Bạn tui, tên Tẩu, chúng tui là bạn kể từ 1964, nên tui xưng hô với nó như thế nầy:
- Tẩu, mầy khỏe không?
- Dạ chị (tức là vợ Tẩu), chị khỏe không? (Vợ bạn tức là Chị).
*
Vào sáng Chúa-nhựt lần thứ 4, tui tới. Vừa bước vào phòng, tui cỡi ngay túi đeo vai xuống đất, bước vội tới Tẩu. Nó đang giựt giựt... trong trạng-thái mê-man! Tui biết nó đang hấp-hối...
Tui từ từ, bàn tay trái đặt lên đầu nó, tay phải vào ngực nó, cách khoảng chừng 1 tấc, vừa đọc đọc kinh Lạy Cha (Tẩu đạo Cao-đài). Tui đọc chưa xong, thì Tẩu mở mắt ra, không rung rầy nữa. Tui hỏi:
- Mầy biết tao không?
- Thằng Trung. Tại sao mầy hỏi?
Tui không đáp. Tui xem máy bơm treo trên đầu giường, đèn xanh (tức là đang hoạt-động. Rồi tui nghe tiếng máy tự-động bơm mọc-phin vô người nó "Xịt". Nó nói, lúc đầu, 6 giờ bơm một cái, rồi 5 giờ... bây giờ là 15 phút, để nó chịu được ung-thư giai-đoạn cuối, bớt đau!).
Bác,
Mình ngưng "8" chút!
Bác có nhớ mấy con đường nầy không?
Thân.
Người sưu tầm và chuyển bài: Nguyễn Thành Châu
" Phố của thành phố "
Mời đọc chơi và xem còn nhớ Saigon không ?
Bài viết này của nhà văn Bình Nguyên Lộc đăng lần đầu trên báo Nhân Loại năm 1957, sau đó được in trong tập truyện Những bước lang thang trên hè phố của gã Bình Nguyên Lộc, xuất bản năm 1966. Đây là một tản văn thú vị về tên đường phố Sài Gòn thời điểm đó, xin mạn phép đăng lại để mọi người cùng nhớ và góp chuyện cho vui.
(Ảnh minh họa trong bài được sưu tập trên mạng)
Đại lộ Hai Bà Trưng
Đi trên đại lộ Hai Bà Trưng tôi bỗng sực nhớ lại một điều rồi tủi thân cho bọn đàn ông của ta. Là hễ đờn ông được danh vọng thì đàn bà cũng thơm lây, nhưng khi đàn bà nổi danh thì tên tuổi đàn ông chìm sâu thêm.
Đành rằng ông Thi Sách chỉ có mỗi một cái công nhỏ đối với nước nhà là bị viên thái thú Tàu giết thôi, nhưng quên mất ông ấy cũng tội.
Vậy nên tôi đã đi khắp Sàigòn để tìm xem có con phố nào là phố Thi Sách không ? Có. Hoan hô quí vị đặt tên đường đã nhớ dai hơn nhân dân.
Nhưng mà tội quá, ông Thi Sách ở mãi bên kia nhà thương Đồn Đất, ở xóm ngoại nhân, không bao giờ có người Việt bước chân đến. Ông nầy đã chết vì tay ngoại nhân mà hương hồn ngày nay vẫn lẩn quẩn với ngoại nhân.
Ông Thi Sách và Hai Bà Trưng chạy song song với nhau cho tới mé nước, và không bao giờ gặp nhau cả, đó cũng là một điểm đáng buồn cho cặp vợ chồng ấy.Ông Nguyễn Thái Học mà còn ngậm cười được vì đã gặp Cô Giang, Cô Bắc ở hai ngã ba chợ Cầu Muối, đằng nầy ông chồng Bà Trưng chỉ nghe văng vẳng tiếng bà đâu đó thôi.
Bà Sương Nguyệt Ánh cũng không bao giờ đi thăm cha được, vì bà ở xóm Bùi Chu còn cụ đồ lại qui điền mãi tận trên Tân Định.
Vị nữ anh hùng thứ nhì của ta, Bà Triệu cũng bị ta quên mất vì bà cũng ở xóm ngoại nhân, trong Chợ Lớn.
Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận rằng đô thành đặt tên rất khéo, Công chúa Huyền Trân ở một căn phố buồn hiu, sau dinh Độc Lập, buồn như con đường thiên lý ngàn dặm băng rừng đưa công chúa từ Việt sang Chiêm.
Còn cái phố có nhiều tiệm mì, tiệm ăn và tửu lâu trong Chợ Lớn mà đặt tên là phố Tản Đà thì tuyệt diệu bởi vì Tản Đà không phải là thi sĩ mà thôi, lại còn là thực sĩ nữa.
Chợ Bình Tây
Nếu đô thành có bất công chút ít, chẳng qua là vì quên đó thôi. Chẳng hạn như ông Phan Huy Chú được nêu danh trong Chợ Lớn mà ông Phan Huy Vịnh lại không.
Đô thành lại trọng văn nghệ lắm. Không có nhà văn, nhà thơ nào ngày xưa mà không được lấy tên đặt tên phố cả, khiến lũ văn nhân thi sĩ hậu sanh là ta đây cũng nức lòng muốn cố gắng để có thể được biệt đãi như thế về sau.
Chỉ phiền văn nhân thi sĩ của thế hệ ta đông quá, mà đường phố chỉ có hạn thôi, dễ gì tìm được một chỗ “mần”.
Có một điều đáng chú ý là họ Nguyễn chiếm đa số trong các phố Sàigòn. Dân tộc ta họ Nguyễn cũng như dân tộc Pháp họ Dupont vậy mà !
Đại lộ Nguyễn Huệ
Một người Pháp quen biết kể chuyện rằng thuở Đức chiếm đóng nước Pháp, một khi kia quân đội Đức bố ráp ở một ngoại ô nhỏ tại Ba Lê để bắt ông Dupont nào đó. Cuộc bố ráp thi hành xong thì chúng bắt được tất cả tám trăm mười bảy ông Dupont, vừa già, vừa trẻ, đó là chúng đã loại trừ những cậu Dupont oắt con ra rồi đó.
Một cựu thông ngôn nhà binh Pháp ở đây cũng kể rằng một khi kia Pháp ruồng bố ở làng nọ để bắt Nguyễn Thị Hai nào đó. Chỉ một làng ấy thôi, mà họ đã bắt đến bốn mươi tám Nguyễn Thị Hai chẳn chòi.
Vậy thì họ Nguyễn chiếm đến 55 con phố ở Sàigòn – Chợ Lớn không phải là chuyện lạ. Đó là chưa kể những bà Sương Nguyệt Ánh v.v… cũng là họ Nguyễn mà không nêu họ ra. Bà Đoàn Thị Điểm cũng có người bảo thật ra là Nguyễn Thị Điểm, và biết đâu cô Giang, cô Bắc lại không là họ Nguyễn.
Họ Nguyễn được ưu đãi như thế, còn họ Tô không biết vì sao lại ra rìa. Năm kia trên Hòa – Hưng có một con phố tên là Tô Hiến Thành. Năm nay không thấy tên phố đó nữa.
Ngoại nhân có công với dân tộc cũng được nêu danh, cho công bằng. Nhưng không hiểu ông J.J Rousseau có công trực tiếp gì với dân tộc ta. Còn ba ngoại nhân khác rất có công là Tích Quang, Nhâm Diên, và Sĩ Nhiếp lại vắng bóng.
Đường Lê Thánh Tôn
Đường Phạm Ngũ Lão
Sàigòn có một con phố cong queo một cách rất ngộ nghĩnh, được đặt tên là phố Cống Quỳnh. Thật là khéo, vì cách lập luận và hành động của ông Cống Quỳnh cũng cong cong quèo quẹo như con phố kỳ dị ấy.
Tiếc rằng Cống Quỳnh có lẽ chỉ là một nhân vật tưởng tượng thôi.
Sàigòn đặc biệt vì có phố không vỉa hè, thí dụ đoạn phố Đề Thám trước dãy nhà cũ đối diện với hông nhà thờ Tin Lành.
Thật ra thì có một vỉa hè rộng độ tám tấc, nhưng đã lì xuống bằng với mặt đường, ô tô tha hồ leo lên và người đi bộ rất lắm khi phải nhảy vào nhà người ta để thoát chết.
Lại có vỉa hè mà người đi bộ không được xử dụng, thí dụ vỉa hè Cô Giang tại chợ Cầu Muối. Người đi bộ ở đoạn nầy hễ xuống đường thì bị xe cán, còn lên lề thì bị mấy chị bạn hàng đuổi, vì mấy chị mướn vỉa hè ấy có đóng tiền chỗ đàng hoàng.
Thành ra qua đoạn đường đó y như là qua cầu đoạn trường, lên lề thì đoạn tâm, còn xuống thì đoạn cẳng.
Có lắm vỉa hè công khai dùng làm ga-ra, nói công khai vì xe để trên ấy nằm đó năm nầy qua năm khác mà không sao cả. Thế nên chỉ mướn một căn phố bé nhỏ thôi mà người ta có thể mở ga-ra to là nhờ vậy.
Nói đến vỉa hè không thể không chú ý đến những vỉa hè mức độ khác nhau, khách đang đi bỗng sụp chơn suýt ngã. Ấy, nhà bên nầy xây cao một tấc năm, nhà bên kia chỉ xây một tấc thôi mà. Vì mạnh ai nấy xây vỉa hè nên vỉa hè lại mang đủ màu sắc, có quãng xanh, quãng vàng, quãng xám, và lại kiến thiết bằng đủ cả vật liệu : gạch xi-măng, xi-măng trắng, gạch thẻ, gạch Tàu, nhựa, đá ong. Sợ nhứt là vỉa hè đá ong trên đường Thủ Khoa Huân. Đá ong lổm chổm khiến bộ hành không lọi chân cũng trặc cẳng.Nếu đô thành tự làm lấy vỉa hè rồi bắt người ta trả tiền thì tình trạng nầy đã không có.
Bình Nguyên Lộc
Nhân Loại - 1957
Bạn tui, tên Tẩu, chúng tui là bạn kể từ 1964, nên tui xưng hô với nó như thế nầy:
- Tẩu, mầy khỏe không?
- Dạ chị (tức là vợ Tẩu), chị khỏe không? (Vợ bạn tức là Chị).
*
Vào sáng Chúa-nhựt lần thứ 4, tui tới. Vừa bước vào phòng, tui cỡi ngay túi đeo vai xuống đất, bước vội tới Tẩu. Nó đang giựt giựt... trong trạng-thái mê-man! Tui biết nó đang hấp-hối...
Tui từ từ, bàn tay trái đặt lên đầu nó, tay phải vào ngực nó, cách khoảng chừng 1 tấc, vừa đọc đọc kinh Lạy Cha (Tẩu đạo Cao-đài). Tui đọc chưa xong, thì Tẩu mở mắt ra, không rung rầy nữa. Tui hỏi:
- Mầy biết tao không?
- Thằng Trung. Tại sao mầy hỏi?
Tui không đáp. Tui xem máy bơm treo trên đầu giường, đèn xanh (tức là đang hoạt-động. Rồi tui nghe tiếng máy tự-động bơm mọc-phin vô người nó "Xịt". Nó nói, lúc đầu, 6 giờ bơm một cái, rồi 5 giờ... bây giờ là 15 phút, để nó chịu được ung-thư giai-đoạn cuối, bớt đau!).
...
Nó nói:
- Bác-sĩ vừa thăm bệnh xong, còn ở văn-phòng, mầy đến gặp bả, nói bả tao muốn gặp.
- Để làm gì?
- Tao muốn về thăm nhà.
- Mầy diễu dở quá! Vừa mới "từ mạnh, chuyển sang từ trần", ai cho mầy đi?
- Vậy mầy xem đây!
Nói rồi, nó chống tay ngồi dậy. Tui ngạc-nhiên vô cùng! Đã từ lâu, nó chỉ ráng lắm là vói tay lấy chai nước uống, còn chuyện kê gối lên là ngoài khả-năng của nó. Dĩ-nhiên, chuyện đái iả là chỉ bấm nút gọi y-tá... vậy mà bây giờ nó ngồi dậy, cái mặt quỹ của nó khoe chiến thắng! Tui nói cái mặt quỹ của nó là mặt quỹ thật. Bởi, nó bị ưng-thư vòm họng, bệnh-viện cắt mỗi lần một ít, kết-quả là má bên trái, xương hàm răng, mắt trái..., tròng mắt trái được thế bằng một nhãn-cầu giả... tóm lại là giống như người bị tạt a-xit!
Thấy vậy, tui không còn lý-do gì để không làm theo lệnh nó. Tui đi gặp bác-sĩ. Bả tới. Khám xong, bả nói:
- Ông gọi bà nhà đến làm giấy về nhà chơi. Chiều mai, ông trở lại.
Vậy là bà xả nó với thằng con tới, rước nó về nhà.
Sáng hôm sau, thứ 2, tui dậy đi làm, thì có điện-thoại'.
- Anh Trung, ổng "đi" tối qua rồi!
Tui chạy tới nhà nó. Vợ con nó để nó nằm trên một cái bàn dài. Vợ nó dắt tui vô. Tui xoa đầu nó, đật tay lên trán và đặt tay lên ngực nó. Gia-đình nó đạo Cao-đài, nên tui đọc thầm Kinh Lạy Cha. Rồi cười hà hà..., bảo vợ nó:
- Thằng Tầu linh quá! Nó nói tui hoài, nó chỉ muốn chết trong nhà. Rồi nó làm thật!
--- @ 1 phút trước ---
↑
Bạn tui, tên Tẩu, chúng tui là bạn kể từ 1964, nên tui xưng hô với nó như thế nầy:
- Tẩu, mầy khỏe không?
- Dạ chị (tức là vợ Tẩu), chị khỏe không? (Vợ bạn tức là Chị).
*
Vào sáng Chúa-nhựt lần thứ 4, tui tới. Vừa bước vào phòng, tui cỡi ngay túi đeo vai xuống đất, bước vội tới Tẩu. Nó đang giựt giựt... trong trạng-thái mê-man! Tui biết nó đang hấp-hối...
Tui từ từ, bàn tay trái đặt lên đầu nó, tay phải vào ngực nó, cách khoảng chừng 1 tấc, vừa đọc đọc kinh Lạy Cha (Tẩu đạo Cao-đài). Tui đọc chưa xong, thì Tẩu mở mắt ra, không rung rầy nữa. Tui hỏi:
- Mầy biết tao không?
- Thằng Trung. Tại sao mầy hỏi?
Tui không đáp. Tui xem máy bơm treo trên đầu giường, đèn xanh (tức là đang hoạt-động. Rồi tui nghe tiếng máy tự-động bơm mọc-phin vô người nó "Xịt". Nó nói, lúc đầu, 6 giờ bơm một cái, rồi 5 giờ... bây giờ là 15 phút, để nó chịu được ung-thư giai-đoạn cuối, bớt đau!).
...
Nó nói:
- Bác-sĩ vừa thăm bệnh xong, còn ở văn-phòng, mầy đến gặp bả, nói bả tao muốn gặp.
- Để làm gì?
- Tao muốn về thăm nhà.
- Mầy diễu dở quá! Vừa mới "từ mạnh, chuyển sang từ trần", ai cho mầy đi?
- Vậy mầy xem đây!
Nói rồi, nó chống tay ngồi dậy. Tui ngạc-nhiên vô cùng! Đã từ lâu, nó chỉ ráng lắm là vói tay lấy chai nước uống, còn chuyện kê gối lên là ngoài khả-năng của nó. Dĩ-nhiên, chuyện đái iả là chỉ bấm nút gọi y-tá... vậy mà bây giờ nó ngồi dậy, cái mặt quỹ của nó khoe chiến thắng! Tui nói cái mặt quỹ của nó là mặt quỹ thật. Bởi, nó bị ưng-thư vòm họng, bệnh-viện cắt mỗi lần một ít, kết-quả là má bên trái, xương hàm răng, mắt trái..., tròng mắt trái được thế bằng một nhãn-cầu giả... tóm lại là giống như người bị tạt a-xit!
Thấy vậy, tui không còn lý-do gì để không làm theo lệnh nó. Tui đi gặp bác-sĩ. Bả tới. Khám xong, bả nói:
- Ông gọi bà nhà đến làm giấy về nhà chơi. Chiều mai, ông trở lại.
Vậy là bà xả nó với thằng con tới, rước nó về nhà.
Sáng hôm sau, thứ 2, tui dậy đi làm, thì có điện-thoại'.
- Anh Trung, ổng "đi" tối qua rồi!
Tui chạy tới nhà nó. Vợ con nó để nó nằm trên một cái bàn dài. Vợ nó dắt tui vô. Tui xoa đầu nó, đật tay lên trán và đặt tay lên ngực nó. Gia-đình nó đạo Cao-đài, nên tui đọc thầm Kinh Lạy Cha. Rồi cười hà hà..., bảo vợ nó:
- Thằng Tầu linh quá! Nó nói tui hoài, nó chỉ muốn chết trong nhà. Rồi nó làm thật!