Những thất bại của nhà nông

Chào cả nhà Agriviet !

Tôi lập chủ đề này với những mục đích sau:
- trên tất cả các thông tin đại chúng toàn viết và đưa lên những mô hình thành công, mà không biết trước khi thành công họ đã bị thất bại thê thảm => Người nông dân tham gia => thất bại.
- Người nông dân biết được những mô hình hiệu quả thì cung và cầu sắp bão hòa => Nuôi => thừa => bán giá thấp => lỗ.
- Sách dạy thì cũng chỉ nói những điều chung chung vì người viết sách không trực tiếp chăn nuôi, họ chỉ có lý thuyết rồi đi thăm những trại nuôi, hỏi vài câu cũng cơ bản chư hỏi bí kíp chủ trại đâu có nói => Sách chỉ mang tính tham khảo thêm chứ không áp dụng để thành công được.

090129192138-62-839.jpg

- Trong chủ để này chúng ta sẽ nêu lên những thất bại của mình và nguyên nhân thất bại. Sau đó mọi người sẽ cùng nhau phân tích để đưa ra biện pháp khắc phục.
- Khi biết hết những thất bại thì tôi tin thành công sẽ đến.

Tôi nuôi 150 gà sao sinh sản bị thua lỗ 30 triệu vì những nguyên nhân sau:
- không tìm hiểu kỹ nhu cầu thị trường trước khi nuôi, đến khi có sản phẩm thì giá trứng rớt giá => lỗ
- Gà sao chỉ bán cho nhà hàng thôi nên dễ bị khủng hoảng thừa.
=> Rút kinh nghiệm khi nuôi con gì phải xem thị trường tiêu thụ ở đâu, nhu cầu có lớn không ? Có những rủi ro tiềm năng gì ?

Thứ hai: Nuôi 400 con gà thả vườn đến khi bán thì gà bắt đầu chết, ngày mai nó chết hôm nay vẫn ăn bình thường, những con khác thì bắt lên nó ốm nhom giống như bộ xương khô.
Vụ này lỗ 10 triệu và không nuôi gà nữa nhưng tôi vẫn quyết tâm tìm cho ra nguyên nhân để sau này có nuôi lại sẽ không bị nữa.
- Nguyên nhân là gà giống đã bị nhiễm bệnh maret từ khi mới nở. Gà giống bị nhiễm mình nuôi vẫn lớn bình thường nhưng đến lúc gà khoảng 3 tháng tuổi thì bệnh mới có triệu chứng lâm sàng. Gà ủ rũ, bị liệt chân, gầy trơ xương.
=> Rút kinh nghiệm: Khi nuôi con gì cũng phải hỏi nơi cung cấp giống đã tiêm vacxin gì để về phòng cho nó. Trước khi nuôi phải có kiến thức cơ bản về con vật dự định nuôi, đặc biệt là bệnh tật và biện pháp phòng ngừa, biện pháp chữa bệnh nếu dịch bệnh xảy ra.

Phần tôi đã xong, rất mong mọi người hãy chia sẻ hết những thất bại của mình để nông dân không còn thất bại nữa.
 


Last edited by a moderator:
cái thất bại thảm hại nữa là của mấy ông khuyến nông . ở địa phương tui họ khuyến cáo trồng ca cao trên diện rộng , đem phóng viên báo huyện quay chụp đăng tin khí thế , trong khi đó cây chủ lực và thích hợp khí hậu thổ nhưỡng đầu ra khá thuận lợi là cây dâu tằm thì không ai màng tới ,chưa hết ,khi cao su có giá lại tiếp tục khuyến khích trồng cao su tới giờ rớt giá cao su lại cưa trồng dâu tằm, tiếp nữa , bây giờ giật mình họ tiếp tục khuyến cáo dâu tằm mở rộng , nào là hội thảo ư? kỹ thuật ư? , cây dâu giống đắt như tôm tươi ,,,,, không biết vài năm nữa hạ giá họ sẽ trồng gì nữa các bác ??????????
 


nói chung thì những chuyện này chẳng có gì lạ, tôi từ nhỏ đã gắn liền với nghề nông tôi thừa biết cảnh đợt mùa mất giá , được giá thì mất mùa, dịch bệnh hoành hành, ảnh hưởng của thời tiết ....nhưng cạnh đó thì đây là cái bệnh của đa số bà con nông dân nước ta. đa số thì bà con nông dân canh tác theo kiểu tự phát(trúng đâu làm đó),theo hướng nhỏ lẻ, thủ công, còn thô sơ lạc hậu
và còn thiếu sự quan tâm của nhà nước dẫn đến thiếu thông tin về mặt kĩ thuật hoạt giá cả thị trường...
ta có câu" thất bại là mẹ thành công" nhưng với kiểu thất bại lại nối tiếp thất bại thế này thì......!!
bên cạnh đó thì tôi muốn hỏi là có ai ở " NINH THUẬN" ko??? :))
 
cái thất bại thảm hại nữa là của mấy ông khuyến nông . ở địa phương tui họ khuyến cáo trồng ca cao trên diện rộng , đem phóng viên báo huyện quay chụp đăng tin khí thế , trong khi đó cây chủ lực và thích hợp khí hậu thổ nhưỡng đầu ra khá thuận lợi là cây dâu tằm thì không ai màng tới ,chưa hết ,khi cao su có giá lại tiếp tục khuyến khích trồng cao su tới giờ rớt giá cao su lại cưa trồng dâu tằm, tiếp nữa , bây giờ giật mình họ tiếp tục khuyến cáo dâu tằm mở rộng , nào là hội thảo ư? kỹ thuật ư? , cây dâu giống đắt như tôm tươi ,,,,, không biết vài năm nữa hạ giá họ sẽ trồng gì nữa các bác ??????????
chú có được cái nói đúng! cứ hễ có ai trồng cây gì có giá hoạt được mùa là truyền hình cứ làm in ỏi lên nào là mô hình triển vọng, hướng đi mới.....
làm cho bà con ta tưởng thiệt cứ lao vào canh tác nhưng đầu ra thì chưa có hoạt không ổn định
đến khi đổ vỡ ra thì kêu nông dân ta canh tác đại trà thiếu quy hoạch ...
nhưng hỏi thử ai, ai là người chỉ dẫn cho bà con làm đúng quy hoạch , họ chỉ được cái lý thiết suông thôi bác ạ!!
 
Vấn đề rủi ro trong hợp tác giữa doanh nghiệp và nông dân là một vấn đề rất cũ, rất tiếc là ông anh bạn đã chọn giải pháp cũng không an toàn lắm khi triển khai dự án. Và theo tôi đây chính là một trong những trở ngại lớn cản trở sự phát triển của nông nghiệp VN. Nông nghiệp VN vẫn còn tiềm năng lớn để phát triển. Vấn đề là vốn. Nhưng với kiểu làm ăn như bạn nêu của nông dân thì ít có doanh nghiệp nào dám đầu tư vào nông nghiệp. Vì vậy tìm ra giải pháp kiểm soát rủi ro cho quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp và nông dân vẫn là đau đầu không chỉ của các cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp, mà còn của cả các doanh nghiệp làm ăn chân chính muốn đầu tư vào nông nghiệp. Tôi thì cho rằng việc doanh nghiệp đầu tư cho nông dân sản xuất bản chất là cung cấp tín dụng cho nông dân dựa trên tín chấp, mà nông dân thì thường đặt lợi ích kinh tế trước mắt cao hơn chữ tín do họ phải lo những vấn đề trong ngắn hạn, còn chữ tín là chuyện dài hơi, nên sẵn sàng phá bỏ hợp đồng khi thấy lợi ích trước mắt mà nếu có mất thì chỉ mất chữ tín với doanh nghiệp. Dựa vào chính quyền cơ sở thì cũng rủi ro như bạn đã thấy, vì thật ra ràng buộc pháp lý và kinh tế của chính quyền cơ sở là không cao. Vì vậy theo tôi khoản tín dụng này cần được quản lý theo cách mà ngân hàng chính sách xã hội (CSXH) đang quản lý đối với các khoản mà ngân hàng đang cho nông dân vay tín chấp. Như vậy lý tưởng nhất là nên có mối liên hệ 3 bên: doanh nghiệp hợp đồng với ngân hàng chính sách xã hội, ngân hàng CSXH cho nông dân vay để thực hiện hợp đồng với doanh nghiệp, nếu nông dân không thực hiện hợp đồng thì ngân hàng CSXH một mặt sử dụng các công cụ hiện có của họ để tìm cách thu hồi khoản tín dụng đã cho nông dân vay, một mặt dùng quỹ phòng ngừa rủi ro của mình để thanh toán và đền bù thiệt hại cho doanh nghiệp theo hợp đồng giữa doanh nghiệp và ngân hàng. Có như vậy thì doanh nghiệp mới dám tự tin đầu tư vào sản xuất nông sản. Và tỷ lệ mà nông dân dám phá bỏ hợp đồng với ngân hàng CSXH cũng sẽ ít hơn rất nhiều, vì vấn đề bây giờ không chỉ là chữ tín với doanh nghiệp ABC (có ảnh hưởng rất ít đến cuộc sống của họ) nữa, mà là chữ tín của họ đổi với một thiết chế tín dụng của nhà nước, cơ quan đang tài trợ cho rất nhiều chương trình có ảnh hưởng thiết thực đến cuộc sống của họ như xóa đói giảm nghèo, vay vốn cho con đi học, ...vv. Cơ chế này cũng hạn chế được rủi ro doanh nghiệp chạy làng không thu mua cho nông dân khi số vốn của họ đầu tư cho nông dân thấp hơn nhiều so với thiệt hại mà họ có thể có (do biến động thị trưởng) nếu thực hiện đúng hợp đồng với nông dân . Vấn đề là nhà nước phải đứng ra chỉ đạo ngân hàng CSXH, nếu nhà nước thực sự muốn khơi thông nguồn vốn đầu tư của xã hội cho nông nghiệp nông thôn.

bà con ta canh tác còn nhỏ lẻ liệu các doanh nghiệp lớn họ có hứng thú không?? nếu có thì ai là người dẫn dắt bà con đến những chương trình đó ??
trong khi bà con ta còn lạc hậu , thiếu thông tin!!
 
Rất cám ơn bác Trang Trại Nhị Song Đôi về topic này .
Có thể thất bại của các bác là nỗi buồn , nỗi đau .
Nhưng nó giúp cho những người đi sau như em tiếp thu được nhiều kinh nghiệm .
Em còn nhỏ lắm , mới 28 tuổi thôi . Thất bại lớn nhất là làm Cò đá banh , người chơi bùng tiền mà ko có khả năng nào để thu gom lại , trong khi đó thì phải vay mượn tiền để trả cho Thầu . Có thể thất bại của em không liên quan đến diễn đàn nông nghiệp nhưng em muốn chia sẽ và em muốn làm lại 1 con người khác . Con đường của em đã đi trước đó là sai , em muốn làm 1 nghề gì có ích cho bản thân , gia đình thui , còn xã hội thì nó bao la quá .
Nghề nông được em quan tâm nhất :
+ 1 : Gia đình em có 1 mãnh vườn nhỏ khoảng 2500 m2 , em muốn làm kinh tế theo mô hình : Trùn quế + Gà Ác + 1 Ao nuôi cá ( Lóc or giống nuôi khác )
+ 2 : Em từ bỏ hết các cuộc vui nơi đô thi , 1 mình 1 mãnh đất để cho lòng thanh thãn .
+ 3 : Em rất cộc tính , khó tính . Ngay cả ba mẹ em còn nhận xét , suốt đời mày ko bao giờ làm công cho ai đc hết . Nên làm nhà nông thì xem như mình vừa làm công vừa làm chủ bản thân mình .
Mong là có nhiều bác cùng chia sẽ thêm .
Rất cám ơn .
em còn nhỏ tuổi hơn bác đấy chứ em mới có 22 tuổi thôi, em ko có ý dạy bác phải làm gì cũng chẳng hiểu gì về mô hình của bác cả nhưng em nghe các chú bác khác nói là ngày nay làm giàu bằng nghề nông không cần diện tích đất nhiều chủ yếu phải biết theo thời bác ạ, hơn nữa em thấy mô hình của bác theo hướng lấy ngắn nuôi dài rất được bà con ta ưa chuộng. ta kêu giang sơn dễ đổi bản tính khó dời ,khó tính không phải là xấu nhưng biết khó ở đâu, và lúc nào mà thôi.
em tin rằng bác sẽ thành công nếu cố găng!!! chào bác em đi :))
 
bqt đâu rồi? sao không tảy chay bài viết của taigamedt01 bài viết không đúng chủ đề, sai địa chỉ
topic này chia xẽ những kinh nghiệm thành công thất bại , những điều trăn trở bế tắc trong làm ăn kinh tế của nông dân, không là những kẽ ăn không ngồi rỗi đễ chơi game ,nông dân mà,chỉ quan tâm tới tói cơm áo gạo tiền và các tiến bộ khkt áp dụng thực tiễn trong sxnn..(.nếu chú không có chút kiến thức hoặc kinh nghiệm thì đừng chen vào)
không nên tiếp thị những nơi không phù hợp,,,(có lẽ chú chưa học qua qtkd trước khi làm nghề này)
vậy thì về làm nông dân đi có lẽ thực tiễn hơn
 

Xin chia sẻ thêm về sự cố khi nuôi trùn quế: Vấn đề này tôi đã có trình bày ở topic khác rồi nhưng bây giờ "gom bi" về đây cho tiện mọi người theo dõi.

Đại loại là các yêu cầu kỹ thuật đều đáp ứng đầy đủ. Từ chuồng trại cho đến phòng trừ kiến chim gà chuột...
Cho ăn cũng đều đặn đầy đủ. Trùn phát triển tốt, năng suất thấy khá cao. Thế nhưng cuối cùng thì trùn cũng "ra đi" sạch sẽ vì con ...dế trũi.
Điều không lường được là trứng dế trũi nằm ở ngay phân bò mua về cho trùn ăn. Vì phân mua gom các gia đình chăn nuôi bò nên không đồng đều. Có nhà để lâu, có nhà mau có phân hơn, nhà nào để lâu thì dế trũi phát triển đẻ trứng vào. Ta cho trùn ăn lại là vô tình tiếp tay cho "giặc" vì điều kiện sinh khối trùn vô cùng thích hợp để trứng dế nở và phát triển.
Hỏi kinh nghiệm những nơi nuôi lớn thì người ta không biết vì họ cho ăn phân tươi lấy ở trại nuôi bò sữa tập trung nên không có trứng dế. Sau này tôi hỏi thăm nhiều hộ nuôi nhỏ lẻ thì biết rằng đa số bị thất bại do dế trũi này. Nhưng bản thân họ cũng không biết vì sao, chỉ khi hỏi họ mới nói là có thấy nhiều dế chứ không nghĩ dế hại trùn.

Cách giải quyết cũng không khó lắm : Chỉ cần có một cái bể, phân bò mua về trước khi cho trùn ăn thì cho vào bể ngâm nước khoảng hai ngày (đằng nào ta cũng hòa phân với nước khi cho trùn ăn mà). Trứng dế sẽ chết
bác ở đâu vậy e muốn nuôi trùn quế mà không biết mua giống ở đâu.mong bác giúp đỡ
 
E xin chào cả nhà!
E ngoài Bắc, công việc hiện tại thực tế là dân kỹ thuật vp. Nhưng cũng rất yêu nông nghiệp nên cũng đã vào diễn đàn hóng nhiều rồi, tuy nhiên giờ mới đăng ký thành viên để được học hỏi giao lưu nhiều với các bác hơn.
Qua chủ đề này có nhiều điều e chưa biết và cũng biết đc thêm nhiều điều. Nên cũng có vài dòng suy nghĩ như sau:
Làm nông bị ảnh hưởng rất nhiều thứ nhưng theo em phần nhiều vẫn là cơ chế chính sách. Mang tiếng mỗi năm nhà nước đào tạo ra rất nhiều kỹ sư nông nghiệp, các Ban - Bộ - Ngành cũng rất nhiều dàn trải từ trung ương đến cơ sở phục vụ cho phát triển nông nghiệp nhưng do cơ chế (Lại nói cơ chế, nó không chỉ ảnh hưởng đến ngành nông nghiệp) cán bộ cũng chỉ theo dự án, chương trình nghiên cứu, đề tài . . . làm không đến nơi đến chốn, trách nhiệm không có chỉ nặng về sự kiện mang tính Giải Ngân, báo cáo thành tích.
Về phần các nhà đầu tư họ cũng không mặn mà, rất nhiều lý do mà nhiều người ai cũng biết (đất đai, tính pháp lý, chính sách thay đổi liên tục . . .)
Muốn Nông - Lâm nghiệp không chỉ phát triển mà phải bền vững theo ngu ý của em thì nông dân và nhà nước không làm được mà phải có nhà đầu tư. Em xin lỗi, em cũng xuất thân từ nông dân nhưng đúng nếu muốn phát triển bền vững thì phải có nhà đầu tư (là ông chủ)+ chính sách đất đai, chính sách hỗ trợ khuyên nông tường minh ổn định còn nông dân ở đây họ chỉ là công nhân (người làm thuê).
E nói những điều trên chắc nhiều người cũng đã nghĩ, còn nhiều điều em muốn nói tiếp nhưng để hồi sau. Có gì không fải các bác ném gạch nhè nhẹ!
 
Thêm bài học về quản lý nữa nè các bạn.
Ông Anh mình có một dự án về trồng khoai tây ở Lâm đồng để bán cho Pepsi để họ làm khoai tây chiên (Chip).
Cách thực hiện và quản lý của dự án thế này:

  • Công ty đầu tư giống, phân bón và một phần kinh phí cho người nông dân. Sau đó bao tiêu toàn bộ sản phẩm với giá thị trường đã trừ một phần chi phí đầu tư.
  • Khâu quản lý được giao khoán cho UB xã, có các thành phần hội nông dân, khuyến nông, hội phụ nữ tham gia. Chi phí quản lý được thanh toán trực tiếp cho Xã.
Kết quả:

  • Sau 2 năm thì công ty phải rời bỏ chiến trường.
Lý do:

  • Sản phẩm đạt chất lượng thì nông dân tuồn ra bán cho tư thương bên ngoài với giá cao hơn giá nhập về kho công ty. (giá công ty thấp hơn, do đã khấu trừ một phần chi phí đầu tư giống, phân, và tiền ứng ban đầu)
  • UB xã ký hợp đồng quản lý nhưng không thể quản lý được, ngay cả người nhà cán bộ xã cũng tuồn hàng ra bên ngoài. Và có thể nói rằng: hợp đồng của tập thể thì không ai có trách nhiệm quản lý.
  • Khi thời tiết bất lợi, sản phẩm không đạt chất lượng thì nông dân mới chở đến kho của công ty.
Bài học rút kinh nghiệm:

  • Không nên quá tin tưởng đến chính quyền trong việc giao khoán quản lý, bảo vệ. Vì khi họ nhậu vui thì hứa hẹn rất nhiều, nhưng công việc lâu dài thì không thể giao cho họ.
  • Hợp đồng bao tiêu sản phẩm cũng có vấn đề khi công ty đầu tư ứng vốn tương đối nhiều cho nông dân mà hợp đồng bao tiêu sản phẩm chưa tìm được cách ràng buộc chặt chẽ. Mà cách ràng buộc hợp đồng sao cho thuận lợi cho cả nhà đầu tư và người nông dân thì hiện nay cũng chưa tìm ra.
Chào bà con!
Cty chúng tôi cũng vừa phải thu hồi từng đợt tiền hạt giống về mà không thu được mớ nông sản nào sau 6 tháng hợp tác và kí Hợp đồng bao tiêu với mức giá sàn cho nông dân.
Ví dụ thế này, chúng tôi cung cấp giống cho 100 ha đất trồng mè , với mức giá sàn tối thiểu tạm tính là 30.000 đ/ 1kg nhé. Và giá thu vào thả nổi theo thị trường, nhưng sắp đến ngày thu hoạch giá thị trường cao hơn chúng tôi báo 1000-2000 đ/1 kg, vì cty còn có những chi phí khác, thế nào nông dân vát nông sản bán cho lái, hoặc lựa nông sản tốt bán cho thương lái giá cao và đổ cho cty thu giá thấp. Nhưng ví dụ lúc giá mè rớt về 25, thì cty vẫn phải thu họ 30.000 đ, thì họ nghĩ sao hở? Chưa kể giống chúng tôi cung cấp là giống nhập khẩu 100%, năng suất cao, vượt trội hơn giống địa phương ???

Kinh nghiệm: Trong Hợp đồng phải ràng buộc mức tiền phạt với những nông dân tự ý huỷ hợp đồng với 1 số tiền nhất định, 10% giá trị Hợp đồng chẳng hạn.

Người dân chỉ vì 1 vài đồng trước mắt mà bỏ đi bao nhiêu mùa vụ sau này. Nên nhớ, làm nông cần tính ổn định lâu dài và hợp tác bền vững, khi nông sản rớt giá không có đầu ra thì nên nhớ lại họ đã bỏ rơi cơ hội với cty đã bao tiêu cho họ như thế nào? Vì thế, mà nông dân cứ lẩn quẩn bài ca: được mùa mất giá, không có đầu ra.
Mong anh em góp ý cho những giải pháp hiệu quả giữa nhà nông và cty bao tiêu nông sản!!!
Chào bà con!
Cty chúng tôi cũng vừa phải thu hồi từng đợt tiền hạt giống về mà không thu được mớ nông sản nào sau 6 tháng hợp tác và kí Hợp đồng bao tiêu với mức giá sàn cho nông dân.
Ví dụ thế này, chúng tôi cung cấp giống cho 100 ha đất trồng mè , với mức giá sàn tối thiểu tạm tính là 30.000 đ/ 1kg nhé. Và giá thu vào thả nổi theo thị trường, nhưng sắp đến ngày thu hoạch giá thị trường cao hơn chúng tôi báo 1000-2000 đ/1 kg, vì cty còn có những chi phí khác, thế nào nông dân vát nông sản bán cho lái, hoặc lựa nông sản tốt bán cho thương lái giá cao và đổ cho cty thu giá thấp. Nhưng ví dụ lúc giá mè rớt về 25, thì cty vẫn phải thu họ 30.000 đ, thì họ nghĩ sao hở? Chưa kể giống chúng tôi cung cấp là giống nhập khẩu 100%, năng suất cao, vượt trội hơn giống địa phương ???

Kinh nghiệm: Trong Hợp đồng phải ràng buộc mức tiền phạt với những nông dân tự ý huỷ hợp đồng với 1 số tiền nhất định, 10% giá trị Hợp đồng chẳng hạn.

Người dân chỉ vì 1 vài đồng trước mắt mà bỏ đi bao nhiêu mùa vụ sau này. Nên nhớ, làm nông cần tính ổn định lâu dài và hợp tác bền vững, khi nông sản rớt giá không có đầu ra thì nên nhớ lại họ đã bỏ rơi cơ hội với cty đã bao tiêu cho họ như thế nào? Vì thế, mà nông dân cứ lẩn quẩn bài ca: được mùa mất giá, không có đầu ra.
Mong anh em góp ý cho những giải pháp hiệu quả giữa nhà nông và cty bao tiêu nông sản!!!
 
Chào bà con!
Cty chúng tôi cũng vừa phải thu hồi từng đợt tiền hạt giống về mà không thu được mớ nông sản nào sau 6 tháng hợp tác và kí Hợp đồng bao tiêu với mức giá sàn cho nông dân.
Ví dụ thế này, chúng tôi cung cấp giống cho 100 ha đất trồng mè , với mức giá sàn tối thiểu tạm tính là 30.000 đ/ 1kg nhé. Và giá thu vào thả nổi theo thị trường, nhưng sắp đến ngày thu hoạch giá thị trường cao hơn chúng tôi báo 1000-2000 đ/1 kg, vì cty còn có những chi phí khác, thế nào nông dân vát nông sản bán cho lái, hoặc lựa nông sản tốt bán cho thương lái giá cao và đổ cho cty thu giá thấp. Nhưng ví dụ lúc giá mè rớt về 25, thì cty vẫn phải thu họ 30.000 đ, thì họ nghĩ sao hở? Chưa kể giống chúng tôi cung cấp là giống nhập khẩu 100%, năng suất cao, vượt trội hơn giống địa phương ???

Kinh nghiệm: Trong Hợp đồng phải ràng buộc mức tiền phạt với những nông dân tự ý huỷ hợp đồng với 1 số tiền nhất định, 10% giá trị Hợp đồng chẳng hạn.

Người dân chỉ vì 1 vài đồng trước mắt mà bỏ đi bao nhiêu mùa vụ sau này. Nên nhớ, làm nông cần tính ổn định lâu dài và hợp tác bền vững, khi nông sản rớt giá không có đầu ra thì nên nhớ lại họ đã bỏ rơi cơ hội với cty đã bao tiêu cho họ như thế nào? Vì thế, mà nông dân cứ lẩn quẩn bài ca: được mùa mất giá, không có đầu ra.
Mong anh em góp ý cho những giải pháp hiệu quả giữa nhà nông và cty bao tiêu nông sản!!!
Hợp đồng phải luôn chặt chẽ mọi lúc, mọi nơi. Khi vi phạm phải xử lý quyết liệt (kể cả trong trường hợp phải tốn nhiều chi phí hơn) để làm gương cho kẻ khác. Hầu hết con người ta đều tiềm ẩn máu tham, mà dân ta thì.....
 
Chào bà con!
Cty chúng tôi cũng vừa phải thu hồi từng đợt tiền hạt giống về mà không thu được mớ nông sản nào sau 6 tháng hợp tác và kí Hợp đồng bao tiêu với mức giá sàn cho nông dân.
Ví dụ thế này, chúng tôi cung cấp giống cho 100 ha đất trồng mè , với mức giá sàn tối thiểu tạm tính là 30.000 đ/ 1kg nhé. Và giá thu vào thả nổi theo thị trường, nhưng sắp đến ngày thu hoạch giá thị trường cao hơn chúng tôi báo 1000-2000 đ/1 kg, vì cty còn có những chi phí khác, thế nào nông dân vát nông sản bán cho lái, hoặc lựa nông sản tốt bán cho thương lái giá cao và đổ cho cty thu giá thấp. Nhưng ví dụ lúc giá mè rớt về 25, thì cty vẫn phải thu họ 30.000 đ, thì họ nghĩ sao hở? Chưa kể giống chúng tôi cung cấp là giống nhập khẩu 100%, năng suất cao, vượt trội hơn giống địa phương ???

Kinh nghiệm: Trong Hợp đồng phải ràng buộc mức tiền phạt với những nông dân tự ý huỷ hợp đồng với 1 số tiền nhất định, 10% giá trị Hợp đồng chẳng hạn.

Người dân chỉ vì 1 vài đồng trước mắt mà bỏ đi bao nhiêu mùa vụ sau này. Nên nhớ, làm nông cần tính ổn định lâu dài và hợp tác bền vững, khi nông sản rớt giá không có đầu ra thì nên nhớ lại họ đã bỏ rơi cơ hội với cty đã bao tiêu cho họ như thế nào? Vì thế, mà nông dân cứ lẩn quẩn bài ca: được mùa mất giá, không có đầu ra.
Mong anh em góp ý cho những giải pháp hiệu quả giữa nhà nông và cty bao tiêu nông sản!!!
Khi giá xuống thấp quá công ty bao tiêu nông sản không nhập hàng, nhập hạn chế, nợ tiền...nông dân phải làm sao nhỉ. Ngành mía đường là 1 ví dụ đó. Cần có những chế tài gì nhỉ..
 
Khi giá xuống thấp quá công ty bao tiêu nông sản không nhập hàng, nhập hạn chế, nợ tiền...nông dân phải làm sao nhỉ. Ngành mía đường là 1 ví dụ đó. Cần có những chế tài gì nhỉ..
Nông dân phải liên kết, thuê luật sư soạn thảo hợp đồng và bảo vệ quyền lợi người nông dân khi HĐ bị vi phạm chứ đừng trông chờ ai cứu cả ! Nông dân cũng phải tự tìm hiểu, học hỏi để tự bảo vệ mình mới khá được.
 
Nông dân phải liên kết, thuê luật sư soạn thảo hợp đồng và bảo vệ quyền lợi người nông dân khi HĐ bị vi phạm chứ đừng trông chờ ai cứu cả ! Nông dân cũng phải tự tìm hiểu, học hỏi để tự bảo vệ mình mới khá được.
Mình đâu có thấy nông dân chờ ai cứu đâu, toàn thấy tự làm tự chịu hết thôi. Ko ăn thịt thì ăn muối thôi.
 
Mình đâu có thấy nông dân chờ ai cứu đâu, toàn thấy tự làm tự chịu hết thôi. Ko ăn thịt thì ăn muối thôi.
Cũng vậy cả thôi ! "chờ ai cứu" chỉ là một cách nói. Mà cũng không hiếm gì doanh nghiệp khốn đốn vì tin vào chữ "tín" của nông dân (như trường hợp mà Bác Lethanhan đã nêu là một ví dụ). Tóm lại, làm gì cũng cần phải có tri thức, mà tri thức thì không tự nhiên có, muốn có thì phải trả giá (dưới nhiều hình thức).
 
Cũng vậy cả thôi ! "chờ ai cứu" chỉ là một cách nói. Mà cũng không hiếm gì doanh nghiệp khốn đốn vì tin vào chữ "tín" của nông dân (như trường hợp mà Bác Lethanhan đã nêu là một ví dụ). Tóm lại, làm gì cũng cần phải có tri thức, mà tri thức thì không tự nhiên có, muốn có thì phải trả giá (dưới nhiều hình thức).
Và cũng không ít nông dân khốn khổ vì tin vào chữ tín của doanh nghiệp.
 
Còn đây là chuyện của tôi

Nói ra cho An hem đừng cười chê, tôi lấy nick là địa chủ nhưng sao thấy cứ nghèo rớt trái mồng tơi hoài hà. cách đây 2 năm tôi mới vào diễn đàn và thấy không khí nuôi nhím thấy ngon ăn quá, mới cưới vợ 2 bên gia đình và của để dành được 2 cây vàng bán 60triêu (30triêu/cây) mua được 2 cặp nhím và người ta nói đây là nhím bố mẹ nuôi vày tháng là đẻ, nhưng nuôi nay 2 năm mà có động tỉnh gì đâu và tôi mới bán được cặp nhím này với giá 20triêu. thấy gvia1 vàng tới thời điểm này là lổ năng rồi đúng không. keke
- còn chuyện thứ 2 nữa, vì sở thích hay thích nuôi con gì đó lạ lạ nên tôi tìm đến nuôi gà đông tảo, tôi nhập 50 con gà ở Hưng Yên về, từ HY về tới TP.HCM bị chết hết 10 em
và về nuôi được 3 tháng thì bị nước ngập ( vì mình ở Tiền Giang và năm nay lủ lên cao ) mà gà chịu nước rất dở nên mấy em nó lần lược ra đi hết, làm khổ nổi mùa nước mà không ăn cá chỉ toàn ăn gà không mới ghê chứ.
- Chia sẻ cùng anh em diễn đàn cho vui, chúc ngày vui vẻ


Xin mạng phép chia sẽ chút kinh nghiệm về Nhím bác nuôi không đẻ:
-bác phải xem mình mua: là đực- cái hay là toàn đực không. Bác phải kiểm tra cơ quan sinh dục đực và cái có khác nhau. Phía sau,ngay đuôi rung chuông.
-nếu nuôi lâu ko đẻ, bác phải tách đực cái ra theo dõi thời gian. Khi thấy động dục thì mình cho vào chung chuồng lại sẽ thấy con đực leo lên con cái nhảy. Thi thoảng con cái cũng có leo lên con khác nhưng như là thể hiện địa bàn nhưng ko nhảy.
Đôi lời chia sẽ. Chúc bác và các bác chung diễn đàn sức khỏe. Mạo mụi. Thân.
 
ÔI đọc topic của bạn sao thấy giống tui quá
-Cách đây 2 năm đoàn doanh nghiệp của nước ngoài qua Việt Nam hợp tác trồng ớt xuất khẩu .Khi đó tôi là cầu nối triển khai dự án này.Sau khi khảo sát nhiều nơi ở khu vực miền Trung đoàn chọn Quãng Bình để triển khai dự án .Mấy ông cán bộ phòng nông nghiệp,hội phụ nữ ,hội nông dân ....v.v. của một huyện Quãng Bình hô hào ,cam kết thống nhất đi đến như sau :
-Bên doanh nghiệp đầu tư giống cây trồng(năng suất cao gấp 1,5 lần so với giống cũ),vật tư ,phân bón và chuyên gia tư vấn .Sau khi thu hoạch bên doanh nghiệp cam kết mua giá thấp nhất là 14.000 đồng/kg(sau khi khấu trừ hết chi phí),một giá mà so với trồng lúa lợi nhuận hơn gấp 10-13 lần .
-Bên Việt nam được giao quản lý ,chăm sóc và đợi đến ngày thu hoạch
-Kết quả như mong muốn :sản lượng đạt 40 tấn /ha nhưng đến thu hoạch thì không ai chịu bán cho doanh nghiệp vì giá thị trường Trung Quốc mua 21.000 đồng/kg.Nông dân đi cửa sau bán cho tư thương .Sau khi liên lạc với các phòng ban của huyện thì không ai chịu giải quyết và đổ trách nhiệm lên người khác.Tôi đem hợp đồng này về xã thì xã nói rất thông cảm nhưng xã không biết hợp đồng này .Khi tôi yêu cầu huyện thực hiện hợp đồng và phía doanh nghiệp sẵng sàng mua giá giá 17.000 đồng/kg để thu hồi chi phí đầu tư ban đầu thì nhận được những bao ớt tươi đã quá chín hoặc không đảm bảo chất lượng.Quá uất ức tôi đòi kiện ra tòa thì mấy ông cán bộ xuống nước thông cảm ,kêu gọi nông dân bán nhỏ giọt .Đến cuối mùa ớt sau khi tư thương ngừng thu mua thì nông dân mới đem sản phẩm bán cho doanh nghiệp với mẫu mã thì không còn chỗ nào để mà chê nữa vì quá tệ ,dồn hết cả huyện chỉ được hơn 10 container .Kinh hoàng và ác mộng .Đợt đầu tư lần này tôi lỗ nặng ,đối tác thì bỏ của chạy lấy người.Bao nhiêu công sức đổ sông đổ biển
Đến bây giờ thì tôi mới hiểu rằng nông dân mình vẫn chỉ là manh muốn vì cái lợi trước mắt mà sấng sàng bất chấp tất cả.Nghèo vẫn hoàn nghèo
Có đôi lời chia sẽ với anh em trên diễn đàn .
http://agriviet.com/threads/hop-tac-lam-nong-nghiep.255364/#post-864542
Hợp tác làm cái này đi bác, không manh mún, tâm huyết!
 


Back
Top