Chăm sóc cây mai trong chậu

Không có 1 công thức và 1 qui trình nào đúng cho tất cả các cây trồng nói chung và cây mai trong chậu nói riêng.
Tùy theo chất trồng, tùy theo sức khỏe cây, tùy theo mùa vụ, .. sẽ có những việc làm khác nhau:
- Nếu chất trồng trong chậu của bạn là 1 hổn hợp các chất tơi xốp, khả năng giử phân kém thì bạn phải bón thường xuyên hơn các cây có chất trồng chứa nhiều thành phần giử phân như đất thịt, chất hữu cơ hoai mục.
- Với cây mạnh thì bạn phải bón phân nhiều hơn cây yếu, thậm chí với cây quá yếu thì không nên bón phân.
- Vào mùa sinh trưởng và lúc cây chuẩn bị ra cơi đọt mới bạn phải bón phân đón đọt còn vào thời điểm cây đã làm nụ hoàn chỉnh và bước vào giai đoạn ngủ nghỉ thì bạn không nên "vác phân đi ngang qua sân để mai"

Bạn tham khảo thêm:
cách thức bón phân và loại phân nào dùng bón cho mai

vincent đã viết:
con chào bác dovando, nhờ bác giúp con chút ạ, cây mai mà trồng trong chậu thì khoảng bao lâu mới bón phân 1 lần vậy bác? và bón những loại phân gì? và bón như thế nào gần lúc têt để mai có nhiều nụ được vậy bác? mong chờ tin hồi âm của bác, thanks bác nhiều
 

File đính kèm

  • Mai Vàng.docx.pdf
    1.4 MB · Lượt xem: 987
Con cám ơn Bác Mục, nhờ Bác mà con chăm sóc mấy em mai tốt hơn, chia sẽ cả nhà vài e mai cua mình.
trước

sau 6 tháng

trước

sau 6 tháng

trước

sau 6 tháng, có thêm được ít rao má để dành nấu canh

vài e BĐ lần đầu chăm sóc, không biết năm sau nó như thế nào?


 
hii... đọc bài của a chỉ rất hay, mình cũng đã từng làm, nhưng có 1 điều nếu cây mai vàng cao khoang 3 , 4 mét, đường kính gốc 2 tất thì có rất nhiều nụ, chẳng lẽ leo lên lặt hết sao nỗi... hii
ko có chuyện đến tháng này tất cả các nụ đều to và chuẩn bị nở đâu bác. Chỉ có 1 ít nụ kết từ tháng 4 và 5 thôi, cúi tháng 4 hay đầu tháng 5 cũng đã tỉa tàn , bấm xã cho ngắn lại còn vài lá mỗi đầu cành nên cũng chẳng phải lo nụ lớn và nở hết.

Còn nếu bác chăm sóc làm sao mà cây mai to cao như vậy mà tất cả nụ hiện có trên cây đều rất to và muốn nở hết sau vài cơn mưa.... thì bó tay lun.

NÊN SUY NGHỈ LẠI ĐI.
 
Con cám ơn Bác Mục, nhờ Bác mà con chăm sóc mấy em mai tốt hơn, chia sẽ cả nhà vài e mai cua mình.
trước

sau 6 tháng

trước

sau 6 tháng

trước

sau 6 tháng, có thêm được ít rao má để dành nấu canh

vài e BĐ lần đầu chăm sóc, không biết năm sau nó như thế nào?


Đẳng cấp! Đam mê! và trên hết là sự khiêm nhường: Mai do mình chăm nhưng lại bảo do nhờ công của người khác. Bác làm Dịu mát không khí của diễn đàn. Thank bác
 
Kinh gởi bác kĩ sư điện :

Bác là kĩ sư điện... hổng lẽ bác không biết quan sát cái ngay trước mắt trước khi so sánh ...giữa 2 cây mai
1 trồng trong chậu..và 1 cây mai trong hoang dã
Nếu biết quan sát, Lý ra bạn phải nhận ra được điều này hay hơn và rất khác biệt nữa nè:
các bác trồng mai chậu khốn khổ để tốn tiền mua thuốc độc rồi tốn công phun ngừa trị... bọ trĩ... chi vậy có khi phải đến 4 ngày phun 1 lần...độc hại cho mình ..độc hại cho thân nhân và cho môi trường ?! ở xứ tôi chưa thấy cây mai nào dưới đất vườn mà bị bọ trĩ hại chết cả

Cây trồng chỉ có mấy vấn đề :
Tế bào và mô...tính thích ứng và sự tự điều chỉnh...sanh trưởng và tiến hóa...di truyền và biến dị

Nhưng mỗi vấn đề là những nhiêu khê cho đến bây giờ vẫn chưa kết thúc vì đó là câu chuyện luôn diễn biến của..tự nhiên

Không giống như toán học 1 + 1 = 2 không bao giờ sai
Nhưng sinh học : 1+ 1 + điều kiện ...nó sẽ thành 10 hoặc 20 hoặc v..v. ( tùy điều kiện) có khi chết ngắc

Giàu 2 con mắt...khó đói 2 bàn tay

Câu tục ngữ rất hay về sự quan trọng của sự quan sát để phân biệt được.. cái nào là để thành công, để làm giàu ... cái nào là chỉ tốn công rồi lỗ vốn

Có câu chuyện kể :

có vị giáo sư dạy sinh viên sắp ra trường làm bác sỹ đứng trên bục giảng vị giáo sư thao thao bất tuyệt rằng :

làm bác sỹ ngoài kiến thức chuyên môn cao ... các em còn cần phải có 2 đức tính tối cần thiết:

1 : biết quan sát ...vì thân chủ khi đến... nhiều người không đủ ngôn ngữ để diễn tả các triệu chứng của họ... do đó phải biết quan sát sẽ nhận ra được dấu hiệu bịnh tật thật của họ mà không cần để họ phải nói nhiều...sai nhiều

2 : phải biết ở dơ..vì thân chủ khi đến bịnh tật dơ dáy... kể triệu chứng bịnh mà dí gần sát mặt BS gần đến độ phun cả bụi nước miếng vào mặt BS để... thì thầm ( sợ người khác biết bịnh của mình đấy) nếu mình tránh né... bắt họ phải ngồi thật xa để hỏi bịnh..sẽ mất khách đấy... do đó BS muốn đắt khách phải biết ở dơ

các em coi trình độ ở dơ của thày nè , vị giáo sư lấy ra trong 1 chai nước đen thui ...rồi mở nắp..thò ngón tay vào quậy bốc mùi thúi um
sau đó vị giáo sư đưa ngón tay vào miệng mút ngon lành
rồi hỏi rằng : em nào dám ở dơ như thày?

Cả lớp còn đang bần thần yên lặng... 1 sinh viên nhanh nhẹn : em làm được ...rồi mạnh bạo đi lên, cũng thò ngón tay vào chai nước thúi um quậy quậy sau đó cũng đưa ngón tay lên miệng mồi mút..miệng “chép chép” ngon lành

Khi anh sinh viên đã về chỗ ngồi vị giáo sư nói :

Em mới chỉ đủ điều kiện biết ở dơ..nhưng em chưa biết quan sát,
em quậy bằng ngón trỏ cũng mút bằng ngón trỏ
còn tôi quậy chai thuốc thúi bằng ngón trỏ...nhưng mút bằng ngón giữa..
Cho con góp vui chương trình :em ..biết quan sát!!??
Hôm đó có giờ Sinh Học !! Đang học bài Phân bón cây trồng!
Cô giáo đang giảng bài nhìn xuống lớp ,thấy có 1 cậu học trò ,lo nói chuyện ,ko lo nghe cô giáo giảng bài !!
Cô giáo giận dữ ,liền gọi cậu học trò đó ,đứng lên hỏi bài :
Cô giáo hỏi:cây phát triển ..nhờ gì??
Cậu học trò ,vì đang nói chuyện ,ko nghe giảng ,hoảng hốt .quan sát..trên ngực ..cô giáo thấy bông hoa mai..liền trả lời ..dạ cây phát triển nhờ ..Sửa (cô giáo)..
Cô giáo quát sai rồi ,phát triển nhờ ..phân...
Cậu học trò trả lời ..dạ con ko nghĩ là cái rễ..hoa mai dài vậy..??!!!
 
Last edited:
Sai...không thuộc bài rồi
Khi đọt phóng là lúc gibberelin được tạo ra
Gib triệt tiêu ABA ( acid absicic) các nụ to không còn bị ABA kìm hãm...sẽ nở thành hoa..
Cây dồn sức phóng đọt.. tạo lá nở hoa ...do đó nụ nhỏ thành chậm lớn

nói đơn giản ngĩa là : khi cây ra tược sẽ kéo nụ lớn nở theo...làm nụ rất nhỏ thành chậm lớn
nhưng nụ tương đối nhỏ sẽ lớn ra ..do các tế bào trương nưóc và bắt đầu phân chia

bạn buicongkt nguyên cứu câu trả lời của Bác cho mình nè,!!!
mình chỉ bị có 2 bông thôi ,tất cả nụ khác đều an toàn !!!!
tháng 6 có phun 2 lần 6 30 30,mình ngưng liền vì thấy nụ to ngay sau khi phun !!??hi
he he cảm ơn bác đã nhắc nhở, thật tình thì những bài viết của bác mục mình đều đọc rất kĩ và thậm chí còn lưu lại máy tính để thỉnh thoảng mở ra đọc lại cho nhanh khỏi bị tìm trang lâu nữa đó bác. Em thì em chưa phun 701 mà có cây hoa đã nở tè le nhưng cũng không lo ngại lắm vì bác Mục đã giải thích kĩ rồi, cứ cho cúng nó nở thoải mái rồi ta lại bấm hoa đi sau đó nó lại mọc lại mầm hoa mới thôi, mà thậm chí có cuống còn mọc 2-3 nụ nữa chứ. Phân chuồng là chủ đạo và thỉnh thoảng tưới phân loãng mà nó sung như vậy đó.
Năm nay bác buicongkt chăm sóc mấy em mai BĐ " lên tay" hẳn he he.....Nhìn bộ lá củ ( xanh đậm chưa có dấu hiệu rụng ) + bộ lá non mới phát trong tháng 7 AL mơn mởn này => Cuối năm phải bội thu.....Cây này là cúc mai phải không bác
hehe bác quá khen rồi em cũng đang học hỏi các bác thôi, tất cả đều theo chỉ dẫn của Bác Mục cả nói chung đến hôm nay các em nó đều xanh mướt và đợt này ra chồi non rất nhiều hy vọng cuối năm sẽ bội thu. Mai BĐ của em không có cây nào cucs lai cả mà hình như người ta gọi là giảo BĐ ko biết có đúng không, những bông đã nở hinhf trên đều từ 14 đến 18 cánh, màu rất tươi và hoa khá to.
 
Last edited by a moderator:
he he cảm ơn bác đã nhắc nhở, thật tình thì những bài viết của bác mục mình đều đọc rất kĩ và thậm chí còn lưu lại máy tính để thỉnh thoảng mở ra đọc lại cho nhanh khỏi bị tìm trang lâu nữa đó bác. Em thì em chưa phun 701 mà có cây hoa đã nở tè le nhưng cũng không lo ngại lắm vì bác Mục đã giải thích kĩ rồi, cứ cho cúng nó nở thoải mái rồi ta lại bấm hoa đi sau đó nó lại mọc lại mầm hoa mới thôi, mà thậm chí có cuống còn mọc 2-3 nụ nữa chứ. Phân chuồng là chủ đạo và thỉnh thoảng tưới phân loãng mà nó sung như vậy đó.


hehe bác quá khen rồi em cũng đang học hỏi các bác thôi, tất cả đều theo chỉ dẫn của Bác Mục cả nói chung đến hôm nay các em nó đều xanh mướt và đợt này ra chồi non rất nhiều hy vọng cuối năm sẽ bội thu. Mai BĐ của em không có cây nào cucs lai cả mà hình như người ta gọi là giảo BĐ ko biết có đúng không, những bông đã nở hinhf trên đều từ 14 đến 18 cánh, màu rất tươi và hoa khá to.

hehe bác quá khen rồi em cũng đang học hỏi các bác thôi, tất cả đều theo chỉ dẫn của Bác Mục cả nói chung đến hôm nay các em nó đều xanh mướt và đợt này ra chồi non rất nhiều hy vọng cuối năm sẽ bội thu. Mai BĐ của em không có cây nào cucs lai cả mà hình như người ta gọi là giảo BĐ ko biết có đúng không, những bông đã nở hinhf trên đều từ 14 đến 18 cánh, màu rất tươi và hoa khá to.

7OmX6gA.jpg

Bạn mới bước vào thế giới mai vàng từ năm ngoái...vậy mà đã “ngộ đạo” rồi...

nếu bác chịu khó dùng thêm các thuốc trừ sâu bọ sinh học ..và ngừa trị nấm sinh học là bác đã đi đến cái cuối cùng ...là mục đích tôi “mong mỏi” các anh em yêu thích mai phải đi tới : cây mai công xuất cao .. trường thọ ...không bịnh tật...cây mai sạch, xanh..thân thiện với tất cả mọi người
 
Bác mục ơi từ trước đến giờ con xài map logic đặc trị tuyến trung thôi. Mà con thấy cũng ổn bác a.
 
7OmX6gA.jpg

Bạn mới bước vào thế giới mai vàng từ năm ngoái...vậy mà đã “ngộ đạo” rồi...

nếu bác chịu khó dùng thêm các thuốc trừ sâu bọ sinh học ..và ngừa trị nấm sinh học là bác đã đi đến cái cuối cùng ...là mục đích tôi “mong mỏi” các anh em yêu thích mai phải đi tới : cây mai công xuất cao .. trường thọ ...không bịnh tật...cây mai sạch, xanh..thân thiện với tất cả mọi người
Vâng con cảm ơn lời khuyên của bác, ở chỗ con tìm mua các loại thuốc trị sâu rầy và bệnh bằng thuốc sinh học cũng khá hiếm. Hiện tại cháu chỉ phun thuốc luân phiên trị bọ trĩ và nhện đỏ bằng các loại thuốc như ortus, regant,confidor, karate...và loại thuốc trị tuyến trùng bằng hạt giống như NPK mà cháu ko nhớ tên, thuốc trị bệnh từ đầu mùa mưa đến giờ cháu chỉ mới xịt 1 lần bằng tilsuper thấy cây phát triển cũng tốt.
 
Đẳng cấp! Đam mê! và trên hết là sự khiêm nhường: Mai do mình chăm nhưng lại bảo do nhờ công của người khác. Bác làm Dịu mát không khí của diễn đàn. Thank bác
Đam mê thì có, đẳng cấp thì không có, công thì của mình nhưng hướng dẩn là Bác Mục. Bác đừng đưa e lên cao,té đau lắm Bác ah.hi
Cây của bạn đẹp quá chia sẻ tiếp đi bạn ... bạn có thể giúp mình cách up hình như thế nào không , chi tiết một chút nhé bạn ... bởi vì mình hơi dốt vi tính ... và bạn cũng đừng quên chỉ mình cách trồng rau má nhé ... mình thích nhất cái khoản rau má của bạn ...! đa tạ trước ...!
bạn biết không bạn đang tiếp thêm sức mạnh cho ace đấy ...! chúc bạn vui
mình vao photobuket tạo tài khoản up hình lên rồi copy qua, không rành vi tính lắm nên biết cách chỉ chi tiết được ban ơi. rau má bạn kiếm nơi nào có nhổ vài bụi luôn rể đem về trồng thôi,hi
thêm ít rau càng cua đổi khẩu vị.chúc bạn vui.

Thêm ít tấm hình cho dd bớt căng thẳng. chúc cả nhà vui vẻ.





 
Last edited by a moderator:
cảm ơn bạn để mình đi hỏi các tiệm bán thuốc bvtv xem có ko. chỗ bạn là tp biên hòa còn mình ở tp kon tum cách xa nhau quá
 
Đam mê thì có, đẳng cấp thì không có, công thì của mình nhưng hướng dẩn là Bác Mục. Bác đừng đưa e lên cao,té đau lắm Bác ah.hi

mình vao photobuket tạo tài khoản up hình lên rồi copy qua, không rành vi tính lắm nên biết cách chỉ chi tiết được ban ơi. rau má bạn kiếm nơi nào có nhổ vài bụi luôn rể đem về trồng thôi,hi
thêm ít rau càng cua đổi khẩu vị.chúc bạn vui.
Thêm ít tấm hình cho dd bớt căng thẳng. chúc cả nhà vui vẻ.


Cây này mà trồng trước nhà, thì các lầu 1, 2 đều ngắm bông nở được hết ah, chỉ có điều để lặt lá cho " em chân dài" này hơi căng ha......
 
Last edited by a moderator:
cảm ơn bạn để mình đi hỏi các tiệm bán thuốc bvtv xem có ko. chỗ bạn là tp biên hòa còn mình ở tp kon tum cách xa nhau quá
Bác chịu khó đi vào các nhà vườn trồng Lan hoặc các cửa hàng thuốc BVTV xem sao, em thấy bây giờ đa số sài thuốc sinh học mà bác. Đây bác:
"Chất ABAMECTIN và EMAMECTIN, thuốc trừ sâu sinh học thế hệ mới
Là các chất được chiết xuất trong môi trường nuôi cấy loài nấm Streptomyces avermitilis. Hai chất này có cấu tạo hóa học và tính chất gần giống nhau, trong đó Emamectin có hiệu lực diệt sâu mạnh hơn. Thuốc có tác động diệt sâu qua đường tiếp xúc, vị độc và có khả năng thấm sâu, hiệu lực diệt sâu nhanh và mạnh không thua kém thuốc hóa học. Do hiệu lực mạnh nên lượng hoạt chất sử dụng rất thấp, chỉ từ 3-5 g/ha, trong đó Emamectin mạnh hơn Abamectin. Thuốc có phổ tác dụng rộng, phòng trừ được nhiều loại sâu miệng nhai, sâu chích hút và nhện hại cho nhiều loại cây trồng, đặc biệt sử dụng cho rau, hoa cảnh, các cây ăn quả và cây công nghiệp có giá trị cao"> Để em lên mạng tìm vài loại cho bác rồi em post ảnh sau
 
Bác chịu khó đi vào các nhà vườn trồng Lan hoặc các cửa hàng thuốc BVTV xem sao, em thấy bây giờ đa số sài thuốc sinh học mà bác. Đây bác:
"Chất ABAMECTIN và EMAMECTIN, thuốc trừ sâu sinh học thế hệ mới
Là các chất được chiết xuất trong môi trường nuôi cấy loài nấm Streptomyces avermitilis. Hai chất này có cấu tạo hóa học và tính chất gần giống nhau, trong đó Emamectin có hiệu lực diệt sâu mạnh hơn. Thuốc có tác động diệt sâu qua đường tiếp xúc, vị độc và có khả năng thấm sâu, hiệu lực diệt sâu nhanh và mạnh không thua kém thuốc hóa học. Do hiệu lực mạnh nên lượng hoạt chất sử dụng rất thấp, chỉ từ 3-5 g/ha, trong đó Emamectin mạnh hơn Abamectin. Thuốc có phổ tác dụng rộng, phòng trừ được nhiều loại sâu miệng nhai, sâu chích hút và nhện hại cho nhiều loại cây trồng, đặc biệt sử dụng cho rau, hoa cảnh, các cây ăn quả và cây công nghiệp có giá trị cao"> Để em lên mạng tìm vài loại cho bác rồi em post ảnh sau
Mọi người xem nha, http://nongnghiep.vn/su-dung-thao-moc-tu-che-thuoc-tru-sau-post136256.html
Dể làm, dễ tìm nguyên liệu, an toàn không độc....tác dụng cao thì chắc phải trãi nghiệm ah
 
Do hiệu lực mạnh nên lượng hoạt chất sử dụng rất thấp, chỉ từ 3-5 g/ha
Bạn có nhầm về liều lượng sử dụng hay không vậy? 3-5g cho 1 bình phun 16L có vẻ hợp lý hơn!!!
Cây này mà trồng trước nhà, thì các lầu 1, 2 đều ngắm bông nở được hết ah, chỉ có điều để lặt lá cho " em chân dài" này hơi căng ha......
E thì lặt như vậy nè, còn theo Bác mục học vài năm nữa nuôi tàn lớn hơn thi tính sau.hi

 
Last edited by a moderator:
Bạn có nhầm về liều lượng sử dụng hay không vậy? 3-5g cho 1 bình phun 16L có vẻ hợp lý hơn!!!
Không thể nhầm được bác ơi, để tối về em chụp mấy gói thuốc em mua ở nhà chứ trên mạng thì em đang bị .. tẩu hỏa nhập ma vì có quá nhiều loại thuốc.
Bác và các bác khác trên diễn đàn phải luôn lưu tâm ghi nhớ thuốc các bác mua về chỉ có rất ít thành phần hoạt chất trong đó còn lại chủ yếu là phụ gia, còn em viết là 3-5g hoạt chất chứ không phải sau khi đã pha với phụ gia (cái định lượng này là của chuyên gia nào đó em đọc lướt qua nên quên mất rồi) em ví dụ như một số loại thuốc thuốc dưới đây:

Actimax 50WD Quy cách: gói 5 g
THÀNH PHẦN

Emamectin benzoate...........50 g/kg.
Phụ gia............................vừa đủ 1 kg.

Comda 250EC là hỗn hợp giữa hai hoạt chất:
Emamectin benzoate: 5 g/L.
Dầu khóang PSO (Petroleum Spray Oil): 245 g/L.
Chất phụ gia cho đủ 1 Lít

Tên thương phẩm : Emingold 160SC
Tên hoạt chất : Emamectin benzoate 10g/l + Indoxacarb 150g/l
Loại thuốc : Thuốc trừ sâu
Nhóm thuốc : Hỗn hợp trừ sâu
... Các bác thấy hoạt chất chỉ 5-10g/l; có loại 50g/l, kglà max
 
Không thể nhầm được bác ơi, để tối về em chụp mấy gói thuốc em mua ở nhà chứ trên mạng thì em đang bị .. tẩu hỏa nhập ma vì có quá nhiều loại thuốc.
Bác và các bác khác trên diễn đàn phải luôn lưu tâm ghi nhớ thuốc các bác mua về chỉ có rất ít thành phần hoạt chất trong đó còn lại chủ yếu là phụ gia, còn em viết là 3-5g hoạt chất chứ không phải sau khi đã pha với phụ gia (cái định lượng này là của chuyên gia nào đó em đọc lướt qua nên quên mất rồi) em ví dụ như một số loại thuốc thuốc dưới đây:
Tặng bác nè:











 
Tặng bác nè:











Bác đúng là cao thủ, chúc bác và toàn thể diễn đàn cuối tuân vui vẻ nhé. Bác buicongkt chắc cũng dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm các laoij thuốc sinh học nhé. Tối nay em xin phép đi làm vài với đám bạn vì tuần trước đi công tác cả tuần nên bạn nhớ vợ mong. Nếu bác tran the và chammai landau có đọc bài này thì bác nhớ nhé, em vẫn dự kiến từ tối chủ nhật này Đà Nẵng mưa kéo dài đến giữa tuần sau mới hết đó (khoảng thứ 5) nên có chăm sóc thêm bớt gì cho mấy em mai quý của các bác thì ráng thực hiện ngay trong ngày mai hoặc mốt nhé. Have nice weekend to all!
E thì lặt như vậy nè, còn theo Bác mục vài năm nữa nuôi tàn lớn hơn thi tính sau.hi

Trời! Khờ ông KHÔNG thể tin nổi, cây này chắc phải 7-8m, TRÈO, chống cẩn thận nghe bác.
 
MỘT SỐ THUỐC BVTV NGUỒN GỐC SINH HỌC THẾ HỆ MỚI (Báo NNVN - Số ra ngày 4/2/2009)

cube_blue.gif



thuoc.gif

Đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng về nông sản sạch, việc sản xuất và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) nguồn gốc sinh học càng ngày càng phát triển. Nhiều loại thuốc BVTV nguồn gốc sinh học thế hệ mới tiếp tục ra đời. Ngoài đặc điểm chung là có độ an toàn cao với người và môi trường, những loại thuốc thế hệ mới này cũng có một số đặc điểm mới so với các thuốc sinh học trước đây.

Đối với thuốc trừ sâu đó là khả năng diệt sâu nhanh và phổ tác dụng rộng. Với thuốc trừ bệnh đáng chú ý nhất là khả năng tăng cường sức đề kháng cho cây (kích kháng), được coi là chiến lược phòng trừ bệnh cây một cách tổng hợp và bền vững.

Sau đây là một số thuốc BVTV nguồn gốc sinh học thế hệ mới điển hình đã đăng ký sử dụng ở nước ta hiện nay.

I - Thuốc trừ sâu

1 - Chất ABAMECTIN và EMAMECTIN

Là các chất được chiết xuất trong môi trường nuôi cấy loài nấm Streptomyces avermitilis. Hai chất này có cấu tạo hóa học và tính chất gần giống nhau, trong đó Emamectin có hiệu lực diệt sâu mạnh hơn. Thuốc có tác động diệt sâu qua đường tiếp xúc, vị độc và có khả năng thấm sâu, hiệu lực diệt sâu nhanh và mạnh không thua kém thuốc hóa học. Do hiệu lực mạnh nên lượng hoạt chất sử dụng rất thấp, chỉ từ 3-5 g/ha, trong đó Emamectin mạnh hơn Abamectin. Thuốc có phổ tác dụng rộng, phòng trừ được nhiều loại sâu miệng nhai, sâu chích hút và nhện hại cho nhiều loại cây trồng, đặc biệt sử dụng cho rau, hoa cảnh, các cây ăn quả và cây công nghiệp có giá trị cao.

Ở nước ta hiện nay các hoạt chất trên được đăng ký với nhiều tên thương mại của nhiều đơn vị và được sử dụng rất phổ biến, trong đó có các thuốc Đầu Trâu Bi-sad, Đầu Trâu Merci, Proclaim… Thuốc Đầu Trâu Bi-sad 0,5ME chứa 0,5% Emamectin dưới dạng siêu nhũ, dùng phòng trừ rầy nâu, sâu cuốn lá lúa, sâu tơ bắp cải, sâu vẽ bùa cam… pha liều lượng 10-15ml/10l nước, hiệu lực diệt sâu sau 1 ngày đã đạt trên 75%.

2 - Hỗn hợp ABAMECTIN + DẦU KHOÁNG

Dầu khoáng có tác dụng bít lỗ thở làm sâu ngạt thở mà chết, ngoài ra còn xua đuổi sâu trưởng thành không đến đẻ trứng và làm ung trứng. Chế phẩm dầu khoáng dùng hòa nước phun lên cây để trừ sâu (gọi là Petroleum Spray Oil) ngày càng sử dụng phổ biến. Đặc biệt trong phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây có múi, dầu khoáng được coi là sản phẩm chủ lực ở nhiều nước. Dầu không độc hại với người và môi trường.

Chất Abamectin hỗn hợp với dầu khoáng làm tăng hiệu lực diệt sâu do tác động bổ sung và khả năng loang trải, bám dính tốt của dầu, cũng được dùng để phòng trừ các loại sâu miệng nhai, sâu chích hút và nhện hại cho nhiều loại cây trồng. Thuộc nhóm này có các chế phẩm Đầu Trâu Bihopper, Feat… Thuốc Feat 25EC chứa 0,5% chất Abamectin và 24,5% dầu khoáng, dùng phòng trừ bọ trĩ hại dưa hấu, dưa leo, dòi đục lá cà chua, nhện đỏ cam, quýt… pha liều lượng 12-15ml/10l nước. Cây cam, quýt được phun thuốc Feat cho trái bóng đẹp và chất lượng tốt hơn rõ rệt.

3 - Nhóm THUỐC THẢO MỘC

Đáng chú ý là các chất Matrine (từ cây khổ sâm), Azadirachtin (từ cây Neem, là một loài xoan ở Ấn Độ), Rotenone (từ cây thuốc cá). Từ lâu con người đã biết dùng thuốc thảo mộc để trừ sâu nhưng gần đây do nhu cầu sử dụng ngày càng tăng cùng với các tiến bộ về công nghệ, các chất có nguồn gốc thảo mộc trừ sâu ngày càng được phát triển nhanh. Các chất này cũng có hiệu lực diệt sâu nhanh, phổ tác dụng rộng, phòng trừ nhiều loại sâu hại cho nhiều loại cây trồng.

Ở nước ta hiện nay các thuốc trừ sâu nguồn gốc thảo mộc cũng đã được đăng ký với nhiều tên thương mại của nhiều đơn vị, trong đó có các chế phẩm Đầu Trâu Jolie (hoạt chất Matrine), Vineem (Azadirachtin), Vironone (Rotenone)… Thuốc Đầu Trâu Jolie 1,1SP chứa 11g matrine/1l, là thuốc đặc trị bọ trĩ hại lúa và các cây trồng khác.

II - Thuốc trừ bệnh

Trong số các thuốc trừ bệnh cây tác động theo cơ chế kích kháng hiện nay đáng chú ý là chất Chitosan (còn gọi là oligo - sacarit). Chitosan là một chất hữu cơ cao phân tử được điều chế từ vỏ tôm, cua và một số loài rong biển. Ngoài tác dụng kích thích hoạt động của hệ thống kháng bệnh trong cây, Chitosan còn có tác dụng như một chất kích thích sinh trưởng của cây và trực tiếp tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh do hủy hoại màng tế bào vi sinh vật. Với các tác dụng trên, Chitosan phòng trừ được các bệnh cây do các nhóm vi sinh vật như nấm, vi khuẩn, tuyến trùng và cả virút. Có thể coi Chitosan như một loại vắc-xin thực vật.

Ở ta hiện nay hoạt chất Chitosan đăng ký với với nhiều tên thương mại như Olicide, Thumb, Stop… phòng trừ nhiều loại bệnh do nấm, vi khuẩn và tuyến trùng cho lúa và nhiều cây trồng khác. Thuốc Olicide 9DD chứa 9% chất Chitosan phòng trừ nhiều loại bệnh quan trọng cho nhiều loại cây trồng như bệnh đạo ôn hại lúa, bệnh thán thư hại ớt, bệnh gỉ sắt hại chè. Đặc biệt đối với bệnh chết nhanh hồ tiêu, nhiều bà con trồng hồ tiêu ở Bình Phước, Đăk Nông, Đăk Lăk… đã sử dụng và đánh giá tốt.

Với sự ra đời của nhiều loại thuốc BVTV nguồn gốc sinh học thế hệ mới sẽ góp phần tích cực trong việc phòng trừ dịch hại, bảo vệ cây trồng để ngày càng có nhiều sản phẩm nông nghiệp sạch cung ứng cho con người và không gây ô nhiễm môi trường.

KS. Nguyễn Mạnh Chinh

http://www2.hcmuaf.edu.vn/contents.php?ids=2079&ur=dothiloi
 
Back
Top