Trồng đu đủ là khó nhất ư ?

  • Thread starter NQ_Toan
  • Ngày gửi
Trước khi vào chủ đề, tui xin báo bản thân tui không phải là nông dân thứ thiệt. Chỉ trồng cây để chơi, và trong những loại cây tôi trồng thì thành công nhất (với bản thân tui) là Phong Lan.

Do gần đây tập tễnh bước vào nông nghiệp, vì lý do kiếm sống, cho nên tui biết được diễn đàn này, và từ đó quen được một số thành viên ở ngoài đời thực. Rồi tui có đi chút chút loanh quanh miền Tây Nam Bộ, nhìn - nghe - hỏi những người nông dân chính hiệu về việc làm nông.

Với cây đu đủ, bà con nông dân miền Tây Nam Bộ trồng "ầm ầm". Có người thường xuyên trồng, có người mới trồng, mà có thấy ai nói gì đâu hè ? Cũng như mấy cây ăn trái khác cả, có khó, có dễ, có lúc được giá lẫn lúc mất giá, v.v.

Vậy mà dzô diễn đàn này, đọc được mấy bài của @haclong ! thì tui thiệt bất ngờ. Wow. Sao mà khó dữ vậy ta ? Rồi thì thấy người này đăng bệnh, xin cứu giúp; rồi người nọ, người kia vào giúp. Với tui, thì rõ là ai cũng hay cả, và tui thích nhất là việc có các thành viên chỉ bảo rất tận tình mà (hình như) bất vụ lợi luôn. Song song đó, cũng có "chuyên gia" nhảy vô phán theo kiểu "Đại Sư Tổ" - rồi thì Đệ Tử muốn nghĩ sao cũng được, kiểu như "Niêm hoa vi tếu" vậy; rồi cũng có người báo cho tên của chất hóa học rồi kêu nông dân "tự khám phá", "tự thử nghiệm" - ồ, nông dân trên Agri này có khác, toàn là chuyên gia hóa học cả !?

Mà sao các bác nông dân trồng đu đủ mà tui biết thì hổng thấy ai lên Internet đăng đàn học hỏi, hay khoe chiến tích gì cả. Chỉ thấy họ trồng, rồi kêu lái tới bán. Họ lấy tiền tiêu dùng, cất nhà, mua cộ v.v. mà không thấy ai chịu ra "đấu trường" để tranh tài cao thấp nhằm đoạt vương hiệu "Vua Đu Đủ". Nhưng cái danh hiệu này ai phong nhỉ ? Vua của vùng đu đủ ABC, hay vua của tỉnh, vua của khu vực, vua của vùng miền ? (À mà nhân tiện, vùng Nam Bộ của nước Việt mình được xếp vào miền Nam, gồm 2 khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ; thế mà chuyên gia đu đủ @haclong ! gọi ĐNB là miền Nam, và TNB là miền Tây, là sao hả anh bạn ?)

Vậy trồng đu đủ dễ hay khó nhỉ ? :);):(:mad::confused::cool::p:D:eek::oops::rolleyes:o_O:hoa::Hello::Drunk::2cat::Bang::Huh::Kem:
 
Last edited by a moderator:
Mình thích bài viết của bạn rồi đấy.Nói thật là mình rất thích cây đu đủ. Nhưng chưa có điều kiện trồng vì mình chưa có đất đủ điều kiện trồng. Nhưng chắc chắn mình sẽ trồng và đang tìm hiểu. Quan trọng nhất là đầu ra thôi. Giải quyết được bài toán này thì mạnh dạn mà đầu tư. Rất mong có thể chia sẽ cùng các bạn.
 
có thánh nói khó chứ ai nói khó - có thánh bảo bệnh chứ ai bảo bệnh - do ko hiểu gì về bản chất cây trồng mà ra .

Trồng trọt chỉ sợ bán ko được thôi
chăn nuôi chỉ sợ mất trộm thôi

Ai dám cải lời các thánh - gạch đá xây đình xây miểu cao hơn núi mà thôi .

Nên im lặng là câu trả lời hay nhất mà thôi .
 
có thánh nói khó chứ ai nói khó - có thánh bảo bệnh chứ ai bảo bệnh - do ko hiểu gì về bản chất cây trồng mà ra .

Trồng trọt chỉ sợ bán ko được thôi
chăn nuôi chỉ sợ mất trộm thôi

Ai dám cải lời các thánh - gạch đá xây đình xây miểu cao hơn núi mà thôi .

Nên im lặng là câu trả lời hay nhất mà thôi .

Thích 90% câu nói của anh. Nhưng mà câu cuối là "nản lòng chiến sĩ" quá vậy !
 
Dễ không rất dễ, khó không rất khó vậy chung quy lại là khó hay dễ, xin thưa khó đấy ạ khi bạn trồng nhiều thì dịch bệnh khó kiểm soát nếu không có kinh nghiệm. năm nay Miền bắc chỉ cần thời tiết khắc nghiệt, chưa nói đến bão mà làm nhiều vườn điêu đứng, xì mủ, quả không đậu, nấm bệnh mới vì vậy mà miền bắc đu đủ bây giò lái buôn vẫn mua trên 10 ngàn 1kg. Ai mới trồng thì đa phần đất mới, ít bệnh lây nhiễm ,chỉ cần thoát nước tốt là năm ấy có khi bội thu, mừng và tự tin lắm chứ ấy mà khi đánh lớn lại là khi trắng tay. Trồng đu đủ phải đổi đất liên tục nếu cả vùng cả tỉnh đều trồng rồi thì khi trồng lại không vườn nào thoát virus. mà đã bị virus thì trái nhạt và chất lượng giảm nghiêm trọng. Cả miền Bắc giống hồng Phi trồng khắp nơi đều bị virus
 
Vấn đề ở đây theo tui hiểu là sự bất bình của chủ thớt thôi chứ chưa hẳn chủ thớt muốn đi sâu vào kỹ thuật. Ai mới đọc bài viết của @haclong mà không khỏi sốc, đánh giá người này, đả kích người kia, dùng đao to búa lớn, tỏ ra hiểu biết, vỗ ngực xưng tên nhưng chung quy lại sau bao nhiêu chữ nghĩa ném trên diễn đàn này thì anh ta được cái gì? Chỉ càng nói càng lộ cái dốt thôi, sai chính tả be bét thì có người bênh là viết bằng điện thoại nhưng sự kém hiểu biết thì không thể phủ nhận (miền Tây và miền Nam). Tôi viết mấy dòng không phải ghét bỏ gì anh ta, tôi thật sự thông cảm cho anh bởi vì anh đang bệnh, chứng này y học gọi là "hoang tưởng".
 
Dễ không rất dễ, khó không rất khó vậy chung quy lại là khó hay dễ, xin thưa khó đấy ạ khi bạn trồng nhiều thì dịch bệnh khó kiểm soát nếu không có kinh nghiệm. năm nay Miền bắc chỉ cần thời tiết khắc nghiệt, chưa nói đến bão mà làm nhiều vườn điêu đứng, xì mủ, quả không đậu, nấm bệnh mới vì vậy mà miền bắc đu đủ bây giò lái buôn vẫn mua trên 10 ngàn 1kg. Ai mới trồng thì đa phần đất mới, ít bệnh lây nhiễm ,chỉ cần thoát nước tốt là năm ấy có khi bội thu, mừng và tự tin lắm chứ ấy mà khi đánh lớn lại là khi trắng tay. Trồng đu đủ phải đổi đất liên tục nếu cả vùng cả tỉnh đều trồng rồi thì khi trồng lại không vườn nào thoát virus. mà đã bị virus thì trái nhạt và chất lượng giảm nghiêm trọng. Cả miền Bắc giống hồng Phi trồng khắp nơi đều bị virus

Cám ơn bạn. Chỉ vài câu nhưng hình như nêu lên những khó khăn khi trồng đu đủ.

Nhưng tôi nghĩ, những cây trồng khác cũng gặp những khó khăn tương tự: thời tiết khắc nghiệt, dich bệnh do nấm, virus, vi sinh vật, tuyến trùng ... Rồi khi đậu trái, nếu trùng với cây ăn quả khác thì tất yếu cùng nhau lôi giá xuống; còn nếu "độc quyền" (do nghịch vụ, hay do người ta mất mùa mà mình được mùa....) thì tất nhiên là thắng lớn !

Vậy thì những khó khăn ở đu đủ cũng là những vấn đề ở cây trồng, kể cả vật nuôi khác. Vậy khó ở đu đủ thực ra là khó hơn cây khác ở chổ nào, để mà có người trồng đu đủ trên Agr này tự hào tuyên bố vượt qua cái khó đu đủ là có thể khinh nhường những cái khó của các loại cây trồng khác ?
 
Nếu nhìn vào các vườn đu đủ hiện nay thì khó thật, rất nhiều bệnh , mặc dù khi trồng đu đủ người ta đã cẩn thận lựa đất mới và phun thuốc nấm bệnh rất nhiều..... Khu vực Khánh Hoà 100% vườn đu đủ trồng chuyên canh từ 500 cây trở lên banh xác vì một loại bệnh duy nhất : virus đốm vòng trên đu đủ. Bây giờ người trồng đu đủ chỉ có cách trồng ở những vùng đất mới, ít sâu bệnh và ít bị virus thôi, chứ những vùng bị virus nặng như vùng Xuyên Mộc brvt, Khánh Hoà trồng 1 vườn đu đủ có khi kiếm 1 trái làm mắm ko có!
 
Cám ơn bạn. Chỉ vài câu nhưng hình như nêu lên những khó khăn khi trồng đu đủ.

Nhưng tôi nghĩ, những cây trồng khác cũng gặp những khó khăn tương tự: thời tiết khắc nghiệt, dich bệnh do nấm, virus, vi sinh vật, tuyến trùng ... Rồi khi đậu trái, nếu trùng với cây ăn quả khác thì tất yếu cùng nhau lôi giá xuống; còn nếu "độc quyền" (do nghịch vụ, hay do người ta mất mùa mà mình được mùa....) thì tất nhiên là thắng lớn !
Vậy thì những khó khăn ở đu đủ cũng là những vấn đề ở cây trồng, kể cả vật nuôi khác. Vậy khó ở đu đủ thực ra là khó hơn cây khác ở chổ nào, để mà có người trồng đu đủ trên Agr này tự hào tuyên bố vượt qua cái khó đu đủ là có thể khinh nhường những cái khó của các loại cây trồng khác ?

Với cây ăn quả đa phần tuổi thọ vài chục năm trên cùng 1 mảnh đất, đu đủ có được điều đó không, xin thưa là không, vậy là phải du canh ư đúng vậy, năm nay mảnh này sang năm mảnh khác vậy là khốn khó rồi, nếu làm cả ha phải đi thuê đất, phải xa gia đình đâu phải lúc nào cũng kiếm được đất lại còn rủi ro pháp lý... vậy đã khó chưa...Đu đủ không may gặp virus khi cây quả đang non thì vứt cả vườn, trong khi cây ăn quả khác đa phần sâu bệnh... vậy đã rủi do hơn chưa. Nhện đỏ hại đu đủ kháng thuốc lại núp ở dưới lá, lá đu đủ là loại mẫn cảm nhất trong các loại cây trồng nếu phun thuốc sai là cháy hết lá...vậy khó chưa...Cây ăn quả thân gỗ mưa to gập tí không sao, đu đủ gập vài tiếng chột cả vườn, ngập 5 tiếng vàng lá cả vườn ngập 1 ngày chết cả vườn...khó chưa... đấy là chưa kể còn vô số những vấn đề khác. Còn nếu ai chỉ tròng vài chục cây hay 1-200 cây thì chẳng bàn
Tôi biết @haclong ! đã dùng mọi biện pháp để giữ vườn đu đủ xanh tốt đến bây giờ như vậy là khá chứ, anh ta có cái nhìn khác với cây đu đủ mà ở diễn đàn này ít người hiểu được....
 
cái khó ở đây là :
1/đào đâu ra lắm đất để chuyên canh đu đủ trông khi sỡ hữu đất của nông dân thì có hạn... cây đu đủ sợ nhất là trùng gốc... có xử lý ..đất phân thuốc kĩ đến đâu cũng thì khi trồng trùng gốc thì có nguy cơ 70% là thất bại.
2/ nếu trồng 1 diện tích đó ở vụ kế tiếp... làm cái gì để vườn đu đủ .. được phát triển và năng suất đạt 9 - 10 với vụ trước đó????
3/ đu đủ là cây nhạy cảm 1 khi đã bệnh thì ít nhiều ảnh hưởng tới năng suất.. có khi e nó không còn là cây ăn trái nữa mà chỉ là cây che nắng..hi..
tuy khó mà dể ... tuy dể mà khó...
 
Mình đọc trên wiki, thấy bên Đài Loan khi ko thể thay đổi vùng trồng cây đu đủ. Người ta dùng kĩ thuật netting.
Netting can also be used to prevent insect vectors from spreading the virus. Production under netting is prohibitively expensive for subsistence and small-scale producers,[20] but was used effectively in Taiwan because geographical displacement was not possible on such a small island
 
Trước khi vào chủ đề, tui xin báo bản thân tui không phải là nông dân thứ thiệt. Chỉ trồng cây để chơi, và trong những loại cây tôi trồng thì thành công nhất (với bản thân tui) là Phong Lan.

Do gần đây tập tễnh bước vào nông nghiệp, vì lý do kiếm sống, cho nên tui biết được diễn đàn này, và từ đó quen được một số thành viên ở ngoài đời thực. Rồi tui có đi chút chút loanh quanh miền Tây Nam Bộ, nhìn - nghe - hỏi những người nông dân chính hiệu về việc làm nông.

Với cây đu đủ, bà con nông dân miền Tây Nam Bộ trồng "ầm ầm". Có người thường xuyên trồng, có người mới trồng, mà có thấy ai nói gì đâu hè ? Cũng như mấy cây ăn trái khác cả, có khó, có dễ, có lúc được giá lẫn lúc mất giá, v.v.

Vậy mà dzô diễn đàn này, đọc được mấy bài của @haclong ! thì tui thiệt bất ngờ. Wow. Sao mà khó dữ vậy ta ? Rồi thì thấy người này đăng bệnh, xin cứu giúp; rồi người nọ, người kia vào giúp. Với tui, thì rõ là ai cũng hay cả, và tui thích nhất là việc có các thành viên chỉ bảo rất tận tình mà (hình như) bất vụ lợi luôn. Song song đó, cũng có "chuyên gia" nhảy vô phán theo kiểu "Đại Sư Tổ" - rồi thì Đệ Tử muốn nghĩ sao cũng được, kiểu như "Niêm hoa vi tếu" vậy; rồi cũng có người báo cho tên của chất hóa học rồi kêu nông dân "tự khám phá", "tự thử nghiệm" - ồ, nông dân trên Agri này có khác, toàn là chuyên gia hóa học cả !?

Mà sao các bác nông dân trồng đu đủ mà tui biết thì hổng thấy ai lên Internet đăng đàn học hỏi, hay khoe chiến tích gì cả. Chỉ thấy họ trồng, rồi kêu lái tới bán. Họ lấy tiền tiêu dùng, cất nhà, mua cộ v.v. mà không thấy ai chịu ra "đấu trường" để tranh tài cao thấp nhằm đoạt vương hiệu "Vua Đu Đủ". Nhưng cái danh hiệu này ai phong nhỉ ? Vua của vùng đu đủ ABC, hay vua của tỉnh, vua của khu vực, vua của vùng miền ? (À mà nhân tiện, vùng Nam Bộ của nước Việt mình được xếp vào miền Nam, gồm 2 khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ; thế mà chuyên gia đu đủ @haclong ! gọi ĐNB là miền Nam, và TNB là miền Tây, là sao hả anh bạn ?)

Vậy trồng đu đủ dễ hay khó nhỉ ? :);):(:mad::confused::cool::p:D:eek::oops::rolleyes:o_O:hoa::Hello::Drunk::2cat::Bang::Huh::Kem:
Mình tham gia diễn đàn tới giờ, ghét nhất tên @haclong ! To mòm vãi chưởng, giờ cuốn gói giông rồi:D
 
Với cây ăn quả đa phần tuổi thọ vài chục năm trên cùng 1 mảnh đất, đu đủ có được điều đó không, xin thưa là không, vậy là phải du canh ư đúng vậy, năm nay mảnh này sang năm mảnh khác vậy là khốn khó rồi, nếu làm cả ha phải đi thuê đất, phải xa gia đình đâu phải lúc nào cũng kiếm được đất lại còn rủi ro pháp lý... vậy đã khó chưa...Đu đủ không may gặp virus khi cây quả đang non thì vứt cả vườn, trong khi cây ăn quả khác đa phần sâu bệnh... vậy đã rủi do hơn chưa. Nhện đỏ hại đu đủ kháng thuốc lại núp ở dưới lá, lá đu đủ là loại mẫn cảm nhất trong các loại cây trồng nếu phun thuốc sai là cháy hết lá...vậy khó chưa...Cây ăn quả thân gỗ mưa to gập tí không sao, đu đủ gập vài tiếng chột cả vườn, ngập 5 tiếng vàng lá cả vườn ngập 1 ngày chết cả vườn...khó chưa... đấy là chưa kể còn vô số những vấn đề khác. Còn nếu ai chỉ tròng vài chục cây hay 1-200 cây thì chẳng bàn
Tôi biết @haclong ! đã dùng mọi biện pháp để giữ vườn đu đủ xanh tốt đến bây giờ như vậy là khá chứ, anh ta có cái nhìn khác với cây đu đủ mà ở diễn đàn này ít người hiểu được....
e trồng nhiều năm rồi có sao đâu a.
 
e trồng nhiều năm rồi có sao đâu a.
Vậy thì xin chúc mừng và bái phục bạn, xin hỏi mỗi cây của bạn bình quân 1 năm bao nhiêu kg
Mình đọc trên wiki, thấy bên Đài Loan khi ko thể thay đổi vùng trồng cây đu đủ. Người ta dùng kĩ thuật netting.
Netting can also be used to prevent insect vectors from spreading the virus. Production under netting is prohibitively expensive for subsistence and small-scale producers,[20] but was used effectively in Taiwan because geographical displacement was not possible on such a small island
Nhà lưới rất hiệu quả với quy mô nhỏ, trồng vài ha và xuất khẩu thì rất khó thực hiện
 
Vậy thì xin chúc mừng và bái phục bạn, xin hỏi mỗi cây của bạn bình quân 1 năm bao nhiêu kg

Nhà lưới rất hiệu quả với quy mô nhỏ, trồng vài ha và xuất khẩu thì rất khó thực hiện
dạ, khoảng 70- 90 ky năm a.Có khi ít hơn.Có cây nhiều hơn anh.
 
[QUtôtE="LoanPhuong123, post: 782561, member: 154433"]dạ, khoảng 70- 90 ky năm a.Có khi ít hơn.Có cây nhiều hơn anh.[/QUOTE]
Oh tốt quá, bạn trồng mỗi vụ bao nhiêu cây, trên cùng mảnh đất đó mấy năm bạn trồng lại cây mới
 
Mình đọc trên wiki, thấy bên Đài Loan khi ko thể thay đổi vùng trồng cây đu đủ. Người ta dùng kĩ thuật netting.
Netting can also be used to prevent insect vectors from spreading the virus. Production under netting is prohibitively expensive for subsistence and small-scale producers,[20] but was used effectively in Taiwan because geographical displacement was not possible on such a small island

Qua việc cung cấp này, tôi đọc được một số thông tin như sau:

1) Gây bệnh đốm vòng trên đu đủ là một loài virus thực vật. Chúng có 2 chủng PRSV, là P và W. Chủng P gây bệnh chính cho đu đủ, chủng W thì không nhưng gây bệnh cho một số loài thuộc họ Dưa (Cucurbitaceae; như dưa hấu, dưa chuột ...). Hiện nói lây lan trên toàn thế giới. Các nhà khoa học tin rằng chúng xuất hiện lần đầu tại châu Á (có khả năng là Ấn Độ) vào khoảng 2.250 năm trước đây, rồi lan qua Trung Quốc cách đây 600 năm, rồi trực tiếp lây lan qua Úc và châu Mỹ trong khoảng 300 năm nay. Nguồn gốc của tổ tiên của chúng xuất hiện từ các loài cây thuộc họ Bầu Bí, rồi tiến hóa nhiều để "đạt" đến trình độ lây bệnh như hiện nay.

2) Tình hình tại Hawaii: Việc gây bệnh đầu tiên được phát hiện vào năm 1937 trên đảo Oahu thuộc quần đảo Hawaii, và đến khoảng năm 1950 thì chúng đột biến gen gây nên những tác hại to lớn hơn. Trong hai năm, sản lượng đu đủ giảm 94%, buộc nông dân phải bỏ đu đủ ở Oahu, và đến canh tác tại đảo Puna, cũng thuộc Hawaii. Dù cho việc cách ly rất nghiêm ngặt, nhưng đến 1971 thì virua gây bệnh lại xuất hiện ở Puna. Năm 1972 chúng tấn công các trang trại đu đủ và đến 1995 thì ngành trồng đu đủ tại Puna đã phát sản hòan toàn. Dù người ta có trồng ở nơi khác nhưng cũng thất bại. Từ năm 1998, Hawaii chuyển sang trồng loại đu đủ biến đổi gen có khả năng kháng PRSV và đã đạt được thành công, giúp khôi phục lại ngành trồng đu đủ tại đây.

3) Nguồn lây bệnh chính là do Rệp Vừng (Aphids), không phải qua đường cắn, hút chích, mà là do virus bám trên thân của rệp mà thôi. Cây bị bệnh có thể truyền vius cho hạt để tiếp tục gây tác hại về sau.

4) Phòng ngừa:

4.1) Tỉa bỏ và tiêu hủy cây bị bệnh. Tuy vậy biện pháp này mang lại hiệu quả kém vì bệnh truyền đi rất nhanh chóng.

4.2) Nhà lưới: để cách ly các tác nhân gây bệnh. Tuy vậy chi phí tốn kém. Được Đài Loan áp dụng.

4.3) Bảo vệ chéo: giống như việc tiêm chủng ngừa các bệnh virus trên người vậy. Người ta cho cây bị nhiễm một chủng virus đã được làm giảm độc tính để cây tự tạo đề kháng. Việc này đã được nghiên cứu từ 1979 tại Hawaii. Tuy vậy không khả quan, do cây đu đủ rất mẫn cảm với loại virus này nên hầu hết chúng cũng bị bệnh khi chỉ nhiểm loại virus nhẹ.

4.4) Biến đổi gen. Hiện có 2 giống đu đủ biến đổi gen đã được đưa vào sản xuất từ năm 1998 là Sunup và Cầu Vồng. Các nghiên cứu cho thấy 100% cây đều có sức đề kháng hoàn toàn với loại virus gây bệnh này.

Tuy vậy biện pháp này không được nhiều chính phủ của các quốc gia nhập đu đủ đồng ý. Cho đến năm 2011 thì Nhật Bản đã đồng ý cho nhập loại đu đủ biến đổi gen được trồng tại Hawaii.

Cầu Vồng được trồng trên 76% diện tích trồng đu đủ của Hawaii, nhưng chúng chỉ có thể đề kháng được với PRSV nội địa Hawaii mà thôi. Các nhà nghiên cứu cho rằng PRSV từ Guam, Đài Loan và Thái Lan vẫn có thể gây tác hại cho đu đủ Hawaii.

Còn giống Sunup được cho là nhiều khả năng kháng các chủng PRSV bên ngoài Hawaii, nhưng lại ít được trồng thương mại.
 
Last edited by a moderator:
[QUtôtE="LoanPhuong123, post: 782561, member: 154433"]dạ, khoảng 70- 90 ky năm a.Có khi ít hơn.Có cây nhiều hơn anh.
Oh tốt quá, bạn trồng mỗi vụ bao nhiêu cây, trên cùng mảnh đất đó mấy năm bạn trồng lại cây mới[/QUOTE]
dạ,e có 6 ha chia ra mỗi vụ 2 ha trồng ạ. e xoay vòng như thế ạ.
 
Back
Top