Đà Nẵng, chiều đông đầy nắng, con vừa về đến nhà lúc 4 giờ chiều để 5g chiều nay tất niên xóm bác Mục ơi, sáng thứ 2 mới vào lại Sài gòn sớm....
Vài hình ảnh cập nhật Cây Mai Sạch chăm sóc theo hướng dẫn của Bác ... cây này dự kiến thứ 5 tuần sau đưa Ông Táo về Trời sẽ tuyệt đẹp...
»
Nụ còn dầy đặc, khi nở rộ chắc kín không thấy cây
»
Cám ơn bác Mục đã hướng dẫn tận tình cho những nguwoif chăm mai vang tay ngang như con nhanh chóng có được thành quả vững vàng hôm này...cám ơn admin Khúc Thụy Du và cô chủ Loan Nguyễn đã giúp chủ đề cực kỳ hữu ích cho mọi nguwoif này được tồn tại và phát triển...
»
Bác
@Chieu Ta , không biết có phải là bác
@baychap không? hay là hậu duệ của bác Bảy truyền tải thông điệp của bác Bảy..? XIn hảy bỏ qua cho hoangmaidng vì trong lúc nóng vội muốn bảo vẹ diễn đàn đã mà có lời lẽ không phù hợp... xin lỗi nếu đã làm phiền lòng các thành viên diễn đàn vì một số bài đã viết ... CHúc mọi nguwoif gặt hải một Mùa Vàng rực rõ!
»
Có một số trang facebook cá nhân tranh luận rất sôi nổi về nhiều chuyện ... chuyện không rõ đầu đuôi ... không rõ tác giả ... không rõ thông điệp nguwoif viết muốn truyền tải ... vì có đọc được bài viết đâu? .... nên cho phép đệ mượn câu chuyện duwois đây để truyền thông điệp nhỏ đến một số thành viên bị "out" khỏi một số nhóm mà cứ ấm ức (như đệ bị 1 admin một trang mai vàng chặn ... tuy nhiên vẫn đọc được bài viết của admin khác và comment bình thường ... nhưng hơn năm nay đệ lu bu nên hổng vào đó comment)... mong các thành viên đừng vội phán xét vì hàm ý sâu xa nhiều khi ta đau rõ ngay được ... như tích Lưu Bình và Dương Lễ đó ... hắt hủi nhau, mạt sát nhau để hun đúc ý chí mong bạn mình công thành danh toại...
Câu chuyện hơi dài...nôm na cũng lật đổ nồi cơm của nhau .... để giúp tiến xa hơn chứ không mãi suy ngĩ không xa, không rộng nên mãi lìu tìu trong ao làng nhỏ bé, không biết bao giờ khá lên được... chuyện hơi dài, mong các thành viên hết sức thông cảm vì đệ copy y nguyên...
.....
Từ rất lâu rồi, có một nhà sư hay đi khất thực, mang theo một chú tiểu. Một hôm, họ đi lên núi. Trời đã tối mà họ chưa tìm được chỗ trú chân. Bỗng dưng, chú tiểu nhìn thấy ánh sáng nhỏ le lói phát ra từ một túp lều đơn sơ cách đó không xa.
Khi tới nơi, họ nhìn thấy một gia đình 3 người gồm ông bố, bà mẹ và đứa con ăn mặc rất rách rưới. Chú tiểu hỏi một cách lễ phép, rằng chú ta và nhà sư có thể nghỉ qua đêm ở đây không.
"Xin 2 vị cứ nghỉ lại đây", người bố trả lời.
Nói rồi, gia đình nọ chuẩn bị một bữa ăn đơn giản gồm sữa tươi, pho mát và kem để thết đãi nhà sư và chú tiểu. Chú tiểu thấy trong cảnh đói nghèo này mà họ vẫn hào phóng như vậy, nên biết ơn và cảm động lắm.
Khi họ ăn xong, nhà sư mới hỏi họ sinh tồn ở nơi nghèo khó này thế nào, vì nó cách khu dân cư gần nhất rất xa.
Người vợ nhìn sang chồng, như muốn nói hãy thay bà trả lời. Người chồng giải thích:
"Chúng tôi có một con bò và sống bằng cách bán sữa của nó cho những người sống gần đây để mua các nhu yếu phẩm. Số sữa còn thừa chúng tôi làm pho mát và kem như ngài thấy đấy".
Sáng hôm sau, nhà sư và chú tiểu tạm biệt gia đình 3 người để tiếp tục lên đường. Sau khi đi được một đoạn, nhà sư quay sang chú tiểu và nói:
"Quay lại đi, đẩy con bò xuống vách núi đi!" "Sư phụ, họ sống nhờ con bò mà. Nếu không có nó, họ sẽ chẳng còn lại gì cả", chú tiểu sợ hãi hét lớn.
"Hãy làm theo lời ta", nhà sư vẫn khăng khăng đưa ra mệnh lệnh.
Nghe xong, chú tiểu nước mắt lưng tròng, ấm ức quay lại để làm cái điều mà chú cho là "lấy oán trả ơn".
Chú lo lắng cho tương lai của họ vì biết họ chỉ sống dựa vào chú bò. Thế nhưng, lời thề sẽ luôn vâng lời sư phụ khiến chú không thể làm trái. Chú đành lặng lẽ đẩy chú bò rơi xuống sườn núi.
Chớp mắt 20 năm trôi qua, chú tiểu ngày nào đã trưởng thành và cũng trở thành một vị sư được người khác kính nể, còn vị sư phụ của chú thì đã viên tịch. Một hôm có việc ngang qua nơi này, chú bỗng nhớ lại chuyện xưa và chột dạ, không biết gia đình đó còn sống ở đây không.
Vẫn còn cảm giác dằn vặt vì sự việc năm nào, vị sư quyết tâm tìm tới chốn cũ để hỏi thăm họ. Thế nhưng, vẫn ở vị trí cạnh sườn núi song nhìn mãi chẳng có túp lều nào nữa, thay vào đó là một ngôi nhà lớn với cánh cổng bề thế, khang trang.
Toàn bộ ngôi nhà toát ra sự giàu có, viên mãn khiến vị sư có chút e dè.
Một người đàn ông ăn mặc lịch sự ra mở cửa: "Xin hỏi, ngài tìm ai?"
"Gia đình từng sống ở đây đâu rồi? Họ bán ngôi nhà này lại cho anh ư?", vị sư hỏi lại.
Người đàn ông trẻ có vẻ ngạc nhiên và nói căn nhà này do họ xây dựng, rằng họ đã sống ở đây ngay từ ngày đầu tiên.
"Vậy chuyện gì đã xảy ra với gia đình ấy?", vị sư hỏi dồn với sự lo lắng, cảm giác hối lỗi dường như lại trỗi dậy.
Người đàn ông mời nhà sư vào trong nhà dùng bữa với họ. Trong khi ăn, anh ta đã giải thích chuyện xảy ra với gia đình mình.
"Chúng tôi từng có một con bò. Nó là nguồn sống của chúng tôi. Chúng tôi chẳng có tài sản nào khác nữa và phụ thuộc hoàn toàn vào nó. Một ngày kia, nó chẳng may bị trượt chân xuống sườn núi rồi không thấy nữa.
Để tồn tại, chúng tôi phải bắt đầu làm những việc khác, phát triển các kỹ năng khác để tìm cách kiếm sống. Chúng tôi buộc phải trồng trọt những loại lương thực mới, nuôi những loại gia súc mới, rồi tìm cách buôn bán nông sản để kiếm sống.
Cuối cùng, chúng tôi ngày một giàu có và xây được căn nhà này".