm khác nữa ... chúng ta cũng nên đưa ra bàn thảo , biết đâu chừng những mô hình , kỷ thuật mới lạ ( ít hoặc chưa từng được ứng dụng khai thác tại VN ) mà mình đã và đang nghiên cứu , hy vọng có thể giúp được ít nhiều trong việc cải tiến ngành trồng Nấm hiện nay .
Cũng xin nói trước những Mô hình , Quy trình kỷ thuật này phù hợp cho quy mô SX vừa và nhỏ mang tính cạnh tranh thương mại cao , nhưng không quá nhỏ ( kiểu như xoá đói giảm nghèo ) , Vì vậy cũng mong các Bạn hướng đúng trọng tâm của chủ đề : Làm giàu từ ngành nghề trồng Nấm .

Rất hoan nghênh các Bạn đã từng có thâm niên lâu năm trong lĩnh vực này ( kể cả trực tiếp canh tác cũng như nghiên cứu chuyên sâu ) cùng tham gia đặt vấn đề và phản biện giúp .

Thank !

anh gửi giúp em vào mail anh nhé: hoặc anh cho em số tk em chuyển tiền anh mua giúp em cái thẻ nhớ anh copy cả cái nuôi trạch và nấm rơm cho em được không anh
 


Back
Top