Chăm sóc cây mai trong chậu

Không có 1 công thức và 1 qui trình nào đúng cho tất cả các cây trồng nói chung và cây mai trong chậu nói riêng.
Tùy theo chất trồng, tùy theo sức khỏe cây, tùy theo mùa vụ, .. sẽ có những việc làm khác nhau:
- Nếu chất trồng trong chậu của bạn là 1 hổn hợp các chất tơi xốp, khả năng giử phân kém thì bạn phải bón thường xuyên hơn các cây có chất trồng chứa nhiều thành phần giử phân như đất thịt, chất hữu cơ hoai mục.
- Với cây mạnh thì bạn phải bón phân nhiều hơn cây yếu, thậm chí với cây quá yếu thì không nên bón phân.
- Vào mùa sinh trưởng và lúc cây chuẩn bị ra cơi đọt mới bạn phải bón phân đón đọt còn vào thời điểm cây đã làm nụ hoàn chỉnh và bước vào giai đoạn ngủ nghỉ thì bạn không nên "vác phân đi ngang qua sân để mai"

Bạn tham khảo thêm:
cách thức bón phân và loại phân nào dùng bón cho mai

vincent đã viết:
con chào bác dovando, nhờ bác giúp con chút ạ, cây mai mà trồng trong chậu thì khoảng bao lâu mới bón phân 1 lần vậy bác? và bón những loại phân gì? và bón như thế nào gần lúc têt để mai có nhiều nụ được vậy bác? mong chờ tin hồi âm của bác, thanks bác nhiều
 


File đính kèm

  • Mai Vàng.docx.pdf
    1.4 MB · Lượt xem: 980
trong vườn có vài chậu bị vàng lá( dư nước) con đã tưới kali (1/1000) cách đây 1 tháng những chậu đó it rể phân hửu cở đấp gốc đầu năm giờ hóa độc(nấm bịnh), còn tuyến trùng sâu đất con cũng tưới gốc đầu năm. giờ này con tính bổ sung kali, ngừa tuyến trùng sâu đất, diệt nấm(rể) và tưới phân loãng(10-15 ngày/ lần) con không biết kết hợp(trộn chung) sao để đở phải tốn công tưới nhiều lần. Con cảm ơn Bác nhiều
 


Bác Kiều phong cho cháu hỏi

Tháng 10 cháu phun 6-30-30 nếu nụ còn nhỏ và xen kẻ với bo + canxi
Tháng 11 cháu phun thên kno3 vài lần
Như vậy có ổn ko bác ?
 
Mai của con là mai bình định. Những cây khác đều ổn chỉ có một cây là bị thoi. Độ ẩm trong vườn con vẫn ổn. Con chụp vài tấm hình gửi bác xem giúp
5628d71b3f9ff.jpg

5628d730a5a2b.jpg

5628d73c5011a.jpg

X67h61K.jpg

5628d76461353.jpg

Đây này bác ơi
 
Trường hợp của bác tôi chưa bị bao giờ

Nhưng xem qua tình hình...thì dứt khoát không phải tại rễ...bác đừng có vày vọc vào đất kẻo chết hết hệ sinh thái trong đất,,,thì vài tháng sau mới thấy tai hại rõ ràng trên toàn bộ khối cành. lá. nụ..lúc đó không thể cứu vãn được

Các ngon non bị như thế có thể là do nấm bịnh hoặc côn trùng gì đó
Tôi để ngị bác nên phun cho cây 2 lần anvil cách nhau 5 ngày ( sau khi cắt bỏ ngọn hư cho vào bịch nilon cột chặt rồi đốt)
Nhớ phun kĩ mặt đưới của lá , thân ,cành để diệt nấm gì đó đang âm thầm nằm đó chờ phá hại

Xen kẽ vào đó cũng phun 2 lần abamectin cách nhau 5 ngày dể diệt con gì đó đang ẩn nấp trên cây ( phun mặt dưới của lá) và thân cành

Trong thời gian đó hãy nhân giống trichoderma tươi...

Vài ngày sau khi anvil trên cây đã hết tác dụng...bác hãy phun trichro tươi cho cây..nhớ phun vào buổi chiều...và phun kĩ vào mặt dưới của lá cà thân cành mặt đất chậu chung quanh chậu..
Phun luôn cho những cây chung quanh


để nấm này sanh sản chiếm hữu baỏ vệ toàn bộ sinh khối cây mai
Phun trichro tưoi vài lần như vậy..mới chắc ăn

Khi đọt non mới đang ra bác phun abamectin cho nó...để bảo vệ không bị con gì ở đâu đó đến phá

Thấy bịnh phải chạy chữa thôi..Nhưng mà tháng này đọt non không còn cần thiết nữa..:
.đọt ra nhiều nụ sẽ chậm lớn
Đọt không ra nụ sẽ lớn nhanh

Cách làm trichro tươi ở dây :

http://agriviet.com/threads/thoi-trai-ot.144094/page-2
 
Last edited:
Mai của con là mai bình định. Những cây khác đều ổn chỉ có một cây là bị thoi. Độ ẩm trong vườn con vẫn ổn. Con chụp vài tấm hình gửi bác xem giúp
5628d71b3f9ff.jpg

5628d730a5a2b.jpg

5628d73c5011a.jpg

X67h61K.jpg

5628d76461353.jpg

Đây này bác ơi
Nhìn giống bị sâu xanh phá đó anh, hôm trước em đi chơi một tuần về cũng bị vậy lá non bị cuốn vào trong cho sâu làm ổ. Anh dùng thuốc như bác Mục vài lần là nó tiêu hết.
 
Cam ơn bác mục và anh em diễn dàn nhiều
Anh nhớ dùng tay mở mấy lá non bị cuốn lại có con sâu nó nằm trong đó đó anh, phun ambectic thì nên phun sáng sớm vì em thấy chúng hay bò ra để ăn lá non.
Uốn được chứ…vì nụ kết từ tháng 8.vẫn kịp tết…nếu đủ nắng
Nhưng uốn ngặt quá cũng dễ làm nụ to nhanh
Lí ra bác nên uốn liên tục trong tháng 6.7.8
dạ, con cảm ơn. Những cành này ra trong tháng 8-9 con sợ uốn bị khựng làm những nụ bên trong nở hết ạ.
 
Lâu lâu mà không thấy bác mục cảm thấy buồn và nhớ bác. Chắc bác đi vung tàu vui lắm nhỉ
 
Tôi và bà xã + 1 đứa con đi Long Sơn hôm 21.10 ( tức là 9.9al)..

Sau đó ra thẳng Vũng Tàu thăm nhà bà con

Lễ hội Long Sơn là để tưởng nhớ “Ông Trần” đã khai hoang hòn đảo lập ra 1 khu dân cư tách biệt hẳn thế giới bên ngoài...nhưng sống rất có lễ giáo và đạo đức...Ông trần dạy mọi người đến đây định cư có cách sống và suy ngĩ theo đạo khổng...

Nhưng người dân ở đây không gọi là đạo khổng mà gọi là “đạo ông Trần”
Cũng hợp lí ... vì họ có biết khổng Tử là ai...và Ông khổng đâu có trực tiếp dạy họ sống có sao cho có phẩm giá
Chỉ có “ông Trần” dạy họ điều đó...do đó họ gọi là “đạo Ông Trần”

Nhờ thế mà hòn đảo Long Sơn tách biệt hẳn thế giới bên ngoài
Cả vài trăm năm mà dân cư sống rất nề nếp ngiêm túc tôn ty trật tự

Theo như tiểu sử thì ông Trần là người từ Cà Mau... đưa gia đình lên ghe lênh đênh trên biển...rồi tấp vào đảo này chọn làm nơi sinh sống
Nhưng bây giờ khách thập phương đến viếng ông trong ngày lễ hội đa số lại là người Bến Tre và...Gò Công ( họ đi đến bằng đường thủy)

Khách tham quan, tò mò...thì đến bằng 2 con đường bộ mới làm sau này
 
Hình như trong cuốn sách vung tàu xưa và nay có nói.. Ông trần là một vị tướng vì lý do nào đó đã đưa theo 3 ngàn quân lính và sinh sống tại long sơn với nghề làm lúa để sống
 
Tôi và bà xã + 1 đứa con đi Long Sơn hôm 21.10 ( tức là 9.9al)..

Sau đó ra thẳng Vũng Tàu thăm nhà bà con

Lễ hội Long Sơn là để tưởng nhớ “Ông Trần” đã khai hoang hòn đảo lập ra 1 khu dân cư tách biệt hẳn thế giới bên ngoài...nhưng sống rất có lễ giáo và đạo đức...Ông trần dạy mọi người đến đây định cư có cách sống và suy ngĩ theo đạo khổng...

Nhưng người dân ở đây không gọi là đạo khổng mà gọi là “đạo ông Trần”
Cũng hợp lí ... vì họ có biết khổng Tử là ai...và Ông khổng đâu có trực tiếp dạy họ sống có sao cho có phẩm giá
Chỉ có “ông Trần” dạy họ điều đó...do đó họ gọi là “đạo Ông Trần”

Nhờ thế mà hòn đảo Long Sơn tách biệt hẳn thế giới bên ngoài
Cả vài trăm năm mà dân cư sống rất nề nếp ngiêm túc tôn ty trật tự

Theo như tiểu sử thì ông Trần là người từ Cà Mau... đưa gia đình lên ghe lênh đênh trên biển...rồi tấp vào đảo này chọn làm nơi sinh sống
Nhưng bây giờ khách thập phương đến viếng ông trong ngày lễ hội đa số lại là người Bến Tre và...Gò Công ( họ đi đến bằng đường thủy)

Khách tham quan, tò mò...thì đến bằng 2 con đường bộ mới làm sau này
Long Sơn ở đâu vậy Bác ? nghe như Long... của Đồng Nai vậy hả?, Bác có vài hình ảnh lưu niệm nào thì đưa lên cho ae dd coi với !!!!
 
Các bác muốn đi Vũng tàu chơi... khi qua Đại Tòng lâm ( huyện Tân Thành) khoảng vài cây số thấy núi Long Sơn bên phải... và 1 con đường lớn (1) chạy vào...bác hãy quẹo theo con đường khi vào chân núi Long sơn..từ đây quẹo trái * chạy thêm khoảng 1 cây số...đó khu nhà di tích đạo ông Trần..các bác có thể vào tham quan khu di tích cấp quốc gia này...

Trước cửa khu di tích bên phải là con đường rất lớn và đẹp rộng rãi...đường này chạy ra Vũng tàu..qua 2 cây cầu bên dưới là khu nuôi cá bè trên sông...rất đẹp

Nếu bác đi Vũng Tàu mà ghé tham quan Long Sơn rồi ra Vũng tàu bằng con đường mới bên phải...thì lộ trình sẽ ngắn đi khoảng 7 km thay vì chạy thẳng như thường lệ mà cảnh quan lại đẹp nữa


*=Nếu khi tới chân núi Long Sơn nêu các bác quẹo phải...con đường sẽ dẫn các bác đi vòng quanh sang bên kia núi...ở đó có bến đò...các bác gởi xe rồi lên đò ( miễn phí)

Đò sẽ đưa các bác ra giữa sông để vào làng nuôi cá bè..và nhà hàng...các bác có thể ăn Hải sản với nhà hàng trên sông...giá rất phải chăng.

Chợ Long sơn tuy nhỏ nhưng giá rất mềm không chặt chém như chợ Bà Rịa...cụ thể cá khô loại ngon giá 45.000$/kg..ở SaiGon cá khô loại này giá 100.000$/kg

(1) = con đường này mới làm khoảng chục năm nay thôi
Trước kia Long Sơn là khu hoàn toàn biệt lập...là 1 ngọn núi.. 1 bên là biển 1 bên là rừng mênh mông ngập mặn ( giống Cần Giờ)...muốn ra Long Sơn phải đi bằng tàu biển
Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu phải tốn ngân sách rất lớn để làm 2 con đường này...cho cư dân đạo Ông trần...không còn tách rời thế giới bên ngoài nữa

photo-tour-2-1402476540_660x0.jpg

Điểm dừng ở Nhà Lớn tại xã Long Sơn, Vũng Tàu, nơi thờ đạo Ông Trần. Một quần thể kiến trúc gồm đền thờ, nhà phố, nhà hội, chợ...


Rời Nhà Lớn, đi một đoạn sẽ bắt gặp cảnh biển trời bao la khi đứng trên cầu nhìn xuống làng bè Long Sơn với các lồng nuôi thủy hải sản, xung quanh là mây nước mênh mông.
,,,,
làng bè Long Sơn là một địa điểm du lịch sinh thái và cũng là địa điểm du lịch ẩm thực khá thú vị thời gian gần đây với mô hình nuôi cá bè, bè hào, nhà hàng ẩm thực nổi trên sông… Hai chữ “Làng bè” có thể đối với dân miền sông nước thì không mấy gì mới mẻ nhưng đối với các bạn ở thành thị sẽ rất trừu tượng và đôi khi là xa lạ. Tuy nhiên Long Sơn từ vài ba năm trở lại đây, là một trong những nơi chuyên cung cấp hàu cho TP.HCM với số lượng vài tấn mỗi ngày.


be-ca-long-son.jpg


long-son-4.jpg


Điểm thu hút tại nơi đây là bạn có thể vừa ngồi hóng mát trên mặt sông với sóng nước dập dềnh, vừa được thưởng thức những món ăn hải sản tươi sống hay hòa mình thành những ngư dân bắt cá ở cửa sông Rạng… Nhà hàng làng bè Long Sơn sức chứa trên 200 khách, sắp xếp bàn ăn ngồi kiểu Hàn Quốc gần gũi và thân thiện. Ở đây, có đủ món ăn dân dã hoặc đặc sản Nam Bộ như: hàu sống ăn mù tạt, hàu né, cá nâu nướng muối ớt, ghẹ nướng, cua rang me, cua Long Sơn, lẩu canh chua cá dứa, cá tráp hấp hành…

ảnh mượn
long-son-3.jpg

Cầu lên tàu ra làng bè – Ảnh: diadiemanuong.com
long-son-5.jpg

Ảnh: dulich.alotin.vn
Ngoài những món ăn đặc sản tại nhà hàng, bạn có thể tự mình chọn món riêng theo sở thích của mình. Nhà bè được chia thành những ô vuông bằng những lối đi lát gỗ, mỗi ô vuông là một lồng bè nuôi cá bớp, cá chẻm, cá mú… Thấy bóng người, những con cá bớp to như cá lóc bông lao tới đòi ăn, quẫy nước mạnh đến nỗi văng cả vào người các vị khách đứng xem, thích loại hải sản nào bạn chỉ việc gọi anh bồi bàn và kêu thợ mang vợt ra bắt ngay cá tươi sống đưa vào nhà bếp, chỉ 10 đến 15 phút là đã có ngay món mới.

long-son-2.jpg

Ảnh: Sưu tầm
Không chỉ được thưởng thức các món ăn ngon, bạn còn có thể được hóa thân thành những ngư dân bắt cá ở cửa sông Rạng, đó mới chính là cái thú. Việc bắt cá ở cửa sông này không quá khó, chỉ cần thả xuống nước những chiếc lồng sắt, làm chà dụ cá vào ở và chờ đến lúc nước cạn là dùng ròng rọc quay lồng trở lên bắt cá. Cá nâu, cá ngát, cá chẻm, cá dứa, cá lù đù… thường tụ tập cạnh các nhà bè nuôi cá để ăn những thức ăn thừa, do đó đoạn cửa sông này còn là nơi lý tưởng cho dân ghiền câu cá từ các tỉnh, thành về đây vào các ngày cuối tuần. Nếu thích, bạn còn được nhà hàng đưa đi thưởng ngoạn trên sông, được tận mắt chứng kiến, học tập cách nuôi cá, hàu, tôm, cua từ kinh nghiệm thực tế của những ngư dân lão luyện.

Bên cạnh nhà hàng làng bè Long Sơn là các bè nuôi hàu. Khoảng 20 bè được cột vào nhau, nổi trên mặt nước nhờ những thùng phuy nhựa, phía trên đầy ắp giàn cây treo những tấm tôn. Những con hàu cỡ ba tháng tuổi bám chặt vào các tấm tôn, to cỡ con sò điệp, chốc chốc lại hé miệng phun nước. Người nuôi hàu chẳng phải tốn thêm một đồng thức ăn hay con giống nào ngoài việc đầu tư cơ sở vật chất ban đầu, và chỉ việc lựa chỗ nước chảy nhiều neo bè thả những tấm tôn cho hàu tự bám. Hàu nuôi cỡ 10 – 11 tháng mới thu hoạch.

Khoảng ba năm qua, vùng cửa sông Chà Và này của Long Sơn bỗng phát triển nghề nuôi cá bè mà xuất phát điểm là từ các nhà kinh doanh người Đài Loan. Với ưu thế về sự trong lành của môi trường, địa thế kín gió, có thể tránh được bão, làng bè Long Sơn đã phát triển đến nay trên 20 nhà bè, có cái rộng đến cả chục hecta. Đa số chủ bè là người Đài Loan, Trung Quốc. Họ thuê công nhân từ các tỉnh miền Tây, có bè đến 50 – 60 công nhân.


lang-be-long-son.jpg

Ảnh: Khoanhkhacvietnam
Nhà bè được đầu tư khá quy mô, bài bản, hoạt động theo một quy trình khép kín. Trên bè có cả xưởng chế biến thức ăn cho cá, xưởng sửa chữa, may vá lưới, có phòng đông lạnh các loại cá làm thức ăn cho cá nuôi. Máy phát điện mỗi nhà bè có đến 3 – 4 cái loại công suất lớn, không chỉ đủ khả năng chiếu sáng “công trường” mà còn đủ cho cả phòng đông lạnh. Buổi tối ở đây sáng rực như Sài Gòn, các văn phòng làm việc cũng đầy đủ tiện nghi, có cả ăngten parabol thu sóng vệ tinh…

Ngoài khu vực nhà hàng làng bè, bạn có thể tham quan vài di tích gần đó đặc biệt là khu di tích “ Nhà Lớn” là quần thể kiến trúc đã được Bộ văn hóa-Thông tin công nhận là di tích lịch sử quốc gia vào năm 1991. Và dĩ nhiên vì Long Sơn thuộc vũng tàu nên bạn có thể đến bãi biển chơi trong ngày nếu thời gian cho phép.

Làm sao đến đó:
Đường đi vào đảo Long Sơn nằm dọc quốc lộ 51 hướng về thành phố vũng tàu. Khi bắt đầu đến địa phận tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, bạn chú ý bảng hướng dẫn bên tay phải. Từ quốc lộ 51 vào làng bè khoảng 10 km.

http://www.dulichbui.vn/2014/10/lang-be-long-son/

 
Last edited:
Các bác muốn đi Vũng tàu chơi... khi qua Đại Tòng lâm ( huyện Tân Thành) khoảng vài cây số thấy núi Long Sơn bên phải... và 1 con đường lớn (1) chạy vào...bác hãy quẹo theo con đường khi vào chân núi Long sơn..từ đây quẹo trái * chạy thêm khoảng 1 cây số...đó khu nhà di tích đạo ông Trần..các bác có thể vào tham quan khu di tích cấp quốc gia này...

Trước cửa khu di tích bên phải là con đường rất lớn và đẹp rộng rãi...đường này chạy ra Vũng tàu..qua 2 cây cầu bên dưới là khu nuôi cá bè trên sông...rất đẹp

Nếu bác đi Vũng Tàu mà ghé tham quan Long Sơn rồi ra Vũng tàu bằng con đường mới bên phải...thì lộ trình sẽ ngắn đi khoảng 7 km thay vì chạy thẳng như thường lệ mà cảnh quan lại đẹp nữa


*=Nếu khi tới chân núi Long Sơn nêu các bác quẹo phải...con đường sẽ dẫn các bác đi vòng quanh sang bên kia núi...ở đó có bến đò...các bác gởi xe rồi lên đò ( miễn phí)

Đò sẽ đưa các bác ra giữa sông để vào làng nuôi cá bè..và nhà hàng...các bác có thể ăn Hải sản với nhà hàng trên sông...giá rất phải chăng.

Chợ Long sơn tuy nhỏ nhưng giá rất mềm không chặt chém như chợ Bà Rịa...cụ thể cá khô loại ngon giá 45.000$/kg..ở SaiGon cá khô loại này giá 100.000$/kg

(1) = con đường này mới làm khoảng chục năm nay thôi
Trước kia Long Sơn là khu hoàn toàn biệt lập...là 1 ngọn núi.. 1 bên là biển 1 bên là rừng mênh mông ngập mặn ( giống Cần Giờ)...muốn ra Long Sơn phải đi bằng tàu biển
Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu phải tốn ngân sách rất lớn để làm 2 con đường này...cho cư dân đạo Ông trần...không còn tách rời thế giới bên ngoài nữa

photo-tour-2-1402476540_660x0.jpg

Điểm dừng ở Nhà Lớn tại xã Long Sơn, Vũng Tàu, nơi thờ đạo Ông Trần. Một quần thể kiến trúc gồm đền thờ, nhà phố, nhà hội, chợ...


Rời Nhà Lớn, đi một đoạn sẽ bắt gặp cảnh biển trời bao la khi đứng trên cầu nhìn xuống làng bè Long Sơn với các lồng nuôi thủy hải sản, xung quanh là mây nước mênh mông.
,,,,
làng bè Long Sơn là một địa điểm du lịch sinh thái và cũng là địa điểm du lịch ẩm thực khá thú vị thời gian gần đây với mô hình nuôi cá bè, bè hào, nhà hàng ẩm thực nổi trên sông… Hai chữ “Làng bè” có thể đối với dân miền sông nước thì không mấy gì mới mẻ nhưng đối với các bạn ở thành thị sẽ rất trừu tượng và đôi khi là xa lạ. Tuy nhiên Long Sơn từ vài ba năm trở lại đây, là một trong những nơi chuyên cung cấp hàu cho TP.HCM với số lượng vài tấn mỗi ngày.


be-ca-long-son.jpg


long-son-4.jpg


Điểm thu hút tại nơi đây là bạn có thể vừa ngồi hóng mát trên mặt sông với sóng nước dập dềnh, vừa được thưởng thức những món ăn hải sản tươi sống hay hòa mình thành những ngư dân bắt cá ở cửa sông Rạng… Nhà hàng làng bè Long Sơn sức chứa trên 200 khách, sắp xếp bàn ăn ngồi kiểu Hàn Quốc gần gũi và thân thiện. Ở đây, có đủ món ăn dân dã hoặc đặc sản Nam Bộ như: hàu sống ăn mù tạt, hàu né, cá nâu nướng muối ớt, ghẹ nướng, cua rang me, cua Long Sơn, lẩu canh chua cá dứa, cá tráp hấp hành…

ảnh mượn
long-son-3.jpg

Cầu lên tàu ra làng bè – Ảnh: diadiemanuong.com
long-son-5.jpg

Ảnh: dulich.alotin.vn
Ngoài những món ăn đặc sản tại nhà hàng, bạn có thể tự mình chọn món riêng theo sở thích của mình. Nhà bè được chia thành những ô vuông bằng những lối đi lát gỗ, mỗi ô vuông là một lồng bè nuôi cá bớp, cá chẻm, cá mú… Thấy bóng người, những con cá bớp to như cá lóc bông lao tới đòi ăn, quẫy nước mạnh đến nỗi văng cả vào người các vị khách đứng xem, thích loại hải sản nào bạn chỉ việc gọi anh bồi bàn và kêu thợ mang vợt ra bắt ngay cá tươi sống đưa vào nhà bếp, chỉ 10 đến 15 phút là đã có ngay món mới.

long-son-2.jpg

Ảnh: Sưu tầm
Không chỉ được thưởng thức các món ăn ngon, bạn còn có thể được hóa thân thành những ngư dân bắt cá ở cửa sông Rạng, đó mới chính là cái thú. Việc bắt cá ở cửa sông này không quá khó, chỉ cần thả xuống nước những chiếc lồng sắt, làm chà dụ cá vào ở và chờ đến lúc nước cạn là dùng ròng rọc quay lồng trở lên bắt cá. Cá nâu, cá ngát, cá chẻm, cá dứa, cá lù đù… thường tụ tập cạnh các nhà bè nuôi cá để ăn những thức ăn thừa, do đó đoạn cửa sông này còn là nơi lý tưởng cho dân ghiền câu cá từ các tỉnh, thành về đây vào các ngày cuối tuần. Nếu thích, bạn còn được nhà hàng đưa đi thưởng ngoạn trên sông, được tận mắt chứng kiến, học tập cách nuôi cá, hàu, tôm, cua từ kinh nghiệm thực tế của những ngư dân lão luyện.

Bên cạnh nhà hàng làng bè Long Sơn là các bè nuôi hàu. Khoảng 20 bè được cột vào nhau, nổi trên mặt nước nhờ những thùng phuy nhựa, phía trên đầy ắp giàn cây treo những tấm tôn. Những con hàu cỡ ba tháng tuổi bám chặt vào các tấm tôn, to cỡ con sò điệp, chốc chốc lại hé miệng phun nước. Người nuôi hàu chẳng phải tốn thêm một đồng thức ăn hay con giống nào ngoài việc đầu tư cơ sở vật chất ban đầu, và chỉ việc lựa chỗ nước chảy nhiều neo bè thả những tấm tôn cho hàu tự bám. Hàu nuôi cỡ 10 – 11 tháng mới thu hoạch.

Khoảng ba năm qua, vùng cửa sông Chà Và này của Long Sơn bỗng phát triển nghề nuôi cá bè mà xuất phát điểm là từ các nhà kinh doanh người Đài Loan. Với ưu thế về sự trong lành của môi trường, địa thế kín gió, có thể tránh được bão, làng bè Long Sơn đã phát triển đến nay trên 20 nhà bè, có cái rộng đến cả chục hecta. Đa số chủ bè là người Đài Loan, Trung Quốc. Họ thuê công nhân từ các tỉnh miền Tây, có bè đến 50 – 60 công nhân.


lang-be-long-son.jpg

Ảnh: Khoanhkhacvietnam
Nhà bè được đầu tư khá quy mô, bài bản, hoạt động theo một quy trình khép kín. Trên bè có cả xưởng chế biến thức ăn cho cá, xưởng sửa chữa, may vá lưới, có phòng đông lạnh các loại cá làm thức ăn cho cá nuôi. Máy phát điện mỗi nhà bè có đến 3 – 4 cái loại công suất lớn, không chỉ đủ khả năng chiếu sáng “công trường” mà còn đủ cho cả phòng đông lạnh. Buổi tối ở đây sáng rực như Sài Gòn, các văn phòng làm việc cũng đầy đủ tiện nghi, có cả ăngten parabol thu sóng vệ tinh…

Ngoài khu vực nhà hàng làng bè, bạn có thể tham quan vài di tích gần đó đặc biệt là khu di tích “ Nhà Lớn” là quần thể kiến trúc đã được Bộ văn hóa-Thông tin công nhận là di tích lịch sử quốc gia vào năm 1991. Và dĩ nhiên vì Long Sơn thuộc vũng tàu nên bạn có thể đến bãi biển chơi trong ngày nếu thời gian cho phép.

Làm sao đến đó:
Đường đi vào đảo Long Sơn nằm dọc quốc lộ 51 hướng về thành phố vũng tàu. Khi bắt đầu đến địa phận tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, bạn chú ý bảng hướng dẫn bên tay phải. Từ quốc lộ 51 vào làng bè khoảng 10 km.

http://www.dulichbui.vn/2014/10/lang-be-long-son/

xin cảm ơn rất nhiều Bác Kiêu Phong ! đả cho ae dd những hình ảnh đẹp trong chuyến DL của Bác.để thấy cái đẹp quê hương bây giờ
 
Nơi nào cũng thấy người TQ qua làm chủ rồi mai đây không biết Đạo Ông Trần ra sao nữa và ,,,, buồn quá

Bác lo lắng phải rồi.

Dân cư Long sơn là 1 cộng đồng khép kín hơn trăm năm..thuần nhất đơn sơ....đàn ông thì nhân lễ ngĩa trí tín làm đầu ..đàn bà, tứ đức tam tòng

Phục sức của họ mang nặng cổ truyền...đàn ông áo quần bà ba đen... tóc búi củ tỏi..họ sống đơn sơ hiền hòa bằng ngề trồng lúa và đánh cá ven biển

2 con đường hiện đại... 1 con đường rộng lớn nhiều hoa và nhiều bóng mát.. từ quốc lộ 51 huyện Tân thành chạy vào khu dân cư chân núi Long sơn..rồi 1 con đường tuyệt đẹp từ Long Sơn chạy thẳng ra vũng tàu

2 Con đường này đã rút ngắn đường đi SaiGon Vũng tàu 7km ..thay vì chạy thẳng quốc lộ 51

Sẽ làm cho cuộc sống và sự suy ngĩ của họ nhiều đổi thay.khi nhà Nhà đầu tư tới nhiều và khách tham quan ăn nhậu tới nhiều

Khách đi Vũng tàu cũng đi ngang đây nhiều để con đường đi ..về,được ngắn hơn
 
Last edited:
Bác ơi cây mai của con giờ này mà nụ nhỏ quá. Con phải làm sao đây bác

Những nụ kết từ tháng 5, 6
Khi sang tháng 8 .. ngĩa là chỉ sau 2 tháng đã to và nở hoa sau những cơn mưa lớn ( nếu trước đó nắng to nhiều ngày)
Sở dĩ chúng to nhanh, vì đó là những nụ kết sớm..và ít...nên chúng được cây nuôi lớn nhanh do số lượng chúng ít

Nụ tháng 7 mới là nụ chính vụ...kết rất nhiều...do đó bây giờ sau 2 thángvẫn nhỏ là phải rồi ( không nên so sánh tốc độ lớn của chúng với nụ tháng 5)
bây giờ đến tết còn hơn 3 tháng rưỡi để nụ lớn cơ mà

Nếu bạn muốn nó lớn nhanh, thì cắt bỏ ngọn non và các nụ đầu cành
Khống chế không cho tược mới mọc ra ...cứ tược muốn nhớm ra thì cắt bỏ...cây không phải nuôi ngọn không phải nuôi nụ non.. sẽ dồn sức nuôi nụ đang có to nhanh

Nhưng nếu bây giờ thúc cho chúng to nhanh thì sau tháng 10 al...coi chừng chúng sẽ nở sau những cơn mưa cuối mùa..* và kết quả:
Đến tết cây mai của bạn sẽ chả con bao nhiêu nụ để nở hoa

* = theo lẽ thông thường mưa sớm , mưa nhiều sẽ chấm dứt mùa mưa sớm
Năm nay nam bộ mưa trễ và mưa ít....thì mùa mưa sẽ chấm dứt trễ

Vì thế có nguy cơ năm nay ở saigon...đến gần tết vẫn lai rai mưa đấy..

Đừng ham nụ to sớm
 
Back
Top