Có vẻ cháu gặp được đồng môn rồi. Hjhj.
Chào anh bạn trẻ (lời này bác Mục đã dùng, tôi chỉ dùng lại), bác đã nhận đồng môn thì sư huynh cũng phải có chút thịnh tình với hiền đệ, định để lúc nào rảnh rỗi post bài riêng cho bác nhưng sáng nay tự nhiên có hứng nên phải viết luôn kẻo sau này nguội thì bài viết nhạt mất bác lại phải tốn thêm chút muối thì nguy. (Xin admin thông cảm đừng xóa nếu bài này có gì không phù hợp với chủ đề chăm sóc mai nhé vì em viết theo cảm hứng. Cám ơn bác KTD trước)
Trước hết, tại sao tôi đề cao nguyên lý? Bác học bách khoa và có bác LeMinhHieu là kỹ sư điện nên tôi lấy ví dụ: Để phát ra điện thì về nguyên tắc phải có 2 phần chính Roto và Stato, các phần làm việc với nhau, tạo ra chuyển động tương đối giữa từ trường và điện, do đó tạo ra điện. (Chuyên sâu hơn 1 tý thì: Stato / phần cảm: là thành phần không thể di chuyển. Nó gồm một tập hợp các dây dẫn điện quấn lại thành dạng cuộn trên một lõi sắt.
Roto / Phần ứng: là thành phần chuyển động tạo ra một từ trường quay. Roto tạo ra sự di chuyển từ xung quanh stato, từ đó tạo ra sự khác biệt điện áp giữa các cuộn dây của stato. Điều này tạo ra dòng cảm ứng bên trong máy phát điện.)
Hay như cái máy lạnh bác dùng trong mùa nóng thì nguyên lý của nó là môi chất lạnh bay hơi mang theo nhiệt lượng nóng nên nó làm lạnh giàn bay hơi - ta hay gọi là giàn lạnh (ví dụ như bác tắm xong mà không lau khô người, ra đứng trước một cái quạt thì sẽ có cảm giác rất mát mẻ do nước bốc hơi mang theo nhiệt nóng đi đó bác).
Còn các bác chạy xe (xe gắn máy, xe hơi) đi học, đi làm, đi hóng gió.. thì cái phần chính sinh công tạo ra chuyển động là cái động cơ (đốt trong). Ngày nay, dù khoa học phát triển có nhiều cách để tối ưu hóa hoạt động và tieetsw kiệm nhiên liệu nhưng trái tim của xe (động cơ) thì vần tuân theo một nguyên lý bất dịch.
Nói thế bác cũng đủ hình dung ra tại sao mình tôn sùng bác Mục, bởi vì theo mình bác ấy là người đưa ra quy trình chăm sóc mai (miễn phí) phù hợp nhất(cho đến lúc này theo hiểu biết của mình) vì bác đã Mục nói rõ mai không phải là cây lương thực như lúa, bắp, đậu .. nên chưa có giáo trình chính thống về chăm sóc mại. Để có thể giải đáp kịp thời thắc mắc của các bác trong chăm sóc mai (đặc biệt là phân bón) thì bác Mục đã nhiều lần trích sách của nhà nông học Hoàng Đức Phương (Cựu viện trưởng nông lâm Huế) cọng với thực tế chăm sóc gần 200 cây mai mới thấy được bác ấy đã nắm vững lý thuyết sinh trưởng của cây cối đến mức nào. Đã có lý thuyết vững rồi thì làm việc gì cũng chẳng ngại thất bại đâu bác kỹ sư tương lai.
giống như: khi nhà ko có Bố ,con sẻ đứng lên ..!!!còn Bố ,con còn tình yêu thương!!!! nhờ cậy Bố !!hii
Bác còn trẻ thì phải phấn đấu ngay từ bây giờ, không nên và không thể chậm trễ. Câu trên của bác tran the đúng với tư tưởng Nho giáo (Quân, Sư, Phụ - Vua, Thầy, Cha) của người Á Đông chúng ta, tôn trọng, hiếu thảo với cha mẹ là đức tính tốt nhưng cũng có câu "Con hơn cha là nhà có phúc", theo mình câu tục ngữ này mang ý nghĩa rộng lớn hơn, khái quát hơn: thế hệ đi sau phải giỏi giang hơn, vẻ vang hơn thế hệ đi trước. Điều đó hoàn toàn đúng với lịch sử phát triển của nhân loại, các bác thấy xã hội ngày càng phát triển hơn, có những tiến bộ vượt bậc về khoa học kỹ thuật -> Nếu 20 năm sau trên diễn đàn ta có người chăm sóc mai giỏi hơn bác Mục thì sẽ là niềm hạnh phúc và tự hào của bác ấy đó. Nói đâu cho xa, trên diễn đàn có bác Toại Nguyện dù đã đoạt giải đặc biệt nhưng qua hành văn thì thấy đang tự nhận mình mới đạt đẳng cấp .. học trò của bác Mục.
Tình thương yêu của cha mẹ đối với con cái thì xã hội ta khác nhiều so với Tây phương, họ cho con tự lập khi đủ 18 tuổi, ngủ riêng từ khi còn nhỏ.. Hay như nhà đầu tư đại tài Warren Buffett cũng có cách dạy con như thế này (tôi cóp nhặt từ nhiều nguồn và hơi dài nên bác chịu khó đọc hết, cũng đáng để đọc lắm đó chàng trai trẻ):
"Khi nhóm Graham (nhóm bạn đầu tư được dẫn dắt bởi người thầy Benjamin Graham) tranh luận về chủ đề để lại tài sản thừa kế cho các con bao nhiêu là hợp lý. Buffett cho rằng chỉ một vài trăm nghìn là đủ. Điều này khiến những người bạn triệu phú của ông tỏ ra kinh ngạc. Tất cả họ, trong một lần hiếm hoi, đều phản đối và bác bỏ luận điểm của Buffett.
Tuy vậy, Buffett thực sự rất quan tâm đến các con của ông. Ông là người cha khoan dung và là tấm gương để chúng học tập. Ông luôn cổ vũ các con làm theo thần tượng mà chúng ngưỡng mộ và không hề trách cứ trước thất bại của chúng. Cả trong công việc và đời sống riêng tư. Buffett luôn ủng hộ các con chạy theo niềm đam mê của chính mình. Cho dù công vệc đó có mang lại nhiều tiền hay không.
Buffett từng nói rằng “
Hãy cho chúng (các con) vừa đủ để chúng có thể làm bất cứ điều gì chúng muốn, nhưng không quá nhiều để chúng chẳng muốn làm gì cả.” Ông tin các con của minh và nhiều người khác đã được sinh ra trên một nền tảng quá tốt rồi. Cho chúng lợi thế về gia tài quá lớn sẽ là không công bằng. Điều đó giống như cho chúng một sự khởi đầu trước quá xa trong cuộc đua so với bè bạn.
Vì thế, các con của Buffett đều đi học trường công (ngôi trường được chính phủ tài trợ học phí). Thậm chí, suốt thời niên thiếu các con của ông đều đi làm thêm để kiếm tiền tiêu vặt vào những ngày nghỉ hè. Tất cả họ còn không biết cha mình là một người siêu giàu có. Peter, con trai út của Buffett chỉ biết đến điều này khi đọc được một tờ tạp chí có đăng tin về cha mình. Susie, người con cả thì tưởng rằng công việc của cha là người lắp đặt hệ thống báo trộm trong nhà bởi vì ông hiếm khi đi ra ngoài. Điều đó cho thấy ông là một người công bằng và cực kỳ khiêm tốn. Buffett đã kiềm chế rất nhiều để không phô trương tài sản với các con. Nhìn thấy các con thành công và đi lên bằng chính năng lực của mình với ông là điều rất quan trọng. Họ đã có tấm gương từ Buffett để làm động lực học tập. Vì thế, sự nghiệp của họ khi lớn lên thành công theo những phương diện rất khác nhau.
Tại Trung Quốc, người ta tôn sùng Warren Buffett như một vị thánh. Mỗi khi ông đến Trung Quốc, giới truyền thông săn đón từng động thái, nhất cử nhất động của ông. Tại Trung Quốc, đã có tới hơn 40 cuốn sách về Warren Buffett được dịch ra tiếng Trung.
Thế nhưng Peter Buffett, con trai thứ 2 của Warren Buffett, nổi tiếng ở Trung Quốc theo cách của riêng ông. Không phải mọi người nghĩ đến ông bởi gien đầu tư tài giỏi của người bố đã tồn tại trong con người ông.
Peter Buffett là một nhạc sỹ thành danh kiêm nhà soạn nhạc nổi tiếng, ông viết nhạc phim cho nhiều chương trình truyền hình và phim điện ảnh (có kể kể đến phim “Khiêu vũ với bầy sói”). Gần đây, ông chơi nhạc tại Beijing Tanglewood, sân khấu ngoài trời hoành tráng gần Vạn Lý Trường Thành.
Peter Buffett được sinh viên và những nghệ sỹ trẻ tuổi Trung Quốc yêu quý bởi ông luôn mang theo bài học cuộc sống cùng với âm nhạc của mình.
Thông điệp quan trọng nhất của ông: tiền không phải tất cả - thông điệp khá trái ngược tại Trung Quốc hiện nay. Vị thế của Warren Buffett cho chúng ta biết xã hội Trung Quốc hiện đang trọng cái gì, sự thành công của Peter Buffett có thể cho chúng ta thấy rồi mọi chuyện sẽ đi về đâu.
Đầu năm 2011, một nhà xuất bản tại Bắc Kinh muốn tận dụng cơ hội kiếm tiền từ sự ưa thích của người Trung Quốc với những gì liên quan đến gia đình Buffett và dịch một cuốn sách mà Peter Buffett đã viết từ năm 2010 với tựa đề tạm dịch: Cuộc sống do bạn quyết định; Hãy tự tìm con đường riêng đến sự hoàn thiện. Cuốn sách này bán rất chậm ở Mỹ. Sách được bắt đầu bán ở Trung Quốc vào tháng 3/2011.
Tại Trung Quốc, với tựa đề “Hãy là chính mình”, đến cuối tháng 8/2011, đã có 320 nghìn cuốn được bán hết, một con số ấn tượng ngay cả với một đất nước 1,3 tỷ dân. Còn trong mùa xuân và mùa hè vừa qua, tổng biên tập của New World Press cho biết họ bán được mỗi ngày 1 nghìn bản trực tuyến, một con số gây choáng váng.
Mùa xuân năm 2011, Peter Buffett đã có chương trình quảng bá âm nhạc tại 4 thành phố của Trung Quốc. Ông đã có 25 cuộc phỏng vấn với giới truyền thông và xuất bản trung ương cũng như địa phương, trong đó cả một cuộc phỏng vấn trực tuyến với sinh viên và một số nghệ sỹ trẻ Trung Quốc. Chủ đề này được quan tâm nhất trên tiểu blog Sina.com (phiên bản Twitter của Trung Quốc).
Đây là lần thứ 2 ông đến Trung Quốc. Dù trước đó ông ý thức được vị thế của cha mình tại Trung Quốc, ông cũng không thể ngờ tầm ảnh hưởng của cha ông lớn đến như vậy. Một ngày trước buổi hòa nhạc của riêng ông tại đại sân khấu gần Vạn Lý Trường Thành, ông nói: “Đây không phải điều tôi mong muốn. Người ta đón tiếp tôi như đón Tổng thống hay cái gì đó tương tự như vậy. Phóng viên ở khắp mọi nơi.”
Cần phải nhớ rằng dù Peter Andrew Buffett là con trai thứ 2 của tỷ phú nổi tiếng Warren Buffett, ông không hề quen với việc được đón tiếp như một ngôi sao. Ông và gia đình có căn hộ ở New York nhưng dành phần lớn thời gian sống ở khu vực Ulster County yên tĩnh, cách New York khoảng 90 dặm về phía Bắc.
Ngoài việc theo đuổi niềm đam mê âm nhạc, ông và những người anh em trong gia đình, có quỹ từ thiện riêng với nguồn hỗ trợ khá dồi dào của người bố. Quan trọng nhất ở con người Peter Buffett đó là ông luôn cư xử hết sức giản dị, bình thường. Ông cho biết:
“Tôi toàn nhận được những lời nói kiểu như: con trai của Warren Buffett hả? sao mà tầm thường thế.”
Người Trung Quốc cực kỳ tò mò khi họ biết sự thật rằng tỷ phú Warren Buffett thông báo ông sẽ dành phần lớn tài sản cho quỹ từ thiện được điều hành bởi Bill Gates. Tỷ phú Buffett đã thực hiện đúng nguyên tắc sống của mình: để cho con cái lượng tiền đủ để chúng làm được nhiều thứ chứ không phải tất cả mọi thứ.
Tuy nhiên, dù có tò mò đến thế nào đi nữa, cũng không thể nào người ta bán được nhiều sách do Peter Buffett đến như vậy. Người ta yêu thích những gì ông viết bởi thông điệp của ông truyền tải gây ra tiếng vang với nhiều người trẻ Trung Quốc.
Thông điệp này xuất phát từ cuốn tự truyện của của Peter Buffett: “Tôi luôn luôn yêu âm nhạc. Mẹ tôi bảo tôi thường hát trước khi nói”. Ông là một sinh viên giỏi, từng học tại đại học Stanford, một trong những trường đại học nổi tiếng nhất nước Mỹ. Tuy nhiên, ông không hề cảm thấy hứng thú với chương trình của trường đại học và bỏ học sau chỉ 1 năm bởi nhận ra âm nhạc mới là “hơi thở” của ông.
Với một người cha không bao giờ nuông chiều con cái, Warren Buffett không muốn con có tâm lý tự mãn và thiếu chí tiến thủ. Chính Peter Buffett cũng đã có tâm lý ỉ lại cho đến năm 20 tuổi khi cha anh bắt anh ra ở riêng với 90 nghìn USD cổ phần của tập đoàn Berkshire. Ông tin rằng với số tiền này, Peter Buffett sẽ phải tự bươn chải để lo cho cuộc sống của mình. 90 nghìn USD cổ phần này hiện có giá tới khoảng 70 triệu USD.
Dù là bậc thầy trong đầu tư tài chính, Warren Buffett không bắt con cái phải theo mình. Ông khuyến khích anh đi theo âm nhạc và ví tình yêu âm nhạc của anh cũng giống như niềm đam mê của ông dành cho Berkshire, tập đoàn mà ông đã cứu nó từ lúc làm ăn thua lỗ lên tập đoàn đa ngành hàng đầu thế giới.
Peter Buffett sau đó đến sống tại San Francisco và khởi nghiệp bằng việc sáng tác đoạn nhạc ngắn 10 giây cho kênh MTV. Cần tiền cho sự nghiệp âm nhạc, anh đã bán số cổ phần tại Berkshire.
Cuối cùng, anh đã thành danh. Hiện anh là một trong những nhạc sỹ nổi tiếng tại Mỹ, giành được giải Emmy (giải Oscar của truyền hình). Anh chuyên sáng tác nhạc nền cho nhiều bộ phim.
Anh chia sẻ anh đã được thừa hưởng gia tài của người cha còn đáng giá hơn tiền: đạo đức sống và sự độc lập. Anh muốn mang đến cho thế giới một thông điệp: Hãy dậy cho con cái mình những giá trị của cuộc sống và đừng bao giờ đáp ứng mọi đòi hỏi của con cái."
Thôi viết dài quá bác KTD cắt mất thì lại uổng công sức cứ thế nhé chàng kỹ sư tương lai.