Chăm sóc cây mai trong chậu

Không có 1 công thức và 1 qui trình nào đúng cho tất cả các cây trồng nói chung và cây mai trong chậu nói riêng.
Tùy theo chất trồng, tùy theo sức khỏe cây, tùy theo mùa vụ, .. sẽ có những việc làm khác nhau:
- Nếu chất trồng trong chậu của bạn là 1 hổn hợp các chất tơi xốp, khả năng giử phân kém thì bạn phải bón thường xuyên hơn các cây có chất trồng chứa nhiều thành phần giử phân như đất thịt, chất hữu cơ hoai mục.
- Với cây mạnh thì bạn phải bón phân nhiều hơn cây yếu, thậm chí với cây quá yếu thì không nên bón phân.
- Vào mùa sinh trưởng và lúc cây chuẩn bị ra cơi đọt mới bạn phải bón phân đón đọt còn vào thời điểm cây đã làm nụ hoàn chỉnh và bước vào giai đoạn ngủ nghỉ thì bạn không nên "vác phân đi ngang qua sân để mai"

Bạn tham khảo thêm:
cách thức bón phân và loại phân nào dùng bón cho mai

vincent đã viết:
con chào bác dovando, nhờ bác giúp con chút ạ, cây mai mà trồng trong chậu thì khoảng bao lâu mới bón phân 1 lần vậy bác? và bón những loại phân gì? và bón như thế nào gần lúc têt để mai có nhiều nụ được vậy bác? mong chờ tin hồi âm của bác, thanks bác nhiều
 

File đính kèm

  • Mai Vàng.docx.pdf
    1.4 MB · Lượt xem: 987
Là nó không đủ sức đấy.

Bác phải chăm sóc nó trong năm cho thật mạnh..tết nó mới nở bông nhiều cánh và to ( còn tùy nhiệt độ lúc vào tết)

Đó là kết luận tạm...sau mấy năm chơi mai BĐ
Ngoài cách nở bông không lường trước được ..Nó còn cái bất ngờ nữa không thì chưa nhận thấy
Con xin xác nhận cùng Bác Mục chuyện này. Lúc đầu trồng không chăm sóc thì cây con chỉ nở hoa 5 cánh. Sau này chăm bón như Bác hướng dẫn cây khỏe lên hoa nở từ 8 đến 12 cánh, to và đẹp hơn.
22119736188_478ee64161_c.jpg
 
Last edited by a moderator:
Bác ơi con đang không biết tại sao những măt kim ở nách lá sau những cơn mưa nó thành tươc lá hết rồi mà không thành nụ. Bác giúp con với

Muốn kích nụ phải áp dụng từ tháng 5,6,7 ( thay đất..ngắt đọt..tăng kali..giảm đạm..tăng nắng..v.v.)

Bây giờ là vào tháng 9 rồi nếu nụ mới có kết thêm...cũng khó mà kịp lớn đủ già khi vào tết...vì từ tháng 10 al quang kì ngắn quá cường độ ánh sáng mặt trời không mạnh nữa thêm nữa cuối năm trời nhiều âm u..cây không còn quang hợp được nhiều...trong khi lại phải nuôi rất nhiều nụ đã có
Nên tất cả đều chậm đi
Do dó nụ kết trong tháng 9 đến tết dù có to...nhưng lại non ..không thể nở được khi tết đến

Cường độ ánh nắng giảm, ngày ngắn đi nhiều*,.quang hợp giảm ,trời nhiều âm u..lành lạnh, phản ứng sinh hóa giảm
nhịp sống của cây mai chậm đi
Đó là nguyên nhân trong quy trình trồng mai của tôi.. cho giai đọan 3: từ tháng 10 đến tháng chạp :
Phân bón phải giảm 1 nửa

*= Tháng 10 chưa cười đã tối ( tục ngữ)
Đang tưới cây... phun nước vào tàn lá ...nhìn những bông hoa BĐ nở giũa năm mấy chục bông như cúc lai.... hoa đang tàn Bất chợt nhớ tới chụp hình

đầu năm nó nở như giảo..

trong khi hồi đó mua về nó chỉ là hoa 5 và 6 cánh kích thước nhỏ
bây giờ ai dám bảo là không phải cúc ...kích thước bông to như giảo với màu vàng đậm đà :




Và giảo Thủ Đức cũng nở sau mưa giũa năm đây..màu không vàng đậm đà :




Kết luận : nếu các bạn chăm mai BĐ khỏe nó sẽ nở bông nhiều cánh với kích thước bông to chả khác gì giảo

Chụp bằng cái HTC M7...có sao để vậy chỉ rezise lại thôi
 
Con cũng có 1 cây hoa 5 cánh ,tuần vừa rồi nở 1 bông To ,nhiều cánh ..giống như hoa của Bac!! !!! như vậy :
1.do cách chăm sóc tốt hơn ..??
2. do điều kiện khí hậu thay đổi ..??
3.do di truyền ..???
cám ơn Bác !!
 
Con cũng có 1 cây hoa 5 cánh ,tuần vừa rồi nở 1 bông To ,nhiều cánh ..giống như hoa của Bac!! !!! như vậy :
1.do cách chăm sóc tốt hơn ..??
2. do điều kiện khí hậu thay đổi ..??
3.do di truyền ..???
cám ơn Bác !!

Tôi ngĩ là do di truyền + cách chăm sóc tốt hơn + điều kiện khí hậu tốt hơn nó sẽ biểu hiện hết cái xuất sắc của nó

Giống như các em bé VN trong trại mồ côi năm nào trước năm 1975 ...được các gia đình âu châu đem về làm con nuôi..
Có em bây giờ là phó thủ tướng...có em đã thành ngị sỹ..tiến sỹ..v.v

Nhưng nếu các em trưởng thành trong trại mồ côi của các bà phước VN...các em có tiến lên được như vậy không?
ở VN..lớn lên trong trại mồ côi...các em giỏi lắm chỉ được ăn học vừa đủ để có 1 cái ngề và xông xáo xã hội kiêm ăn..đủ sống thôi

Tất cả các cây mai BĐ của tôi chỉ sau vài năm chăm sóc
Tất cả đều ra bông nhiều cánh và...to

Ngĩa là khí hậu miền nam hợp với mai BĐ hơn + cách chăm sóc phân bón đúng .. nó sẽ biểu hiện hết các ưu điểm xuất sắc của nó đang tiềm tàng
 
Em này xuân vừa rồi được vài hoa. Hoa to, nhiều cánh, màu sắc tươi. Nhỏ mà có võ.

OVFwG8R.jpg


Đường kính gốc 1cm
Thông cảm vì điện thoại không cài phần mềm nên không xoay hình được.
jhc0RFT.jpg

Hoa này của một em phôi mới tuyển đầu năm tuy mới được 8 tháng nhưng cũng cố ra hoa. Mong Bác Mục và AE góp ý có nên ghép lại không. Con cảm ơn.
 
Last edited by a moderator:
....
kích thước bông to như giảo với màu vàng đậm đà :




Và giảo Thủ Đức cũng nở sau mưa giũa năm đây..màu không vàng đậm đà :




Kết luận : nếu các bạn chăm mai BĐ khỏe nó sẽ nở bông nhiều cánh với kích thước bông to chả khác gì giảo

Chụp bằng cái HTC M7...có sao để vậy chỉ rezise lại thôi
con rất thích bác mục chụp ảnh hoa và chú thích đó là hoa gì, cảm ơn bác, chúc bác vui và khỏe... và chụp nhiều bức ảnh cho anh em tụi con xem nữa
 
Last edited by a moderator:
Bác mục ơi, có những cành vượt sau thời gian vô kẽm tháng 6 AL đến nay cũng dài, thời điểm này mình có thể uốn những cành vượt đó vào những vị trí còn thiếu được không bác? Con cảm ơn ạ.
 
Thấy các bác đưa ảnh hoa lên mà thích quá, Em cũng có một hoa chụp vào tết năm ngoái. Đây là bông đầu tiên nở vào sáng 30 tết. năm trước chỉ có 5 cánh và nhỏ hơn và không biết đây là giống nào vì nhặt hạt đem về trồng. Không biết khi cây đủ độ già thì có thêm cánh nữa không. chờ tết này xem hoa có đẹp hơn không. Thật là háo hức đón tết sắp đến nhỉ các Bác.
kldNi71.jpg
 
Bác mục ơi, có những cành vượt sau thời gian vô kẽm tháng 6 AL đến nay cũng dài, thời điểm này mình có thể uốn những cành vượt đó vào những vị trí còn thiếu được không bác? Con cảm ơn ạ.
Uốn được chứ…vì nụ kết từ tháng 8.vẫn kịp tết…nếu đủ nắng
Nhưng uốn ngặt quá cũng dễ làm nụ to nhanh
Lí ra bác nên uốn liên tục trong tháng 6.7.8
 
chào bác đã lâu không gặp bác, đọc bài viét của bác thật ý nghĩa cho người trồng mai vàng. cho con hỏi thêm tí nhé, (kali + thuốc rầy ) pha loãng tưới gốc 5 ngày sau tưới thêm (phân loãng + tricoderma) có được ko bác. mục đích cung cấp kali diệt tuyến trùng sâu đất và sau đó cung cấp phân loãng có nấm tricoderma bổ sung vi sinh ngừ nấm bệnh
 
chào bác đã lâu không gặp bác, đọc bài viét của bác thật ý nghĩa cho người trồng mai vàng. cho con hỏi thêm tí nhé, (kali + thuốc rầy ) pha loãng tưới gốc 5 ngày sau tưới thêm (phân loãng + tricoderma) có được ko bác. mục đích cung cấp kali diệt tuyến trùng sâu đất và sau đó cung cấp phân loãng có nấm tricoderma bổ sung vi sinh ngừ nấm bệnh

Ngừa diệt tuyến trùng Bác cho thêm kali làm chi vậy ?
Kali chỉ cho thêm vào trong những trường hợp đặc biệt...bắt buộc phải cho thêm để hỗ trợ giải quyết 1 sự cố gì đó

Bịnh tật...khi trái gió trở trời..hoặc để gia tăng quang hợp kích nụ ...gia tăng phẩm chất khi sắp thu hoạch v.v.

Clorua kali muốn thêm vào cũng cần phải ngâm vài ngày để clo bay đi hết...vì clo là chất giết rễ nhanh chóng

Cây trong chậu rễ dày đặc chen chúc trong 1 ít đất..không giống như cây dưới đất.. đâu đấy..

Trong khi thật đơn giản là : tưới cho cây 1 lần tervigo là xong rồi
Thuốc độc đã đổ vào đất thì 15 ngày sau thêm phân chuồng ủ + trichro để tái lập lại hệ sinh thái trong đất
 
Kg bác Mục & các AE trên dđ các chậu mai của mình ở dưới gốc có rất nhiều con ốc nhỏ hình tháp đường kính con lớn nhất khoảng 1mm dài khoảng 5mm màu trắng xám, không biết loại nầy nó có tác hại gì không? Nếu có thì xử lý như thế nào? Mong các bác tư vấn giúp cho, xin cảm ơn các Bác.
 
Là 1 loại ốc sên đó bác

Hồi đó... tôi đã từng bị nhiều lần các con ốc này...trong tất cả các chậu cây kiểng...nhưng chúng không để lại ấn tượng gì cho tôi phải đề phòng...vậy có lẽ là chúng vô hại

Dù nó là động vật máu lạnh..nhưng các thuốc trừ sâu rầy đều có công dụng...phun vô ... nóng hay lạnh ...đều chết

Thuốc đặc trị ốc sên có.....nhưng mua làm chi cho tốn tiền


sau nhiều năm tuyệt tích.năm nay vườn tôi ốc sên loại to như trái cóc tự nhiên phát triển nhiều...
tôi không dùng thuốc..vì thực sự tôi không thích thuốc độc, và mấy năm nay rất hiếm khi phải dùng đến thuốc độc..(dù tủ thuốc của tôi đủ loại thuốc độc loại khủng khiếp đặc trị)

mà tôi dùng cách bắt từng con đập chết rồi chôn vào gốc cây ăn trái..như vậy ốc sên càng nhiều.. cây ăn trái của tôi năm nay càng...tốt

sát sanh là cái tôi cũng không thích...nhưng tình hình bắt buộc phải khai...”sát giới” rồi
dù con ốc sên to cũng không có hại gì nhiều cho vườn cây.. ngoại trừ chúng mang vi trùng viêm màng não
 
Là 1 loại ốc sên đó bác

Hồi đó... tôi đã từng bị nhiều lần các con ốc này...trong tất cả các chậu cây kiểng...nhưng chúng không để lại ấn tượng gì cho tôi phải đề phòng...vậy có lẽ là chúng vô hại

Dù nó là động vật máu lạnh..nhưng các thuốc trừ sâu rầy đều có công dụng...phun vô ... nóng hay lạnh ...đều chết

Thuốc đặc trị ốc sên có.....nhưng mua làm chi cho tốn tiền


sau nhiều năm tuyệt tích.năm nay vườn tôi ốc sên loại to như trái cóc tự nhiên phát triển nhiều...
tôi không dùng thuốc..vì thực sự tôi không thích thuốc độc, và mấy năm nay rất hiếm khi phải dùng đến thuốc độc..(dù tủ thuốc của tôi đủ loại thuốc độc loại khủng khiếp đặc trị)

mà tôi dùng cách bắt từng con đập chết rồi chôn vào gốc cây ăn trái..như vậy ốc sên càng nhiều.. cây ăn trái của tôi năm nay càng...tốt

sát sanh là cái tôi cũng không thích...nhưng tình hình bắt buộc phải khai...”sát giới” rồi
dù con ốc sên to cũng không có hại gì nhiều cho vườn cây.. ngoại trừ chúng mang vi trùng viêm màng não
Vậy là mình an tâm rồi, xin cảm ơn Bác nhiều.
 
Cũng phải diệt từ từ đi...đừng để thành quá nhiều lúc đó là...dịch thì họa sẽ tới
bác chia sẻ quá đúng cảm ơn bác
Ngừa diệt tuyến trùng Bác cho thêm kali làm chi vậy ?
Kali chỉ cho thêm vào trong những trường hợp đặc biệt...bắt buộc phải cho thêm để hỗ trợ giải quyết 1 sự cố gì đó

Bịnh tật...khi trái gió trở trời..hoặc để gia tăng quang hợp kích nụ ...gia tăng phẩm chất khi sắp thu hoạch v.v.

Clorua kali muốn thêm vào cũng cần phải ngâm vài ngày để clo bay đi hết...vì clo là chất giết rễ nhanh chóng

Cây trong chậu rễ dày đặc chen chúc trong 1 ít đất..không giống như cây dưới đất.. đâu đấy..

Trong khi thật đơn giản là : tưới cho cây 1 lần tervigo là xong rồi
Thuốc độc đã đổ vào đất thì 15 ngày sau thêm phân chuồng ủ + trichro để tái lập lại hệ sinh thái trong đất

trong vườn có vài chậu bị vàng lá( dư nước) con đã tưới kali (1/1000) cách đây 1 tháng những chậu đó it rể phân hửu cở đấp gốc đầu năm giờ hóa độc(nấm bịnh), còn tuyến trùng sâu đất con cũng tưới gốc đầu năm. giờ này con tính bổ sung kali, ngừa tuyến trùng sâu đất, diệt nấm(rể) và tưới phân loãng(10-15 ngày/ lần) con không biết kết hợp(trộn chung) sao để đở phải tốn công tưới nhiều lần. Con cảm ơn Bác nhiều
 
Bác giúp con với. Cây của con ra dot non rất nhiều. Mà ra mười dot thì hết 7 dot bị cháy héo khô lá. Con đã dùng thuốc tím và ridomil tươi gốc rồi mà vẫn không hết. Cứ dot non ra mà gặp nắng là bị héo rồi khô. Vậy do những nguyên nhân nào vậy bác. Mong bác giúp con . cam ơn bác nhieu
 
Bác giúp con với. Cây của con ra dot non rất nhiều. Mà ra mười dot thì hết 7 dot bị cháy héo khô lá. Con đã dùng thuốc tím và ridomil tươi gốc rồi mà vẫn không hết. Cứ dot non ra mà gặp nắng là bị héo rồi khô. Vậy do những nguyên nhân nào vậy bác. Mong bác giúp con . cam ơn bác nhieu

Không phải tại rễ...vì rễ hư thì 10 đọt non hư cả 10

Trường hợp của bác lạ quá...nhưng mà mai gì

Với giaỏ không có chuyện bị nắng gắt hoặc gió nhiều mà héo được đâu...chỉ khi nào rễ hư ...ngọn của giảo mới bị thui rụi

Nhưng với mai Bình Định thì khác..nắng quá gắt (nắng sân thượng) độ ẩm không khí quá thấp ngọn héo rũ xuống nhưng đến chiều thì tươi lại
Và 1 số non của ngọn bị héo ... khô cháy luôn
Nhưng không phải cây B Đ nào cũng bị vậy
chỉ có cây B Đ nào ngọn vươn ra rất nhanh nhỏ và mỏng là đễ bị rũ xuống khi gặp nắng to
 
Back
Top