Giống đu đủ nào có giá cao nhất việt nam ?

Hello agriviet.com !
Hello everybody !

Trên con đường đi tìm đất để trồng đu đủ thì tôi có nghe một cò đất là Tư Lộc ở Huyện Cẩm Mỹ Tỉnh Đồng Nai nói với tôi là: "Nếu em có trồng đu đủ thì em nên trồng đu đủ ruột vàng Long An, đừng trồng đu đủ Thái Lan, bạn anh trồng một hecta đu đủ ruột vàng thái lan xong bán không ai chịu mua, phải chặt đi trồng lại"

oh my chuối !
"Thật không ông nội, tui đang định trồng Sinta đây nè" tôi trả lời.
ông ta nỗi nóng: "mày không tin tao dẫn mày đi tới vườn đu đủ của nó, tao cho mày nói chuyện với nó luôn"
ok, tôi đi !
sau một lúc đi tới vườn đu đủ rộng chắc hơn 1 hecta, nhưng không gặp chủ vườn, tôi đi xem rồi chụp hình.

không thể hỏi, tôi tự đi tìm câu trả lời.
và tôi nhìn thấy một bức tranh, nó có hình ảnh như vầy: "nếu bạn trồng giống đu đủ mà thị trường không cần thì bạn sẽ không bao giờ bán được, chứ huống chi là có sự chênh lệch giá cả của các giống"

tôi thấy một thực tế là như vầy, những gì trên internet rất rất rất khác so với ngoài đời thường !

có những bài viết rất hay về các giống đu đủ, khi đọc xong thì mình chết mê chết mệt, đêm không thể ngủ vì vui sướng khi phát hiện ra một bức tranh quá tuyệt, nhưng mọi chuyện ngoài đời lại không như vậy, nếu bạn làm theo những gì trên internet nói, thì mức học phí của bạn có thể sẽ rất cao !

Vậy, đâu là giống đu đủ có giá cao nhất việt nam và chưa bao giờ dội chợ vì chất lượng của nó luôn vượt trội so với tất cả các giống đu đủ khác ?

Email: cauhaclong@gmail.com
Facebook: Sương Sâm Đu Đủ

Ở trong facebook của tôi có hình chụp tôi trong vườn đu đủ. Nay là cuối tháng 10/2014 đu đủ ruột vàng long an đang có giá từ 8.000 đến 11.000 đ/kg loại 1 tại vườn, còn nó đang có giá từ 13.000 đến 17.000 đ/kg loại 1 tại vườn.

Ai biết được tên của loại đu đủ trong hình, tôi sẽ tặng người đó một cây vàng nặng 5kg (cái cây, sơn màu vàng nha Người Anh Em) !

hahaha..

Nếu không có ai có câu trả lời, thì câu trả lời sẽ ở phần sau !

(cái điện thoại note2 đăng hình lên mà sao đăng hoài không được khucthuydu ơi, kiểm tra lại dùm cái)
 
Last edited by a moderator:
Bạn Bìg Brother nói "chắc" thì hẳn là đoán rồi.
Thế nhưng bạn chỉ đọc người khác viết, nên
không thấy rằng tôi còn giỏi hơn những tác giả
bạn đọc. Tôi không trồng một ruộng đu đủ, nhưng
điều đó không có nghĩa là tôi chưa từng trồng
cây đu đủ nào có nhiều trái chín ăn được, chưa
kể trồng đu đủ con cho giống, và trồng đu đủ
lớn lấy lá.

Bạn Dfruit nói đúng. Đu đủ tôi trồng ngày xưa
ruột vàng, trái khủng, và rất ngon. Tôi ăn đu đủ
bán ở Mỹ ruột đỏ thì dở hơn nhiều, và trái to nhất
cũng chỉ bằng trái đu đủ nhỡ tôi trồng mà thôi.
Tôi cho rằng đu đủ miền bắc ngày xưa không chắc
thua kém đu đủ thế giới, và có thể còn hơn nữa.
Lúc ấy thời bao cấp, đóng cửa với thế giới bên
ngoài, cũng đóng cửa biên giới với Trung Quốc nữa.

Mọi giống Trung Quốc, đều do cán bộ nông lâm của
đảng mang vào. Một điều chắc chắn là các giống của
Trung Quốc chỉ mang vào được 1 mùa, thì sau khi thu
hoạch, đều bị tẩy chay ngay. Tôi đã từng biết những
giống TQ bị đào thải như: dựa chuột, khoai lang, xu
hào, cải dưa. Chúng có đặc điểm là rất to đẹp, năng
suất cao, nhưng có dở là ăn nhạt hoét, và cảm giác
cắn nhai nó rất gớm (tiếng Mỹ gọi lá Texture).

người mỹ họ chuộn dd ruột tím cam, trái nhỏ vừa đủ 1 người ăn hết 1 trái.

thỉnh thoảng trong vườn hay trong làng vẫn có những cây trái có giá trị, nhưng ít ai đem lại giá trị cho mình được. ví dụ: Long Khánh có 1 cây bơ ra trái quanh năm và mỗi năm bán được hơn 20 triệu đồng/trái/cay.
 
Chiều đưa con đi học thêm, qua chợ thấy chị bán Đu đủ bảo chín cây và kg giấm thuốc cũng làm quả redlady về ăn. Mặc dù chưa chín toàn Bộ nhưng đang thèm nên bổ luôn, ăn Hương vị rất khá thơm và khá ngọt mặc dù vẫn chưa tới tầm. Nhưng phải nói ruột đỏ cũng khó có đối thủ với Red Lady
297anh.jpg
 
Last edited:
Mỗi Quốc gia , vùng miền đôi khi có nhu cầu sử dụng cùng loại trái cây hơi khác biệt nhau . Có thể loại dd chín mềm nhủn ruột đỏ là loại mà các nước khác nhất là những Quốc gia Cận nhiệt đới họ sử dụng làm món Salad ( ăn khi giòn cứng , giàu Carotien ) . Và nếu đúng như thế nó sẽ có giá hơn trên thị trường . Khi trồng ở VN khí hậu nhiệt đới nóng ẩm , với thói quen tiêu dùng dd chín ngọt thì chúng lại bị mất giá trị . như hình của Bạn trungdudu post thì thằng này khi già , đủ tuổi , có bộ hạt đầy đủ ( trái có thể to hơn nữa ) thì chắc hắn sẽ mềm nhủng ra thôi , có khi rụt trên cây luôn không chừng ( đó là do ảnh hưởng của vùng khí hậu không phù hợp với giống cây trồng ) .
Và một điều này nữa , một số giống cây trồng khi canh tác ở đúng vùng khí hậu chúng sẽ cho chất lượng tốt nhất . Ví dụ : Một số giống Dâu tây ôn đới , khi trồng đúng khu vực lạnh thấp trái chín ngọt nhưng không mềm nhủng , dễ vận chuyển thương mại , nhưng khi mang về Đà Lạt thì trái vừa có sắc đỏ đã bị mềm ra , vài tiếng sau khi hái màu đỏ tươi chuyển qua đỏ bầm xấu xí nên không bán trái tươi được ( chỉ có thể sử dụng làm mứt ) do vậy mất giá không ai dám trồng . Cam Valencia , Navel khi trồng ở vùng cận nhiệt đới mát lạnh sẽ cho màu vàng cam sâu đẹp mắt , nhưng khi mang trồng ở khu vực nhiệt đới đến lúc già chín thì chỉ thấy toàn một màu xanh mét truyền kiếp không thể thay đổi . Giống Xoài Úc , Xoài Đài Loan ở nước họ ( vùng cận nhiệt đới mát lạnh ) khi trái già chín , đủ tuổi thì thịt vàng sâu mềm chắc phù hợp cho tiêu dùng nội địa và XK , nhưng khi du nhập trồng ở đồng bằng Sông Cửu Long thì trái thương mại lại là trái hơi non , chỉ ăn hơi sống ( giòn , ngọt ) chứ để già chín cây như Xoài Hòa Lộc , Xoài Cát Chu thì hương vị dở ẹt , thịt nhão nhoét , và mất giá trầm trọng .
 
Last edited by a moderator:
Tôi thì chẳng ưa ăn đu đủ tí nào.
Thấy mọi người bàn luận cả tuần nay thì cũng vào học hỏi để mở mang kiến thức, có dịp thì đi "tinh tướng" với hàng xóm chơi :).
Hồi trước, khoảng năm 1998 nhà tôi có cây đu đủ ruột đỏ. Tôi hay gọi là đu đủ máu, chỗ tôi nhiều người gọi như vậy. Để chín cây thì ăn dở ẹt, rất nhạt nhẽo.
Có người bày cho tôi hái trái già lấy vật nhọn ( như chìa khóa xe máy chẳng hạn) cào vào vỏ cho trầy xước chảy nhựa sau đó đem vùi vào tro bếp khoảng 2 ngày rồi bổ ăn... tôi làm thử và thấy rằng nó ngọt hơn. Có ai lý giải được điều này không nhỉ ?
 
Có thể rút bớt nước đi nên độ ngọt nó tăng .
Tôi thì chẳng ưa ăn đu đủ tí nào.
Thấy mọi người bàn luận cả tuần nay thì cũng vào học hỏi để mở mang kiến thức, có dịp thì đi "tinh tướng" với hàng xóm chơi :).
Hồi trước, khoảng năm 1998 nhà tôi có cây đu đủ ruột đỏ. Tôi hay gọi là đu đủ máu, chỗ tôi nhiều người gọi như vậy. Để chín cây thì ăn dở ẹt, rất nhạt nhẽo.
Có người bày cho tôi hái trái già lấy vật nhọn ( như chìa khóa xe máy chẳng hạn) cào vào vỏ cho trầy xước chảy nhựa sau đó đem vùi vào tro bếp khoảng 2 ngày rồi bổ ăn... tôi làm thử và thấy rằng nó ngọt hơn. Có ai lý giải được điều này không nhỉ ?
 
Tocpic này có hơn 2 ngàn lượt view chỉ trong thời gian ngắn chứng tỏ rất nhiều người quan tâm đến cây Đu đủ. Cả thương lái, người trồng

rất ít thương lái và người trồng quan tâm đến topic này, chỉ những thành viên agriviet thôi.

xưa có topic bò, 4 ngày đầu thì mỗi ngày 1.000 lượt xem, đến ngày thứ 5 còn 500 lượt.

dd thì ít người quan tâm vì nhiều lý do.
Mỗi Quốc gia , vùng miền đôi khi có nhu cầu sử dụng cùng loại trái cây hơi khác biệt nhau . Có thể loại dd chín mềm nhủn ruột đỏ là loại mà các nước khác nhất là những Quốc gia Cận nhiệt đới họ sử dụng làm món Salad ( ăn khi giòn cứng , giàu Carotien ) . Và nếu đúng như thế nó sẽ có giá hơn trên thị trường . Khi trồng ở VN khí hậu nhiệt đới nóng ẩm , với thói quen tiêu dùng dd chín ngọt thì chúng lại bị mất giá trị . như hình của Bạn trungdudu post thì thằng này khi già , đủ tuổi , có bộ hạt đầy đủ ( trái có thể to hơn nữa ) thì chắc hắn sẽ mềm nhủng ra thôi , có khi rụt trên cây luôn không chừng ( đó là do ảnh hưởng của vùng khí hậu không phù hợp với giống cây trồng ) .
Và một điều này nữa , một số giống cây trồng khi canh tác ở đúng vùng khí hậu chúng sẽ cho chất lượng tốt nhất . Ví dụ : Một số giống Dâu tây ôn đới , khi trồng đúng khu vực lạnh thấp trái chín ngọt nhưng không mềm nhủng , dễ vận chuyển thương mại , nhưng khi mang về Đà Lạt thì trái vừa có sắc đỏ đã bị mềm ra , vài tiếng sau khi hái màu đỏ tươi chuyển qua đỏ bầm xấu xí nên không bán trái tươi được ( chỉ có thể sử dụng làm mứt ) do vậy mất giá không ai dám trồng . Cam Valencia , Navel khi trồng ở vùng cận nhiệt đới mát lạnh sẽ cho màu vàng cam sâu đẹp mắt , nhưng khi mang trồng ở khu vực nhiệt đới đến lúc già chín thì chỉ thấy toàn một màu xanh mét truyền kiếp không thể thay đổi . Giống Xoài Úc , Xoài Đài Loan ở nước họ ( vùng cận nhiệt đới mát lạnh ) khi trái già chín , đủ tuổi thì thịt vàng sâu mềm chắc phù hợp cho tiêu dùng nội địa và XK , nhưng khi du nhập trồng ở đồng bằng Sông Cửu Long thì trái thương mại lại là trái hơi non , chỉ ăn hơi sống ( giòn , ngọt ) chứ để già chín cây như Xoài Hòa Lộc , Xoài Cát Chu thì hương vị dở ẹt , thịt nhão nhoét , và mất giá trầm trọng .

rõ ràng là không phải tự nhiên mà thương lái trả giá cao hay giá thấp hoặc là ko mua dd của nhà vườn nào. nó tuân theo một quy luật cung cầu.
Làm sao để được đăng ký tên giống mới ?

giống này được lai tạo lại, nhưng kết quả thì trên cả tuyệt vời và được khẳng định bằng việc là lái buôn trả giá cao nhất trong tất cả các giống dd và trái dài vá trái tròn bằng giá nhau, ngoài ra nó cũng chưa bao giờ dội chợ do nó lấn át tất cả các giống khác "lọt" chợ.

tôi định đăng ký tên giống và quyền sở hữu trước khi tung hàng loại ra thị trường rồi bao tiêu lại toàn bộ sản phẩm để cung ứng luôn cho thị trường, bạn thấy được không và bạn có biết cách nào để được đăng ký giống ko ?
 
các bác cho em hỏi tí ạ.emnuon mua giống cây đu đủ loại cây lùn thì mua ở đâu ,mùa quả chín về ăn lấy hạt trồng có được không lamxao phân biệt được giống đu đủ bằng cách xem quá
 
các bác cho em hỏi tí ạ.emnuon mua giống cây đu đủ loại cây lùn thì mua ở đâu ,mùa quả chín về ăn lấy hạt trồng có được không lamxao phân biệt được giống đu đủ bằng cách xem quá
Bác có trồng giống F2 Hồng phi kg em cho Bác 100 hạt. Chồng vài cây lấy quả ăn vẫn OK
 
các bác cho em hỏi tí ạ.emnuon mua giống cây đu đủ loại cây lùn thì mua ở đâu ,mùa quả chín về ăn lấy hạt trồng có được không lamxao phân biệt được giống đu đủ bằng cách xem quá

các bác cho em hỏi tí ạ.emnuon mua giống cây đu đủ loại cây lùn thì mua ở đâu ,mùa quả chín về ăn lấy hạt trồng có được không lamxao phân biệt được giống đu đủ bằng cách xem quá

Bạn ra các cửa hàng bán hạt giống cây trồng hỏi mua giống: dd lùn cao sản thái lan.

mua quả chín về ăn lấy hạt trồng thì cũng được, chả chết ma nào cả. Nếu trồng ăn thì xin của bạn trungdudu đi, xin ít thôi, 100 hạt ăn ko hết đâu. còn trồng để bán thì nên kiếm lái dd hỏi ý kiến trước.

khi bạn có nhiều kinh nghiệm về dd thì bạn sẽ xem dc trái đó thuộc giống nào.
 
Nếu cây đu đủ có thể đem lại lợi nhuận tốt cho bà con nông dân và có giá trị cao trên thị trường thì quanh tôi đã thấy nhiều người giàu rồi vì có nhiều người đã từng chuyên canh cây đu đủ.
Tôi thấy đu đủ xanh làm gỏi có vẻ chạy hàng hơn đu đủ chín. Đu đủ quả bé bé làm đồ cúng cũng chạy hàng khi có cúng bái... chứ đu đủ chín để ăn thì phải xem lại. VN mình có đầy quả ngon hơn quả đu đủ nên dân VN mình ít ai quan tâm đến ăn đu đủ lắm. Chạy ra chợ xem chỗ mấy bà bán đu đủ nhìn mặt ai cũng ỉu xìu là biết liền.
Tôi có đọc bài báo ở đâu lâu rồi không nhớ nói rằng trùm đu đủ thế giới là Israel. Bài đó bình luận rằng người Israel thông minh là nhờ ăn nhiều đu đủ... Nếu đu đủ của bạn @Sương Sâm có thể chọi lại đu đủ Israel thì tìm đường xuất sang đó có lý hơn cấy đu đủ cho người VN ăn.

******
À, chia sẻ thêm kinh nghiệm trồng đu đủ của tôi với người quan tâm.
Như ở trên có bác nào đó nói đu đủ có gen chống virus gì đó tôi thấy cũng hay. Nếu là sự thật thì nên nhân giống vô tính cây đu đủ có gen tốt ấy. Ngày trước tôi có đọc sách trồng đu đủ và thấy họ bày cho
Chặt chồi đu đủ đem cấy (nhớ vạt 1 chút vào vỏ của cây mẹ) và đem cái chồi đó cấy thì nó cũng lên. Cái này tôi đã làm thử 1 chồi và đã thành công.
Còn cách nữa là chặt cây mẹ chẻ ra mỗi phần 1 mắt (nách lá) đem chăm ở vườn ươm (cách này tôi chưa làm).
Còn 1 điều nữa là trồng đu đủ rất hại đất. Hồi ấy tôi trồng cây đu đủ ở giữa 4 cây cà phê và cả 4 cây đều ra rại với em đu đủ này hết.
 
Nếu cây đu đủ có thể đem lại lợi nhuận tốt cho bà con nông dân và có giá trị cao trên thị trường thì quanh tôi đã thấy nhiều người giàu rồi vì có nhiều người đã từng chuyên canh cây đu đủ.
Tôi thấy đu đủ xanh làm gỏi có vẻ chạy hàng hơn đu đủ chín. Đu đủ quả bé bé làm đồ cúng cũng chạy hàng khi có cúng bái... chứ đu đủ chín để ăn thì phải xem lại. VN mình có đầy quả ngon hơn quả đu đủ nên dân VN mình ít ai quan tâm đến ăn đu đủ lắm. Chạy ra chợ xem chỗ mấy bà bán đu đủ nhìn mặt ai cũng ỉu xìu là biết liền.
Tôi có đọc bài báo ở đâu lâu rồi không nhớ nói rằng trùm đu đủ thế giới là Israel. Bài đó bình luận rằng người Israel thông minh là nhờ ăn nhiều đu đủ... Nếu đu đủ của bạn @Sương Sâm có thể chọi lại đu đủ Israel thì tìm đường xuất sang đó có lý hơn cấy đu đủ cho người VN ăn.

******
À, chia sẻ thêm kinh nghiệm trồng đu đủ của tôi với người quan tâm.
Như ở trên có bác nào đó nói đu đủ có gen chống virus gì đó tôi thấy cũng hay. Nếu là sự thật thì nên nhân giống vô tính cây đu đủ có gen tốt ấy. Ngày trước tôi có đọc sách trồng đu đủ và thấy họ bày cho
Chặt chồi đu đủ đem cấy (nhớ vạt 1 chút vào vỏ của cây mẹ) và đem cái chồi đó cấy thì nó cũng lên. Cái này tôi đã làm thử 1 chồi và đã thành công.
Còn cách nữa là chặt cây mẹ chẻ ra mỗi phần 1 mắt (nách lá) đem chăm ở vườn ươm (cách này tôi chưa làm).
Còn 1 điều nữa là trồng đu đủ rất hại đất. Hồi ấy tôi trồng cây đu đủ ở giữa 4 cây cà phê và cả 4 cây đều ra rại với em đu đủ này hết.

bạn là người chả biết gì về thị trường mà lại còn khuyên người khác "đem củi về rừng"

vớ vẫn !
 
rất ít thương lái và người trồng quan tâm đến topic này, chỉ những thành viên agriviet thôi.

xưa có topic bò, 4 ngày đầu thì mỗi ngày 1.000 lượt xem, đến ngày thứ 5 còn 500 lượt.

dd thì ít người quan tâm vì nhiều lý do.


rõ ràng là không phải tự nhiên mà thương lái trả giá cao hay giá thấp hoặc là ko mua dd của nhà vườn nào. nó tuân theo một quy luật cung cầu.
Làm sao để được đăng ký tên giống mới ?

giống này được lai tạo lại, nhưng kết quả thì trên cả tuyệt vời và được khẳng định bằng việc là lái buôn trả giá cao nhất trong tất cả các giống dd và trái dài vá trái tròn bằng giá nhau, ngoài ra nó cũng chưa bao giờ dội chợ do nó lấn át tất cả các giống khác "lọt" chợ.

tôi định đăng ký tên giống và quyền sở hữu trước khi tung hàng loại ra thị trường rồi bao tiêu lại toàn bộ sản phẩm để cung ứng luôn cho thị trường, bạn thấy được không và bạn có biết cách nào để được đăng ký giống ko ?

Thông thường giống có 2 giải pháp nhân hệ số là : nhân giống hữu tính và vô tính
- Nhân giống hữu tính : nếu là giống thuần tốt và trường hợp này người có giống đặc sản cũng chẳng được lợi ích gì , vì mọi người canh tác rất dễ nhân giống khi có hạt ( mua trái lấy hạt ) . Còn trường hợp lai tạo ra giống mới cần khảo nghiệm trong nhiều đợt trồng ( với dd có lẽ phải mất khoảng 3 năm cho 3 đợt trồng ) mới khẳng định được chất lượng giống thương mại , đồng thời phải có chứng nhận của Cục trồng trọt công nhận giống và các cơ quan hữu quan bảo vệ tác quyền về nguồn giống ,
- Nhân giống Vô tính : có nhiều phương pháp như nuôi cấy mô , gây đột biến gien , cấy gien , trong đó pp nuôi cấy mô là dễ dàng hơn cả . Trường hợp có một vài cá thể trong dòng giống lai có đột biến tự nhiên tích cực thì ta nên ứng dụng nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô , khi ấy các thế hệ sinh ra , chúng sẽ giử nguyên đặc tính tốt của cây mẹ và khi ấy ta sẽ SX cung cấp nguồn giống dưới dạng cây mô hoặc cây giống tơ.
Ngoài ra còn có giải pháp nhân giống theo kiểu ghép ( ghép ngọn , ghép mắt , ghép rễ ... ) giữa 2 hoặc nhiều chủng với nhau , dựa theo các đặc tính tốt của mổi chủng ( sức đề kháng mạnh , năng xuất cao , chất lượng tốt , thích nghi nhiều loại thổ nhưỡng ... ) khi ấy ta sẽ có cơ hội mở rộng SX cung cấp độc quyền nguồn cây giống cho thị trường trồng trọt .
trường hợp như Bạn nói , thì đó là giống lai , cần đăng ký để Cục trồng trọt theo dõi các đợt khảo nghiệm của Bạn ( có thể phải khảo nghiệm 2 hoặc nhiều địa điểm canh tác khác nhau nếu là giống thương mại ) rồi họ mới công nhận giống thương mại cho bạn , sau giai đoạn đó Bạn có thể tự khai thác thị trường giống , hoặc hợp tác ủy nhiệm cho các trung tâm giống cây trồng phân phối sản phẩm giống của Bạn , và cũng có thể mở rộng xuất khẩu giống . Còn với trường hợp Bạn tung ra nguồn hạt giống , hứa bao tiêu sản phẩm với nguồn giống Bạn cung cấp , thì theo mình không khả thi lắm , bởi nông dân , họ bị lừa cũng quá nhiều rồi nên rất cẩn trọng , thậm chí là nguồn giống cho không kèm theo vài bao phân bón vậy mà họ cũng bị thua ( người đăng ký trồng quá nhiều , nhà hợp đồng cung cấp tạo xong vùng nguyên liệu rồi bỏ chạy , làm giá rớt thảm hại ( theo ý họ ) , sau đó họ cử thương lái thu mua lại với giá rẻ mạt để xuất về TQ .
 
Last edited by a moderator:
Mình giờ chỉ quan tâm đến giống đu đủ kháng đc bệnh virut thôi, đu đủ chất lượng trung bình khá có bán là hốt bạc, bởi tình hình hiện tại thị trường đâu có dd. Người có kinh nghiệm thì ko dám trồng , còn người ko rành trồng dd bị bệnh virut cũng banh xác... Hihi, ko cần ngon, chỉ cần có dd bán là OK rồi các bác ạ, em nhìn mấy vườn dd bị bệnh ko có thuốc chữa sợ lắm !
 
Mình giờ chỉ quan tâm đến giống đu đủ kháng đc bệnh virut thôi, đu đủ chất lượng trung bình khá có bán là hốt bạc, bởi tình hình hiện tại thị trường đâu có dd. Người có kinh nghiệm thì ko dám trồng , còn người ko rành trồng dd bị bệnh virut cũng banh xác... Hihi, ko cần ngon, chỉ cần có dd bán là OK rồi các bác ạ, em nhìn mấy vườn dd bị bệnh ko có thuốc chữa sợ lắm !

Hay Bạn thử trồng dd xen cây thuốc lá thử xem he..he.. Một Công trình Nghiên cứu của các nhà KH thế giới phát hiện ra hầu hết các giống cây thuốc lá có thể kháng virut ( PRSV ) và họ tách bộ gien cây thuốc lá cấy vào gien dd cho ra giống kháng đấy . " Gần mực thì đen , gần đèn thì sáng " gần giống kháng chắc cũng đỡ nhiễm bệnh .
 
Mình giờ chỉ quan tâm đến giống đu đủ kháng đc bệnh virut thôi, đu đủ chất lượng trung bình khá có bán là hốt bạc, bởi tình hình hiện tại thị trường đâu có dd. Người có kinh nghiệm thì ko dám trồng , còn người ko rành trồng dd bị bệnh virut cũng banh xác... Hihi, ko cần ngon, chỉ cần có dd bán là OK rồi các bác ạ, em nhìn mấy vườn dd bị bệnh ko có thuốc chữa sợ lắm !

có ngon thì thử đi !
Thông thường giống có 2 giải pháp nhân hệ số là : nhân giống hữu tính và vô tính
- Nhân giống hữu tính : nếu là giống thuần tốt và trường hợp này người có giống đặc sản cũng chẳng được lợi ích gì , vì mọi người canh tác rất dễ nhân giống khi có hạt ( mua trái lấy hạt ) . Còn trường hợp lai tạo ra giống mới cần khảo nghiệm trong nhiều đợt trồng ( với dd có lẽ phải mất khoảng 3 năm cho 3 đợt trồng ) mới khẳng định được chất lượng giống thương mại , đồng thời phải có chứng nhận của Cục trồng trọt công nhận giống và các cơ quan hữu quan bảo vệ tác quyền về nguồn giống ,
- Nhân giống Vô tính : có nhiều phương pháp như nuôi cấy mô , gây đột biến gien , cấy gien , trong đó pp nuôi cấy mô là dễ dàng hơn cả . Trường hợp có một vài cá thể trong dòng giống lai có đột biến tự nhiên tích cực thì ta nên ứng dụng nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô , khi ấy các thế hệ sinh ra , chúng sẽ giử nguyên đặc tính tốt của cây mẹ và khi ấy ta sẽ SX cung cấp nguồn giống dưới dạng cây mô hoặc cây giống tơ.
Ngoài ra còn có giải pháp nhân giống theo kiểu ghép ( ghép ngọn , ghép mắt , ghép rễ ... ) giữa 2 hoặc nhiều chủng với nhau , dựa theo các đặc tính tốt của mổi chủng ( sức đề kháng mạnh , năng xuất cao , chất lượng tốt , thích nghi nhiều loại thổ nhưỡng ... ) khi ấy ta sẽ có cơ hội mở rộng SX cung cấp độc quyền nguồn cây giống cho thị trường trồng trọt .
trường hợp như Bạn nói , thì đó là giống lai , cần đăng ký để Cục trồng trọt theo dõi các đợt khảo nghiệm của Bạn ( có thể phải khảo nghiệm 2 hoặc nhiều địa điểm canh tác khác nhau nếu là giống thương mại ) rồi họ mới công nhận giống thương mại cho bạn , sau giai đoạn đó Bạn có thể tự khai thác thị trường giống , hoặc hợp tác ủy nhiệm cho các trung tâm giống cây trồng phân phối sản phẩm giống của Bạn , và cũng có thể mở rộng xuất khẩu giống . Còn với trường hợp Bạn tung ra nguồn hạt giống , hứa bao tiêu sản phẩm với nguồn giống Bạn cung cấp , thì theo mình không khả thi lắm , bởi nông dân , họ bị lừa cũng quá nhiều rồi nên rất cẩn trọng , thậm chí là nguồn giống cho không kèm theo vài bao phân bón vậy mà họ cũng bị thua ( người đăng ký trồng quá nhiều , nhà hợp đồng cung cấp tạo xong vùng nguyên liệu rồi bỏ chạy , làm giá rớt thảm hại ( theo ý họ ) , sau đó họ cử thương lái thu mua lại với giá rẻ mạt để xuất về TQ .

cám ơn Dfruit !
tôi thấy rất ít người thật sự quan tâm đến dd.
một số người quan tâm thì lại lo lắng chuyện "virus"
thật ra, trước virus, còn có cả chục loại nguy hiểm hơn và đáng sợ hơn, nếu như vườn nào bị virut thì ít ra vườn đó đã gỡ được vốn hoặc 1 lời 1 rồi.

tôi lo bạn trồng không đến giai đoạn virut hơn là lo vườn bạn bị virut.

thật ra, dd là loại cây ăn trái có số lượng suất nhập khẩu lớn thứ 3 (sau chuối và dứa).
ấn độ là nước trùm dd thế giới với số lượng bằng 50% của cả thể giới, sau đó là thái lan, philippin, mexico, trung quốc và braxin.
việt nam không có trong danh sách những nước trồng nhiều dd.

chuối và dứa thì nam mỹ làm trùm, còn dd thì đông nam á.

tiềm năng của cây dd còn rất lớn và rất lớn.
tôi nghĩ 40 năm sau, thì tình hình dd vẫn vậy, nó luôn gây áp lực với những nhà nông nghiệp dư, còn đối với dân chuyên nghiệp thì chuyện làm giàu từ dd là con đường ngắn nhất và an toàn nhất.

tại sao ngắn nhất ?
vì nó cho lợi nhuận khủng nhất.

tại sao an toàn nhất ?
các loại cây ăn trái thường có theo mùa, vào mùa vụ thì giá rất thấp và khả năng dội chợ rất cao. còn dd không theo mùa, từ khi trồng 8 tháng là hái, lựa chọn thời điểm tốt để ra đòn cũng là một chiêu của dân chuyên nghiệp !

ngoài ra, nó còn là loại cây ăn trái cho thu hoạch nhanh thứ 2, thu hoạch sau 8 tháng trồng (sau dưa hấu 55 ngày là thu hoạch)

nếu bạn trồng 1 hecta và giữ vườn được 3 năm thì bạn sẽ trở thành tỷ phú việt nam đồng.

bạn thấy tôi nói sai hay đúng ?
 
Last edited by a moderator:
có ngon thì thử đi !


cám ơn Dfruit !
tôi thấy rất ít người thật sự quan tâm đến dd.
một số người quan tâm thì lại lo lắng chuyện "virus"
thật ra, trước virus, còn có cả chục loại nguy hiểm hơn và đáng sợ hơn, nếu như vườn nào bị virut thì ít ra vườn đó đã gỡ được vốn hoặc 1 lời 1 rồi.

tôi lo bạn trồng không đến giai đoạn virut hơn là lo vườn bạn bị virut.

thật ra, dd là loại cây ăn trái có số lượng suất nhập khẩu lớn thứ 3 (sau chuối và dứa).
ấn độ là nước trùm dd thế giới với số lượng bằng 50% của cả thể giới, sau đó là thái lan, philippin, mexico, trung quốc và braxin.
việt nam không có trong danh sách những nước trồng nhiều dd.

chuối và dứa thì nam mỹ làm trùm, còn dd thì đông nam á.

tiềm năng của cây dd còn rất lớn và rất lớn.
tôi nghĩ 40 năm sau, thì tình hình dd vẫn vậy, nó luôn gây áp lực với những nhà nông nghiệp dư, còn đối với dân chuyên nghiệp thì chuyện làm giàu từ dd là con đường ngắn nhất và an toàn nhất.

tại sao ngắn nhất ?
vì nó cho lợi nhuận khủng nhất.

tại sao an toàn nhất ?
các loại cây ăn trái thường có theo mùa, vào mùa vụ thì giá rất thấp và khả năng dội chợ rất cao. còn dd không theo mùa, từ khi trồng 8 tháng là hái, lựa chọn thời điểm tốt để ra đòn cũng là một chiêu của dân chuyên nghiệp !

ngoài ra, nó còn là loại cây ăn trái cho thu hoạch nhanh thứ 2, thu hoạch sau 8 tháng trồng (sau dưa hấu 55 ngày là thu hoạch)

nếu bạn trồng 1 hecta và giữ vườn được 3 năm thì bạn sẽ trở thành tỷ phú việt nam đồng.

bạn thấy tôi nói sai hay đúng ?

Những lý giải của Bạn mình nhận thấy hơi phiếm diện . Có lẽ Bạn chỉ tìm hiểu , nghiên cứu thiên về tiềm năng riêng cây dd trong rất nhiều chủng loài cây ăn trái mà nước ta đã và đang SX nên mới đưa ra những nhận định chủ quan trên . Ấn Độ , Thailand , Indo là những nước SX dd mạnh của khu vực , hệ thống thương mại của họ hình thành khá lâu và bài bản , thế nhưng với họ dd vẫn chưa phải là lựa chọn tối ưu , Bằng chứng là Xoài , Quýt , me ngọt , Bòn bon , Chà là ... những chủng loài mà họ XK sang VN khá mạnh mẽ hơn là dd . Nếu Bạn nghiên cứu kỹ ngành NN cây ăn trái của các Quốc gia này thì sẽ thấy rỏ sản lượng SX của chúng so với nhiều chủng loài khác còn kém xa lắm .Thậm chí họ để đất phát triển cây Cọ Dầu hơn là trồng dd tiềm năng khủng như bạn nói .
Ở VN hiện nay đã hình thành một số mô hình buôn bán trái cây chuyên nghiệp như : Bưởi , Dưa hấu , Sầu riêng ...không có nơi chuyên bán lẽ chuyên nghiệp dd . Với dd nếu Bạn có đi chợ thường thì sẽ thấy hầu hết chúng được đặt nằm dưới đất , trên kệ dành cho những chủng trái cây khác và mỗi người bán chỉ chục trái là cùng . Còn các xe đẩy thì nào là chôm chôm , vải , Mận , Ổi ... Rất ít xe chuyên bán dd . Tại sao ???
- Chất lượng kém : cũng như một số chủng trái cây khác , không phải do giống mà là do mạng lưới thương mại nhỏ lẽ ở nước ta , các thương lái muốn hạn chế tỷ lệ hư hỏng trong quá trình vận chuyển nên thường tỷ lệ trái non và trái vừa già chiếm khá cao trong lô hàng ( cứng chắc ít hư dập ) thay vì trái đã đạt tiêu chuẩn ( điều này khó thay đổi trong tương lai gần đấy Bạn ạ ) , vì vậy chất lượng hầu hết dd trên thị trường đều không cao so với tiềm năng thực sự của chúng . Người tiêu dùng mua nhầm 1 trái dd ăn không ngon , có khi cả năm họ mới mua lại .
- Không tiện dụng : nhiều chủng loại trái cây gọn nhẹ có thể mang theo bên mình bóc lột ăn ngay , hoặc chưng cúng trên bàn thờ ( thói quen của rất nhiều gia đình việt ) , thì dd là sự lựa chọn thấp nhất vì chúng to quá khổ trên đĩa trái cây thờ cúng cho dù chúng luôn có quanh năm
- DD là 1 trong những chủng trái cây có tính nhuận trường nên ăn nhiều cũng khổ sở và mắc cở lắm chứ nhất là mấy chị em phụ nữ ( giới tiêu dùng trái cây chiếm thị phần cao nhất ) .
- Thị trường chế biến và XK còn sơ khai , Các Doanh Nghiệp , Thương lái mang nặng tâm lý đánh quả kiếm lợi nhuận hơn là xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ SX . Do vậy tạo bất ổn trên thị trường canh tác ( có kẻ thằng người thua ) .
- Với đại đa số người nông dân , dd là 1 loài cây trồng có vấn đề , khi rút tia được kinh nghiệm thực tế , hiểu biết nắm chắc kỹ thuật ( trồng 1 - 2 đợt thất bại ) thì cũng là lúc đất trồng không thể canh tác được nữa ( phải chuyển đổi giống cây trồng khác ) , vậy có đáng buồn không ?
 
Last edited by a moderator:
Hôm qua đi qua chợ bên Linh Đàm thấy có đu đủ hình dạng và mầu sắc hơi khác xuống hỏi mua em bán hàng bảo đu đủ quê ruột vàng. Hỏi trồng ở đâu thì em ấy không biết. Mua thử quả về ăn với giá 15000/kg. Bổ ra đúng là ruột vàng, ăn cũng tạm được, chả biết giống gì nữa.
93anh.jpg
 
có ngon thì thử đi !


cám ơn Dfruit !
tôi thấy rất ít người thật sự quan tâm đến dd.
một số người quan tâm thì lại lo lắng chuyện "virus"
thật ra, trước virus, còn có cả chục loại nguy hiểm hơn và đáng sợ hơn, nếu như vườn nào bị virut thì ít ra vườn đó đã gỡ được vốn hoặc 1 lời 1 rồi.

tôi lo bạn trồng không đến giai đoạn virut hơn là lo vườn bạn bị virut.

thật ra, dd là loại cây ăn trái có số lượng suất nhập khẩu lớn thứ 3 (sau chuối và dứa).
ấn độ là nước trùm dd thế giới với số lượng bằng 50% của cả thể giới, sau đó là thái lan, philippin, mexico, trung quốc và braxin.
việt nam không có trong danh sách những nước trồng nhiều dd.

chuối và dứa thì nam mỹ làm trùm, còn dd thì đông nam á.

tiềm năng của cây dd còn rất lớn và rất lớn.
tôi nghĩ 40 năm sau, thì tình hình dd vẫn vậy, nó luôn gây áp lực với những nhà nông nghiệp dư, còn đối với dân chuyên nghiệp thì chuyện làm giàu từ dd là con đường ngắn nhất và an toàn nhất.

tại sao ngắn nhất ?
vì nó cho lợi nhuận khủng nhất.

tại sao an toàn nhất ?
các loại cây ăn trái thường có theo mùa, vào mùa vụ thì giá rất thấp và khả năng dội chợ rất cao. còn dd không theo mùa, từ khi trồng 8 tháng là hái, lựa chọn thời điểm tốt để ra đòn cũng là một chiêu của dân chuyên nghiệp !

ngoài ra, nó còn là loại cây ăn trái cho thu hoạch nhanh thứ 2, thu hoạch sau 8 tháng trồng (sau dưa hấu 55 ngày là thu hoạch)

nếu bạn trồng 1 hecta và giữ vườn được 3 năm thì bạn sẽ trở thành tỷ phú việt nam đồng.

bạn thấy tôi nói sai hay đúng ?
Anh có thể nói cho mọi người biết là anh đang trồng giống đu đủ gì và nó như thế nào không ?
Kỹ thuật làm đất trước khi trồng cây đu đủ con là như thế nào ?
Cám ơn !
 
Back
Top