Chăm sóc cây mai trong chậu

Không có 1 công thức và 1 qui trình nào đúng cho tất cả các cây trồng nói chung và cây mai trong chậu nói riêng.
Tùy theo chất trồng, tùy theo sức khỏe cây, tùy theo mùa vụ, .. sẽ có những việc làm khác nhau:
- Nếu chất trồng trong chậu của bạn là 1 hổn hợp các chất tơi xốp, khả năng giử phân kém thì bạn phải bón thường xuyên hơn các cây có chất trồng chứa nhiều thành phần giử phân như đất thịt, chất hữu cơ hoai mục.
- Với cây mạnh thì bạn phải bón phân nhiều hơn cây yếu, thậm chí với cây quá yếu thì không nên bón phân.
- Vào mùa sinh trưởng và lúc cây chuẩn bị ra cơi đọt mới bạn phải bón phân đón đọt còn vào thời điểm cây đã làm nụ hoàn chỉnh và bước vào giai đoạn ngủ nghỉ thì bạn không nên "vác phân đi ngang qua sân để mai"

Bạn tham khảo thêm:
cách thức bón phân và loại phân nào dùng bón cho mai

vincent đã viết:
con chào bác dovando, nhờ bác giúp con chút ạ, cây mai mà trồng trong chậu thì khoảng bao lâu mới bón phân 1 lần vậy bác? và bón những loại phân gì? và bón như thế nào gần lúc têt để mai có nhiều nụ được vậy bác? mong chờ tin hồi âm của bác, thanks bác nhiều
 

File đính kèm

  • Mai Vàng.docx.pdf
    1.4 MB · Lượt xem: 987
Phôi Mai của Anh nhiều chắc nhìn sướng lắm đây.
Khi cắt cây là một sự hồi hợp, nhiều cây căt xong thấy mê luôn, đem về trồng mong từng ngày nhìn thấy em nó ra mầm mạnh là sướng trong người rồi ....cả một năm chăm sóc vất vả mà thấy đã.
Chơi mai mà thiếu giàn giảm nắng...thì là 1 thiếu sót lớn...dù 1 năm chỉ dùng có khoảng 15 ngày sau tết ( hoặc dành cho các cây suy yếu vì bịnh)

Dù bạn là người trồng mai không chuyên ngiệp...cũng cần phải có 1 bộ khung sườn sắt lắp đặt sẵn với chân của các cột sắt được nối vào beton kiên cố và...để đó...khi cần là kéo lưới lên thành giàn giảm nắng..cho các cây mai sau khi thay đất. Hoặc phục hồi sau khi ăn tết xong ..cây mai trụi lá..để dưới giàn giảm nắng sẽ rất an toàn cho đến khi cây nhú lên chi chít các mầm non

Lúc đó dùng sào thu kéo bề ngang lưới cho nhỏ lại ( tức là tăng nắng)..mầm lá phát triển càng to..thì bề ngang của lưới càng thu nhỏ lại ( càng tăng nắng)..rồi sau đó tháo giây cột 1 đầu lưới
Đầu bên kia rút lưới gọn gàng và xếp lại cất vào kho chờ năm sau

Dù 1 năm chỉ cần dùng đến 15 ngày...bộ khung cắt và lưới giảm 50% nắng vẫn là rất cần thiết phải... đầu tư

1 cây sắt V dài 6m cắt làm 2 mỗi khúc 3m..vừa đủ để là độ cao của cột...để vừa thoáng lại không quá cao khó thu dọn khi không cần dùng lưới

3 m cũng vừa đủ cho 1 nhịp cột..để lưới không bị quá chùng xuống

Khi xưa chưa có lưới giảm nắng, các cụ chơi kiểng chế ra 1 giàn giảm nắng như sau :
Cũng là 1 khung sắt hoặc gỗ..nhưng lợp ở trên thay vì là lưới như bây giờ..mà là các thanh nẹp gỗ ngang khoảng 3 cm..

Cứ 1 thanh nẹp 3cm thì có 1 khoảng hở 3cm ngĩa là 1 thanh nẹp rồi 1 khoảng trống bằng thành nẹp rồi lại 1thanh nẹp kế tiếp

Như vậy là giảm nắng 50%

Và các thanh nẹp được xếp dọc theo trục bắc nam

Ngày xưa Khó khăn như vậy các cụ vẫn làm...bây giờ phương tiện đều có sẵn tại sao lại không ?
Cảm ơn Bác rất nhiều, trước kia chơi lan con làm vậy lan đẹp mê luôn.
Chơi mai mà thiếu giàn giảm nắng...thì là 1 thiếu sót lớn...dù 1 năm chỉ dùng có khoảng 15 ngày sau tết ( hoặc dành cho các cây suy yếu vì bịnh)

Dù bạn là người trồng mai không chuyên ngiệp...cũng cần phải có 1 bộ khung sườn sắt lắp đặt sẵn với chân của các cột sắt được nối vào beton kiên cố và...để đó...khi cần là kéo lưới lên thành giàn giảm nắng..cho các cây mai sau khi thay đất. Hoặc phục hồi sau khi ăn tết xong ..cây mai trụi lá..để dưới giàn giảm nắng sẽ rất an toàn cho đến khi cây nhú lên chi chít các mầm non

Lúc đó dùng sào thu kéo bề ngang lưới cho nhỏ lại ( tức là tăng nắng)..mầm lá phát triển càng to..thì bề ngang của lưới càng thu nhỏ lại ( càng tăng nắng)..rồi sau đó tháo giây cột 1 đầu lưới
Đầu bên kia rút lưới gọn gàng và xếp lại cất vào kho chờ năm sau

Dù 1 năm chỉ cần dùng đến 15 ngày...bộ khung cắt và lưới giảm 50% nắng vẫn là rất cần thiết phải... đầu tư

1 cây sắt V dài 6m cắt làm 2 mỗi khúc 3m..vừa đủ để là độ cao của cột...để vừa thoáng lại không quá cao khó thu dọn khi không cần dùng lưới

3 m cũng vừa đủ cho 1 nhịp cột..để lưới không bị quá chùng xuống

Khi xưa chưa có lưới giảm nắng, các cụ chơi kiểng chế ra 1 giàn giảm nắng như sau :
Cũng là 1 khung sắt hoặc gỗ..nhưng lợp ở trên thay vì là lưới như bây giờ..mà là các thanh nẹp gỗ ngang khoảng 3 cm..

Cứ 1 thanh nẹp 3cm thì có 1 khoảng hở 3cm ngĩa là 1 thanh nẹp rồi 1 khoảng trống bằng thành nẹp rồi lại 1thanh nẹp kế tiếp

Như vậy là giảm nắng 50%

Và các thanh nẹp được xếp dọc theo trục bắc nam

Ngày xưa Khó khăn như vậy các cụ vẫn làm...bây giờ phương tiện đều có sẵn tại sao lại không ?
Cảm ơn Bác rất nhiều, trước kia chơi lan con làm vậy lan đẹp mê luôn.
22453702419_c5c6f59306_o.jpg



  1. 22819961826_842eb75a13_o.jpg
22857319651_13244622e7_o.jpg



563ddb3ca59f2.jpg


Tết vừa rồi ba em nghênh xuần đề nở đúng tết, tháng vừa rồi chiến hữu nài quá bán hai em này hai triệu.

563ddc553c8a2.jpg


563ddc9fcbe8d.jpg
 
Trích tuankiem:
22453702419_c5c6f59306_o.jpg


Cattleya là lan công ngiệp do con người lai tạo ra, nó có cái đẹp riêng của niềm tự hào về thành công trong công ngệ sinh học hiện đại... hoa bền bỉ sau 1 tuần hoa mới bắt đầu có dấu hiệu suy
Người không biết chuyện gọi nó là “vương giả chi hoa” nhưng lại không có mùi thơm


Trích tuankiem:
563ddc553c8a2.jpg


Ngọc Điểm là lan hoang dã, 1 sản phẩm thuần chủng của thiên nhiên...nó có cái đẹp cũng rất riêng của sức sống thiên nhiên và hoa tỏa hương thơm
Đặc điểm của nó là rất “đến hẹn lại lên” cây nào nở trúng tết...thì năm sau cũng nở trúng tết
Do đó người ta gọi là “nginh xuân lan”

Ngọc điểm, tôi trồng bằng cách cột nó vào 1 khúc cây vú sữa rồi treo chỗ có bóng râm và hơi ẩm..rễ nó phát triển trong không khí dài ra cả thước để vươn tới đất
Mỗi lần phun phân bón cho mai..tôi phun luôn cho nó..và chả bao giờ tôi tưới

Vậy mà năm nào nó cũng nở hoa trúng tết với mùi thơm sang trọng
Thấy nó mà thương về sức sống. hương thơm.. và sự... đúng hẹn ( tính cách của..."quân tử chi hoa đấy")
 
Last edited:
Bác Mục ơi!
Con thiết kế lưới theo kiếu di động kéo ra kéo vào được vì ở Cam Ranh từ sau tết đến hết tháng tám nắng lắm (từ 6g sáng đến 5g chiều) nên phải kéo ra lúc giữa trưa vào những ngày cần thiết (nắng của sự hủy diệt).
Bác thấy con làm vậy đươc không? Con cảm ơn Bác. Chúc Bác luôn khỏe.
Cattleya là lan công ngiệp do con người lai tạo ra, nó có cái đẹp riêng của niềm tự hào về thành công trong công ngệ sinh học hiện đại... hoa bền bỉ sau 1 tuần hoa mới bắt đầu có dấu hiệu suy
Người không biết chuyện gọi nó là “vương giả chi hoa” nhưng lại không có mùi thơm
Thật ra Cattleya vẫn có trong rừng nhưng hoa không được đep lắm, trên thị trường chủ yếu là lan lai nhập từ Đài Loan, Thái Lan. Nhưng những loại có hoa đỏ , tím hoặc trắng rất thơm Bác à ví dụ như Quảng Long, Đại Tướng Quân, Bạch Ngọc, các loại màu vàng đẹp nhưng hầu như không thơm (có sắc nhưng không hương).
Ngọc Điểm là lan hoang dã, 1 sản phẩm thuần chủng của thiên nhiên...nó có cái đẹp cũng rất riêng của sức sống thiên nhiên và hoa tỏa hương thơm
Đặc điểm của nó là rất “đến hẹn lại lên” cây nào nở trúng tết...thì năm sau cũng nở trúng tết
Do đó người ta gọi là “nginh xuân lan”
Loại này thì tuyệt rồi Bác ơi. Trong năm nhìn rễ các các em nó nhú ra mơn mởn mà muốn cắn rồi khi có hoa thì hương thơm của nó khỏi phải nói.
Bác nói rất chính xác, loại này cây nào trễ thì mãi trễ, cây nào sớm thì cứ luôn sớm còn em nào đúng hẹn thì thật đáng yêu, đúng hẹn là ra (trừ năm nhuần).
Nhưng giờ còn có loại lan lai của Thái, Đài Loan đủ các màu nhưng bản thân con ít mặn mà với loại lai này mà hầu như nhũng người chơi đẳng cấp cũng chỉ thích loại lan rừng Việt Nam ( loại ở Campuchia không giá trị bằng).
Phải không Bác. Vậy là Bác còn yêu lan nữa, Bác thật là tuyệt.
 
Last edited by a moderator:
Ngọc điểm vừa thơm vừa nở đúng Tết, cái mùi nhè nhẹ dễ làm người khó tính nhất cũng phải nao lòng
Một Đài Loan
_MG_7710 by Nghia Mai Trong, trên Flickr

Một của Rừng Việt Nam_MG_6842 by Nghia Mai Trong, trên Flickr
Của rừng Việt cũng có nhiều loại khác nhau về hình dạng lá, độ dài của vòi và màu sắc.. hoa.
Anh hoangmaidng ơi!
4 giờ chiều hôm qua phun phân, 9g tối mưa quá chừng luôn mặc dù ngày nắng. Thời tiết Cam Ranh vài ngày tới thế nào vậy anh. Em cảm ơn.
 
Bác cho con hỏi, mấy ngày nay mưa nhiều làm 1 số nụ lớn nở, con cắt bỏ vậy còn hơn 3 tháng nụ mới mọc kịp không Bác ( cây đủ phân đủ nắng, ít đọt non lá giá xanh mướt). con cảm ơn Bác
 
Bác cho con hỏi, mấy ngày nay mưa nhiều làm 1 số nụ lớn nở, con cắt bỏ vậy còn hơn 3 tháng nụ mới mọc kịp không Bác ( cây đủ phân đủ nắng, ít đọt non lá giá xanh mướt). con cảm ơn Bác

Không kịp đâu..vì quang kì ngắn đang ngắn đi nhiều,nhịp sống của cây chậm đi trong khi cây phải nuôi nhiều nụ đang lớn...nên tất cả ..chậm đi *

Để mai nhiều hoa nở tưng bừng vào tết...theo tôi bạn có 2 cách :
-1 là : đầu tháng 5al tỉa tàn , thay đất và lặt bỏ hết các nụ kết sớm đang có dưới các nách lá còn lại
Như vậy tháng 6 và 7 mai sẽ nhú nụ mới ra...do nụ kết đồng loạt và rất nhiều..nên nụ chậm lớn...tháng 10 vẫn chưa đủ lớn hết cỡ do đó các cơn mưa trái mùa cuối năm không thể làm nụ nở
Nhưng coi chừng giữa tháng 11...nụ đã đủ già..sẽ nở sau mưa...nhưng các cơn mưa từ tháng 11 rất ít

- 2 là: nuôi luôn các nụ kết sớm...nhưng từ giữa tháng 9 che cho nó cây dù mỗi khi thấy mưa lớn sắp đến...mưa nhỏ thì không sao
Bảo vệ kĩ các lá già đang có...đừng lặt bỏ...đừng dùng phân có kích thích tố
Nụ già nào mà nở được trong tình hình này...bác mang đầu “lão tà” ra mà...chặt

* tôi đã từng có 1 cây mai 5 cánh...xanh rờn từ dầu năm đến tháng 10 không có 1 nụ nào ( do đất tốt quá và phân bón kĩ quá)
Nhưng giữa tháng 10 al nó bắt đầu kết rất nhiều nụ ..tất cả nụ lớn lên từ từ và...tết cũng nở hoa tưng bừng

Chỉ có1 lần kết nụ giữa tháng 10 như vậy mười mấy năm trước...những năm về sau đến nay...nó thuần.. nết kết nụ tháng 6 như các cây mai khác
 
Không kịp đâu..vì quang kì ngắn đang ngắn đi nhiều,nhịp sống của cây chậm đi trong khi cây phải nuôi nhiều nụ đang lớn...nên tất cả ..chậm đi *

Để mai nhiều hoa nở tưng bừng vào tết...theo tôi bạn có 2 cách :
-1 là : đầu tháng 5al tỉa tàn , thay đất và lặt bỏ hết các nụ kết sớm đang có dưới các nách lá còn lại
Như vậy tháng 6 và 7 mai sẽ nhú nụ mới ra...do nụ kết đồng loạt và rất nhiều..nên nụ chậm lớn...tháng 10 vẫn chưa đủ lớn hết cỡ do đó các cơn mưa trái mùa cuối năm không thể làm nụ nở
Nhưng coi chừng giữa tháng 11...nụ đã đủ già..sẽ nở sau mưa...nhưng các cơn mưa từ tháng 11 rất ít

- 2 là: nuôi luôn các nụ kết sớm...nhưng từ giữa tháng 9 che cho nó cây dù mỗi khi thấy mưa lớn sắp đến...mưa nhỏ thì không sao
Bảo vệ kĩ các lá già đang có...đừng lặt bỏ...đừng dùng phân có kích thích tố
Nụ già nào mà nở được trong tình hình này...bác mang đầu “lão tà” ra mà...chặt

* tôi đã từng có 1 cây mai 5 cánh...xanh rờn từ dầu năm đến tháng 10 không có 1 nụ nào ( do đất tốt quá và phân bón kĩ quá)
Nhưng giữa tháng 10 al nó bắt đầu kết rất nhiều nụ ..tất cả nụ lớn lên từ từ và...tết cũng nở hoa tưng bừng

Chỉ có1 lần kết nụ giữa tháng 10 như vậy mười mấy năm trước...những năm về sau đến nay...nó thuần.. nết kết nụ tháng 6 như các cây mai khác


mấy ngày này nụ nở có nên cắt bỏ không bác, con nghe nói nếu không cắt nụ nở sẽ kéo các nụ khác nở theo.Con cảm ởn Bác
 
mấy ngày này nụ nở có nên cắt bỏ không bác, con nghe nói nếu không cắt nụ nở sẽ kéo các nụ khác nở theo.Con cảm ởn Bác

Đó chỉ là 1 cách nói cho gọn thôi..
Nụ nở là do ABA *(có trong lá gìa) bị Gib triệt tiêu do đó các mô căng nước và ... sinh hóa làm nụ nở thành hoa
Gib được tạo ra bởi các ngọn non mọc ra (sau các cơn mưa lớn) gặp ánh sáng mặt trời
Gib theo mạch nhựa chạy tới đầu rễ chỉ thị cho rễ mọc ra...khi đầu rễ mọc ra sẽ tạo ra Cytokinin...(chất này cũng triệt tiêu ABA)...Cytokinin theo mạch nhựa chạy lên ngọn chỉ thị cho ngọn mọc ra thêm nữa.!!!!và nụ cứ thế “phẻ re” nở...trái mùa
Đúng ra thì bạn nên cắt bỏ ngọn non mọc... sau mưa...có thể sẽ có tác dụng hơn là...ngắt nụ đang nở...vì thủ phạm là... ngọn non
Nụ là... nạn nhân

Diệt kết quả mà không diệt nguyên nhân..thì kết quả khác vẫn tới...trị bịnh phải trị từ gốc...chỉ có “lăng băm” mới trị ngọn thôi

*= ABA có trong lá già...làm các mô không căng nước...do đó nụ không thể nở...khi đến cuối năm lá đã quá già rụng xuống ( hoặc lặt bỏ đi) không còn gì kiềm chế... mô căng nước sẽ làm hoa nở tưng bừng...1 mùa xuân tuyệt đẹp

Mai vàng đâu khác chi...người ta

Ai đó cứ than phiền rằng : người già kìm hãm không cho giới trẻ phát triển !!
Họ đâu có biết rằng..sự phát triển của thanh niên chỉ là manh động theo trào lưu ( chưa đúng lúc )...như hoa mai nở sau mưa, nở không đúng hẹn...để bị ngắt bỏ đi

Khi lá đã đủ già lá sẽ tự rụng xuống...như người già tự buông tay..để đi vào...hư vô ..cát bụi...vì lá đã biết rằng : đã đến lúc rồi...và thanh niên đã đủ khôn rồi..để nở hoa tưng bừng và được cả 1 mùa xuân trân trọng chào đón

Bạn chọn cách nở hoa nào ?
 
Ai đó cứ than phiền rằng : người già kìm hãm không cho giới trẻ phát triển !!
Họ đâu có biết rằng..sự phát triển của thanh niên chỉ là manh động theo trào lưu ( chưa đúng lúc )...như hoa mai nở sau mưa, nở không đúng hẹn...để bị ngắt bỏ đi
..tìm ra 1 Thủ Lĩnh Thanh niên rất khó ..!!!
 
Bác ơi nếu trồng mai bonsai trong chậu nhỏ thì mình trồng bằng đất ruộng tốt hơn trấu hun không bác.
 
Đó chỉ là 1 cách nói cho gọn thôi..
Nụ nở là do ABA *(có trong lá gìa) bị Gib triệt tiêu do đó các mô căng nước và ... sinh hóa làm nụ nở thành hoa
Gib được tạo ra bởi các ngọn non mọc ra (sau các cơn mưa lớn) gặp ánh sáng mặt trời
Gib theo mạch nhựa chạy tới đầu rễ chỉ thị cho rễ mọc ra...khi đầu rễ mọc ra sẽ tạo ra Cytokinin...(chất này cũng triệt tiêu ABA)...Cytokinin theo mạch nhựa chạy lên ngọn chỉ thị cho ngọn mọc ra thêm nữa.!!!!và nụ cứ thế “phẻ re” nở...trái mùa
Đúng ra thì bạn nên cắt bỏ ngọn non mọc... sau mưa...có thể sẽ có tác dụng hơn là...ngắt nụ đang nở...vì thủ phạm là... ngọn non
Nụ là... nạn nhân

Diệt kết quả mà không diệt nguyên nhân..thì kết quả khác vẫn tới...trị bịnh phải trị từ gốc...chỉ có “lăng băm” mới trị ngọn thôi

*= ABA có trong lá già...làm các mô không căng nước...do đó nụ không thể nở...khi đến cuối năm lá đã quá già rụng xuống ( hoặc lặt bỏ đi) không còn gì kiềm chế... mô căng nước sẽ làm hoa nở tưng bừng...1 mùa xuân tuyệt đẹp

Mai vàng đâu khác chi...người ta

Ai đó cứ than phiền rằng : người già kìm hãm không cho giới trẻ phát triển !!
Họ đâu có biết rằng..sự phát triển của thanh niên chỉ là manh động theo trào lưu ( chưa đúng lúc )...như hoa mai nở sau mưa, nở không đúng hẹn...để bị ngắt bỏ đi

Khi lá đã đủ già lá sẽ tự rụng xuống...như người già tự buông tay..để đi vào...hư vô ..cát bụi...vì lá đã biết rằng : đã đến lúc rồi...và thanh niên đã đủ khôn rồi..để nở hoa tưng bừng và được cả 1 mùa xuân trân trọng chào đón

Bạn chọn cách nở hoa nào ?
Người già kìm hãm trẻ con...manh động yếu ớt
Người già về cát bụi... trẻ con sẽ trưởng thành thanh niên thực thụ...đủ khôn mạnh mẻ
Bác cho con hỏi tiếp, nếu để nụ nởtiêu tốn năng lượng của cây ảnh hưởng đến chất lượng bông không Bác?. Còn ngắt đọt non ở đầu tháng 10 có làm cho các nụ nhỏ mau già vì giờ tới tết còn hơn 3 tháng mới lẩy lá trông khi đó còn vài cơn mưa cuối năm.Con cám ơn Bác
 
Người già kìm hãm trẻ con...manh động yếu ớt
Người già về cát bụi... trẻ con sẽ trưởng thành thanh niên thực thụ...đủ khôn mạnh mẻ
Bác cho con hỏi tiếp, nếu để nụ nởtiêu tốn năng lượng của cây ảnh hưởng đến chất lượng bông không Bác?. Còn ngắt đọt non ở đầu tháng 10 có làm cho các nụ nhỏ mau già vì giờ tới tết còn hơn 3 tháng mới lẩy lá trông khi đó còn vài cơn mưa cuối năm.Con cám ơn Bác

Khi nở hoa dĩ nhiên là phải hao tổn rồi..hao tổn tài nguyên ,hao tổn bớt hoa còn lại cho ngày tết..cây cối bao giờ cũng ưu tiên dồn hết sức cho bông trái..( đó là nguyên nhân nhiều cây sau khi nở hoa,kết trái xong là chết, vì đã hết sức, thí dụ như tắc kiểng..v.v)
do dó nhà vườn cẩn thận khi thấy cây kết quá nhiều hoa trái…họ bèn lặt bỏ bớt đi

Mai vàng cũng vậy bạn nên lặt bỏ ngay khi nụ xanh muốn bung ra và lặt bỏ mầm ngọn khi muốn nhớm bung ra..thì sẽ bớt tai hại hơn

Bạn lặt bỏ nụ mà không lặt bỏ ngọn đang bung ra..thì khi lá non gặp ánh sáng mặt trời nó sẽ tạo ra gibberellin…sẽ làm nụ khác tiếp tục nở

Sẽ còn nhiều cơn mưa…sau những ngày nắng chang chang...Và nụ sẽ lai rai nở….
Để khỏi sốt ruột bạn hãy mua cho cây mai yêu quí của mình 1 cây dù..là chắc ăn nhất *
Dù bán ở nơi sản xuất rẻ rề

*= Tôi ngĩ các giải thưởng cho mai vàng tại hội hoa xuân là phần thưởng dành cho công sức của người chăm sóc đối phó với thời tiết…nhiều hơn là giá trị ngệ thuật của cây mai đoạt giải
 
mấy cây nụ nhỏ từ đầu tháng 10 đến giữa tháng 11 (tùy nụ) mình cắt đọt để nụ lớn kịp tết có đúng không Bác?. Và những cây nụ nhỏ khi lẩy lá mình lẩy 2/3 từ thân ra, 1/3 từ dưới lên( có người nói vây?). mong Bác hướn dẫn dùm
 
Quan trọng là nụ già non...nụ bây giờ còn quá non như mới nhú ra thì e rằng không kịp

Nụ nhỏ mà đủ già thì vẫn nở hoa nhưng ít bông...có thể chỉ có 1 hoặc 3 bông ( giảo) không được 5 bông như các nụ mập

Sự lặt bỏ lá bên trong gần thân là kĩ thuật tỉa cành lá của người trồng cây ăn trái...nhằm loại bỏ các lá đã hết hữu dụng do không có nắng...nên lá nằm đó để cây nuôi..

Sự tỉa bỏ các lá này sẽ loại bỏ các lá đã thành vô dụng mà còn làm thông thoáng như thế sẽ ít bị nấm bịnh làm hại trái cây

Thì dĩ nhiên khi cây bớt gánh nặng nuôi lá vô dụng sẽ dồn đủ “tài nguyên” để nuôi trái tốt hơn

Mai vàng nó khác..lá bên trong là lá già...mà lá già của mai là để kìm không cho nụ nở

Vì thế nếu bạn lặt hết lá già ( bên trong ) thì lấy cái gì giữ nụ không nở hết trơn sau khị bị mưa cuối năm ?

Do đó bạn phải phân biệt lá già và lá chưa già nhưng không có nắng (vì bị lá bên ngoài che rợp)

Lặt bỏ lá bên trong...theo tôi sẽ không hiệu quả bằng cắt bỏ lá non èo đầu cành...sây sẽ thoáng và lá xanh bên trong sẽ có nắng để quang hợp mạnh mẽ vì nó là lá đã trưởng thành..nên làm việc hiệu quả hơn các lá non đầu cành

Nụ đã đủ già mà bạn lặt bớt lá bên trong sẽ chả có tác dụng gì vì nó hết lớn rồi.. nhưng nụ còn non và nhỏ sẽ lớn nhanh lên

mấy cây nụ nhỏ từ đầu tháng 10 đến giữa tháng 11 (tùy nụ) mình cắt đọt để nụ lớn kịp tết có đúng không Bác?. Và những cây nụ nhỏ khi lẩy lá mình lẩy 2/3 từ thân ra, 1/3 từ dưới lên( có người nói vây?). mong Bác hướn dẫn dùm

Nếu bác trồng mai như tôi hướng dẫn từ đầu năm... đến giữa năm tỉa tàn ( lặt bỏ nụ nếu cần) thì bây giờ không có tình trạng nụ nhỏ hoặc lớn mà là nụ đều đều

Bác hỏi ngang..về 1 tình trạng của người làm ngang không bài bản nên bị ...bị sự cố
Làm sao tôi góp ý...vì tôi chưa bị qua ? ( hoặc đã từng bị mà lâu quá nên quên rồi)

Mai vàng là cây xanh, sinh hóa theo các điều kiện tự nhiên...do đó mình phải hiểu các nhu cầu sinh thái của nó,,,để giúp nó kết nụ nở hoa đẹp

Mai vàng không phải là cái máy để mình điều khiển...nó sẽ bị stress rồi phản ứng theo kiểu khác ngoài ý muốn

Mà ngay đến máy móc vận hành cũng phải đúng quy trình...không thể thích là làm...nó sẽ bị...sượng, chết máy hoặc... “kích nổ” *

*= Vận hành máy không đúng quy trình của nhà sản xuất..hoặc dùng săng dầu không chất lượng ..sẽ xảy ra Kích nổ, đó là hiện tượng săng dầu tự cháy trong buồng nổ “quy lát” ...tốc độ động cơ tăng lên khủng khiếp và không thể tắt máy được vì nó tự nổ, tự cháy

Chỉ có 1 cách duy nhất giải quyết là : khóa săng thôi...
 
Quan trọng là nụ già non...nụ bây giờ còn quá non như mới nhú ra thì e rằng không kịp

Nụ nhỏ mà đủ già thì vẫn nở hoa nhưng ít bông...có thể chỉ có 1 hoặc 3 bông ( giảo) không được 5 bông như các nụ mập

Sự lặt bỏ lá bên trong gần thân là kĩ thuật tỉa cành lá của người trồng cây ăn trái...nhằm loại bỏ các lá đã hết hữu dụng do không có nắng...nên lá nằm đó để cây nuôi..

Sự tỉa bỏ các lá này sẽ loại bỏ các lá đã thành vô dụng mà còn làm thông thoáng như thế sẽ ít bị nấm bịnh làm hại trái cây

Thì dĩ nhiên khi cây bớt gánh nặng nuôi lá vô dụng sẽ dồn đủ “tài nguyên” để nuôi trái tốt hơn

Mai vàng nó khác..lá bên trong là lá già...mà lá già của mai là để kìm không cho nụ nở

Vì thế nếu bạn lặt hết lá già ( bên trong ) thì lấy cái gì giữ nụ không nở hết trơn sau khị bị mưa cuối năm ?

Do đó bạn phải phân biệt lá già và lá chưa già nhưng không có nắng (vì bị lá bên ngoài che rợp)

Lặt bỏ lá bên trong...theo tôi sẽ không hiệu quả bằng cắt bỏ lá non èo đầu cành...sây sẽ thoáng và lá xanh bên trong sẽ có nắng để quang hợp mạnh mẽ vì nó là lá đã trưởng thành..nên làm việc hiệu quả hơn các lá non đầu cành

Nụ đã đủ già mà bạn lặt bớt lá bên trong sẽ chả có tác dụng gì vì nó hết lớn rồi.. nhưng nụ còn non và nhỏ sẽ lớn nhanh lên



Nếu bác trồng mai như tôi hướng dẫn từ đầu năm... đến giữa năm tỉa tàn ( lặt bỏ nụ nếu cần) thì bây giờ không có tình trạng nụ nhỏ hoặc lớn mà là nụ đều đều

Bác hỏi ngang..về 1 tình trạng của người làm ngang không bài bản nên bị ...bị sự cố
Làm sao tôi góp ý...vì tôi chưa bị qua ? ( hoặc đã từng bị mà lâu quá nên quên rồi)

Mai vàng là cây xanh, sinh hóa theo các điều kiện tự nhiên...do đó mình phải hiểu các nhu cầu sinh thái của nó,,,để giúp nó kết nụ nở hoa đẹp

Mai vàng không phải là cái máy để mình điều khiển...nó sẽ bị stress rồi phản ứng theo kiểu khác ngoài ý muốn

Mà ngay đến máy móc vận hành cũng phải đúng quy trình...không thể thích là làm...nó sẽ bị...sượng, chết máy hoặc... “kích nổ” *

*= Vận hành máy không đúng quy trình của nhà sản xuất..hoặc dùng săng dầu không chất lượng ..sẽ xảy ra Kích nổ, đó là hiện tượng săng dầu tự cháy trong buồng nổ “quy lát” ...tốc độ động cơ tăng lên khủng khiếp và không thể tắt máy được vì nó tự nổ, tự cháy

Chỉ có 1 cách duy nhất giải quyết là : khóa săng thôi...
Con dự tính ra giêng 15al tùy theo cây mà thay đất hoặc chỉ đấp phân hữu cơ ủ rồi che lưới lan, chăm sóc... đến đầu tháng 5 al con tỉa tàn( kết hợp tỉa chèo)...tiếp theo bấm đọt... đến đầu tháng 8 al ngưng bấm đọt và uốn tàn trông tháng 8 và 9, con làm vậy có ổn không bác. Con cảm ơn Bác
 
Chào bác. Ngày mai con tính cho mấy cây mai một liều kali nhưng có vài cây lá già thì mình không cho kali đúng không bác. Mà những cây lá già không cho kali bông có đẹp không vậy bác mong bác tự vấn giúp con
 
Con dự tính ra giêng 15al tùy theo cây mà thay đất hoặc chỉ đấp phân hữu cơ ủ rồi che lưới lan, chăm sóc... đến đầu tháng 5 al con tỉa tàn( kết hợp tỉa chèo)...tiếp theo bấm đọt... đến đầu tháng 8 al ngưng bấm đọt và uốn tàn trông tháng 8 và 9, con làm vậy có ổn không bác. Con cảm ơn Bác
Làm vậy cũng được, nhưng không đẹp..vì không hợp lí

Tháng 5 thay đất, tháng 6 uốn cành..2 động tác này sẽ kích thích cây tạo nụ..
Bác chỉ bấm đọt tháng 6,7..cây sẽ phân tược mà chưa chắc cây tạo được nụ vì có cây rất cứng cổ. chỉ mải mê ra đọt thôi ( nhất là mai nguyên cây)..

mai ghép (dảo) dễ ra nụ và kết nụ đều hơn

Uốn cành rồi bấm đọt tháng 6,7 vừa kích thích ra nụ vừa làm đẹp cho tàn= 1 công được đôi ba việc

Bác uốn tàn trong tháng 8 và 9 chỉ có công dụng làm gọn tàn thôi..= 1 công cho 1 việc..nếu bác chỉ có vài cây và chăm sóc mai vàng là để thư giãn, giết thì giờ…thì làm vậy cũng…tốt

Nhưng nếu bác có nhiều trăm cây…hoặc cả ngàn cây..thì bác sẽ tốn nhiều tiền để mướn nhân lực ( tiền công bấm tược tháng 6, 7 + tiền công uốn tàn tháng 8)…mà hiệu quả lại không cao

Hugo pham :

…Ngày mai con tính cho mấy cây mai một liều kali nhưng có vài cây lá già thì mình không cho kali đúng không bác. Mà những cây lá già không cho kali bông có đẹp không vậy bác mong bác tự vấn giúp con


Trong phân bón bình thường đã có kali rồi

Phải có kali mơí ăn được đạm và lân để ra đọt tạo lá cành (tạo sinh khối)…lớn lên và kết hoa trái…do đó kali gia tăng thêm vào chỉ nên dùng cho những giai đoạn đặc biệt : vào thời kì sắp thu hoạch để phẩm chất bông trái ,thân tốt hơn ( ngọt hơn màu sắc đẹp hơn…cứng hơn..v.v)

Kali cũng cần phải được gia tăng thêm vào trong các trường hợp sau : nắng gắt quá ..lạnh quá..trời khô hạn.. cây bị sâu bịnh.mưa dầm dề.. trời âm u kéo dài ( trường hợp này dùng kali magie )

Bác tùy ngi mà dùng nhưng không được pha cao hơn 1,5 phần ngàn và không được tưới dưới 15 ngày 1 lần

Với mai vàng thì từ tháng 10 nên phun thêm : bo+ can xi..để nụ có phẩm chất tốt hơn khi nở hoa
 
Làm vậy cũng được, nhưng không đẹp..vì không hợp lí

Tháng 5 thay đất, tháng 6 uốn cành..2 động tác này sẽ kích thích cây tạo nụ..
Bác chỉ bấm đọt tháng 6,7..cây sẽ phân tược mà chưa chắc cây tạo được nụ vì có cây rất cứng cổ. chỉ mải mê ra đọt thôi ( nhất là mai nguyên cây)..

mai ghép (dảo) dễ ra nụ và kết nụ đều hơn

Uốn cành rồi bấm đọt tháng 6,7 vừa kích thích ra nụ vừa làm đẹp cho tàn= 1 công được đôi ba việc

Bác uốn tàn trong tháng 8 và 9 chỉ có công dụng làm gọn tàn thôi..= 1 công cho 1 việc..nếu bác chỉ có vài cây và chăm sóc mai vàng là để thư giãn, giết thì giờ…thì làm vậy cũng…tốt

Nhưng nếu bác có nhiều trăm cây…hoặc cả ngàn cây..thì bác sẽ tốn nhiều tiền để mướn nhân lực ( tiền công bấm tược tháng 6, 7 + tiền công uốn tàn tháng 8)…mà hiệu quả lại không cao
vậy từ đầu tháng 5 tuỳ chậu con chỉ đấp phân hữu cơ cho những chậu rễ ăn tới mặt trên và phủ lớp mỏng rơm khô lên trên ( mới đấp phân tưới bị trôi phân) đồng thơi xả tàn tỉa chèo, duy trì bấm đọt đến khoảng giữa tháng bảy và chỉ ngưng khi 1 cơi đọt mạnh nhất trong tháng 7 này. và trong tháng 6 7 này con cũng uốn tàn. xin bác cho ý kiến giúp
vậy từ đầu tháng 5 tuỳ chậu con chỉ đấp phân hữu cơ cho những chậu rễ ăn tới mặt trên và phủ lớp mỏng rơm khô lên trên ( mới đấp phân tưới bị trôi phân) đồng thơi xả tàn tỉa chèo, duy trì bấm đọt đến khoảng giữa tháng bảy và chỉ ngưng khi 1 cơi đọt mạnh nhất trong tháng 7 này. và trong tháng 6 7 này con cũng uốn tàn. xin bác cho ý kiến
 
Back
Top