Đau đầu với quả bưởi các bác ơi!

Chào tất cả mọi người . Nhà em có trồng khoảng chục gốc bưởi ghép hiện đã cho quả.Qủa thì sai trĩu cành,nhưng khổ nổi là bưởi vừa ngọt vừa đắng. Ăn vào đầu tiên thấy ngọt nhưng nuốt lại đắng. Nhà em cụng trồng cam ghép mà cam thì ngọt.Mong mọi người giúp e vs,k hiểu nổi do cái gì đây
 


Bưởi đắng chủ yếu do giống hoặc gốc ghép đó bạn ơi, các yếu tố khác như thổ nhưỡng, kỹ thuật canh tác, tuổi cây vv... ít ảnh hưởng. Bạn kiểm tra kỹ lại xem bưởi bạn trồng là giống gì, gốc ghép là cây gì?
 
khả năng nhiều là do giống của bạn không chuẩn đó .nếu thật sự như vậy thì bạn nên ghép lại khẩn trương nhé . chúc thành công
 
Mình có ý kiến >
- Nhân giống cây trồng bằng cách gieo hạt ( SS hữu tính) là sự tổ hợp 2 nguồn gen đực cái dẫn đến sự biến dị tổ hợp ( thay đổi kiểu hình) năng suất và phẩm chất giống đã sai khác.
- Nhân giống vô tính là kéo dài thời gian sống và nhân bản một cây có kiểu hình ( tính trạng) con người mong muốn.
Việc này chỉ đúng với nhân giống bằng chiết cành và giâm cành.
- Việc ghép cây là đã có sự kết hợp của 2 cá thể rồi. Nếu có sự tương hợp và cành ghép vẫn giữ ưu thế thì cây ghép cho sản phẩm chấp nhận được. Tuy vậy theo thời gian sẽ có sự chuyển hóa và giống có thể kém đi. Các hiện tượng biến nạp, di truyền theo dòng mẹ, sự chuyển dịch gen, sự đào thải ... luôn xảy ra trong cơ thể ghép.
- Nếu có điều kiện thì nên trồng cành chiết hoặc cành giâm.
- Việc chọn gốc ghép phù hợp phải qua thực tế khi thu hoạch sản phẩm.
* Bạn giải thích được bưởi nhà mình rồi đấy.
 
Cây bưởi là cây có gốc tốt thường chọn làm cây ghép cho các loại cây khác như cam, quýt, chanh chính vì vậy ng ta thầm hiểu gốc bưởi là giống tốt nên vs bưởi người ta thường chiết cành, giâm cành hoặc ghép thì ghép cây con của nó với cây mẹ đang cho quả chứ ko nên lấy gốc ghép là cây bưởi chua làm gốc ghép cho cây bửoi ngon vì như vậy thường ảnh hưởng đến chất lượng sp. Bạn nên xem lại giống thì chính xác hơn bưởi ngon thì năm đầu vẫn ngon chứ ko ảnh hưởng nhiều như vậy, về độ ngọt thì cây bưởi càng lâu năm thì chất lượng quả càng ngon hơn. M thường nhân giống theo pp chiết cành hoặc lấy chính hạt của cây cần lấy đem gieo sau đó lại ghép vs mắt của chính cây đó để giảm thời gian cho quả và cây phát triển tốt hơn
 
Nongcũngst: 802699 đã viết:
Cây bưởi là cây có gốc tốt thường chọn làm cây ghép cho các loại cây khác như cam, quýt, chanh chính vì vậy ng ta thầm hiểu gốc bưởi là giống tốt nên vs bưởi người ta thường chiết cành, giâm cành hoặc ghép thì ghép cây con của nó với cây mẹ đang cho quả chứ ko nên lấy gốc ghép là cây bưởi chua làm gốc ghép cho cây bửoi ngon vì như vậy thường ảnh hưởng đến chất lượng sp. Bạn nên xem lại giống thì chính xác hơn bưởi ngon thì năm đầu vẫn ngon chứ ko ảnh hưởng nhiều như vậy, về độ ngọt thì cây bưởi càng lâu năm thì chất lượng quả càng ngon hơn. M thường nhân giống theo pp chiết cành hoặc lấy chính hạt của cây cần lấy đem gieo sau đó lại ghép vs mắt của chính cây đó để giảm thời gian cho quả và cây phát triển tốt hơn
Mấy cây cam cũng ghép gốc bưởi nhưng chất lượng thì khỏi chê luôn.em thấy ghép là để tận dụng ưu diểm của nhau
 

Dùng cành chiết cho cây có múi là tốt nhất Còn ghép tác hợp với bưởi Tôi đảm bảo cây của bạn sẽ không bền
 
Ghép mắt nhỏ có gỗ là một phương pháp ghép cành hữu ích không chỉ đối với cây bưởi, mà còn cho nhiều loại cây có múi khác bao gồm: cam, quýt, chanh.
 
Bác không nói trồng giống bưởi gì, nhà tôi trồng bưởi Diễn, phải 7, 8 năm mới ngon. 4 năm nếu chăm tốt thì cũng ít đắng hơn chứ không hết hoàn toàn được. Bón đầy đủ kali sẽ ngọt nhé bác (đảm bảo không bị kali đểu)
 
Bác không nói trồng giống bưởi gì, nhà tôi trồng bưởi Diễn, phải 7, 8 năm mới ngon. 4 năm nếu chăm tốt thì cũng ít đắng hơn chứ không hết hoàn toàn được. Bón đầy đủ kali sẽ ngọt nhé bác (đảm bảo không bị kali đểu)
Các bác có nghỉ là do thổ như
Bác không nói trồng giống bưởi gì, nhà tôi trồng bưởi Diễn, phải 7, 8 năm mới ngon. 4 năm nếu chăm tốt thì cũng ít đắng hơn chứ không hết hoàn toàn được. Bón đầy đủ kali sẽ ngọt nhé bác (đảm bảo không bị kali đểu)[/QUOTnhưr
Em nghi do thổ nhưỡng các bác ak.vì có những giống cây đặc sản mà
 
Các bác có nghỉ là do thổ như
Có lẽ không hoàn toàn là thổ nhưỡng đâu.
như thanh long ruột đỏ đó, ra bắc quả to và ngọt hơn; bưởi da xanh cũng vậy, ra bắc độ đậm hơn mà.
Thổ nhưỡng nếu đã phù hợp thì sẽ tạo điều kiện để cây phát triển tốt hơn thôi (trừ một vài loại là đặc sản thì ngoại lệ theo thổ nhưỡng thật).
theo tôi thì như vậy.
 
Mình có ý kiến >
- Nhân giống cây trồng bằng cách gieo hạt ( SS hữu tính) là sự tổ hợp 2 nguồn gen đực cái dẫn đến sự biến dị tổ hợp ( thay đổi kiểu hình) năng suất và phẩm chất giống đã sai khác.
- Nhân giống vô tính là kéo dài thời gian sống và nhân bản một cây có kiểu hình ( tính trạng) con người mong muốn.
Việc này chỉ đúng với nhân giống bằng chiết cành và giâm cành.
- Việc ghép cây là đã có sự kết hợp của 2 cá thể rồi. Nếu có sự tương hợp và cành ghép vẫn giữ ưu thế thì cây ghép cho sản phẩm chấp nhận được. Tuy vậy theo thời gian sẽ có sự chuyển hóa và giống có thể kém đi. Các hiện tượng biến nạp, di truyền theo dòng mẹ, sự chuyển dịch gen, sự đào thải ... luôn xảy ra trong cơ thể ghép.
- Nếu có điều kiện thì nên trồng cành chiết hoặc cành giâm.
- Việc chọn gốc ghép phù hợp phải qua thực tế khi thu hoạch sản phẩm.
* Bạn giải thích được bưởi nhà mình rồi đấy.
Câu trả lời 10 điểm cho chất lượng. Còn ăn xổi và lấy năng suất tức thời thì chấp nhận ghép thôi nhé các cụ
 
Bạn vẫn chưa cho mọi người biết là bạn đã trồng giống bưởi gì? Bưởi Diễn? Đoan Hùng? Phúc Trạch? Thanh Trà? Tân Triều? Năm Roi? Da xanh?... (đây là những giống bưởi ngon từ Bắc Chí Nam)
Khi biết chính xác là giống bưởi gì thì mọi người mới góp ý kiến thêm được, nếu chỉ đoán mò như thế này mãi thì cũng chẳng đi đến đâu. Nếu xác định là bạn đã trồng một giống bưởi lai nào đó thì sẽ không có cách nào cải thiện được hương vị của nó đâu vì mỗi giống bưởi đều có những đặc tính, hương vị đặc trưng riêng của nó nên cho dù có nhân giống vô tính theo kiển nào nó cũng giữ được nguyên vẹn những đặc tính đó.
 
_ Đây là đề tài sẽ có nhiều ý kiến khác nhau, bởi cây trồng là một dạng sống vô cùng phức tạp. Tại giống, tại thổ nhưỡng đều đúng. Cây đặc sản, cây chỉ thị, cây được chỉ dẫn địa lý ... nó sẽ biểu hiện đặc tính quý phù hợp với thổ nhưỡng và được nhân giống vô tính ( giâm - chiết - nuôi cấy mô - nuôi cấy tế bào 2n từ cây đầu dòng - nuôi cấy hạt phấn...) . Để giải thích mấy cây giống ghép lại chua đắng là vì sao, tại giống hay tại thổ nhưỡng bằng cách đem vài cây đi trồng ở một vùng đất khác xa xa, đem vài cây nữa về trồng ở quê hương bản quán nơi sinh ra nó, còn để vài cây ở lại làm đối chứng. Vài năm sau mời cả làng cùng nếm và kết luận. Nói cho vui thôi mà. Trở lại đề tài mình nêu quan điểm sau: Giống là điều kiện bên trong. Môi trường sống là điều kiện bên ngoài. Giống sẽ tương tác với môi trường để biểu hiện ra phẩm chất tốt hay xấu của cây trồng.
C:\DOCUME~1\Admin\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_image001.gif
Giống ( Kiểu Gen) + Môi trường (Điều kiện sống ) > Kiểu hình
Gen có nhiều trạng thái khác nhau (alen) ở điều kiện này thì alen này biểu hiện ra tính trạng này. Ở điều kiện kia thì alen kia biểu hiện ra tính trạng kia.
Ngoài ra mỗi tính trạng cấu thành phẩm chất giống lại còn phụ thuộc hệ số di truyền. Quả to nhỏ là tính trạng khối lượng quả có hệ số di truyền thấp,có khả năng phản ứng rộng, nước phân bón vào đủ ...là quả to. Hương thơm và mật ngọt là tính trạng có hệ số di truyền cao, phản ứng hẹp...
Vì vậy mới có chuyện khảo nghiệm giống. Đem cái giống đó về quê mình trồng thử, nếu chua đắng vài vụ thì bỏ đi.
Với cây ăn quả đặc sản thì trồng thử nghiệm đồng thời vài chục gốc đã. Tốt nhất là trồng cành chiết hoặc cành giâm để mau nhìn thấy kết quả sớm vài năm.
Giống ghép cũng có nhiêu ưu thế vì gốc ghép là cơ thể lai (Qua ss hửu tính : lai gần lai xa ) nên có nhiều ưu thế chống chịu, sức sống cao, lại được mắt giống tốt ghép vào nên hứa hẹn cho phẩm chất tốt. Nhưng chỉ là tiềm năng thôi, hứa hẹn thôi. Gốc ghép chắc chắn sẽ có nhiều sai khác phẩm chất, có thể xấu hơn, thậm chí rất tệ hại hơn bưởi nhà bạn, nhưng cũng có thể ngon theo một hướng khác chứ không thể là giống thuần chủng như trồng từ cành chiết. Có một kỹ sư nông học có uy tín đã khuyên nên trồng giống chiết. và cũng nên trồng giống gép khi đã được khảo nghiệm...
 
HIEN b: 808585 đã viết:
Bạn vẫn chưa cho mọi người biết là bạn đã trồng giống bưởi gì? Bưởi Diễn? Đoan Hùng? Phúc Trạch? Thanh Trà? Tân Triều? Năm Roi? Da xanh?... (đây là những giống bưởi ngon từ Bắc Chí Nam)
Khi biết chính xác là giống bưởi gì thì mọi người mới góp ý kiến thêm được, nếu chỉ đoán mò như thế này mãi thì cũng chẳng đi đến đâu. Nếu xác định là bạn đã trồng một giống bưởi lai nào đó thì sẽ không có cách nào cải thiện được hương vị của nó đâu vì mỗi giống bưởi đều có những đặc tính, hương vị đặc trưng riêng của nó nên cho dù có nhân giống vô tính theo kiển nào nó cũng giữ được nguyên vẹn những đặc tính đó.
Nhà em trồng bưởi phúc trạch ghép trên gốc bưởi thường nên em nghĩ là do thổ nhưỡng
_ Đây là đề tài sẽ có nhiều ý kiến khác nhau, bởi cây trồng là một dạng sống vô cùng phức tạp. Tại giống, tại thổ nhưỡng đều đúng. Cây đặc sản, cây chỉ thị, cây được chỉ dẫn địa lý ... nó sẽ biểu hiện đặc tính quý phù hợp với thổ nhưỡng và được nhân giống vô tính ( giâm - chiết - nuôi cấy mô - nuôi cấy tế bào 2n từ cây đầu dòng - nuôi cấy hạt phấn...) . Để giải thích mấy cây giống ghép lại chua đắng là vì sao, tại giống hay tại thổ nhưỡng bằng cách đem vài cây đi trồng ở một vùng đất khác xa xa, đem vài cây nữa về trồng ở quê hương bản quán nơi sinh ra nó, còn để vài cây ở lại làm đối chứng. Vài năm sau mời cả làng cùng nếm và kết luận. Nói cho vui thôi mà. Trở lại đề tài mình nêu quan điểm sau: Giống là điều kiện bên trong. Môi trường sống là điều kiện bên ngoài. Giống sẽ tương tác với môi trường để biểu hiện ra phẩm chất tốt hay xấu của cây trồng.
C:\DOCUME~1\Admin\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_image001.gif
Giống ( Kiểu Gen) + Môi trường (Điều kiện sống ) > Kiểu hình
Gen có nhiều trạng thái khác nhau (alen) ở điều kiện này thì alen này biểu hiện ra tính trạng này. Ở điều kiện kia thì alen kia biểu hiện ra tính trạng kia.
Ngoài ra mỗi tính trạng cấu thành phẩm chất giống lại còn phụ thuộc hệ số di truyền. Quả to nhỏ là tính trạng khối lượng quả có hệ số di truyền thấp,có khả năng phản ứng rộng, nước phân bón vào đủ ...là quả to. Hương thơm và mật ngọt là tính trạng có hệ số di truyền cao, phản ứng hẹp...
Vì vậy mới có chuyện khảo nghiệm giống. Đem cái giống đó về quê mình trồng thử, nếu chua đắng vài vụ thì bỏ đi.
Với cây ăn quả đặc sản thì trồng thử nghiệm đồng thời vài chục gốc đã. Tốt nhất là trồng cành chiết hoặc cành giâm để mau nhìn thấy kết quả sớm vài năm.
Giống ghép cũng có nhiêu ưu thế vì gốc ghép là cơ thể lai (Qua ss hửu tính : lai gần lai xa ) nên có nhiều ưu thế chống chịu, sức sống cao, lại được mắt giống tốt ghép vào nên hứa hẹn cho phẩm chất tốt. Nhưng chỉ là tiềm năng thôi, hứa hẹn thôi. Gốc ghép chắc chắn sẽ có nhiều sai khác phẩm chất, có thể xấu hơn, thậm chí rất tệ hại hơn bưởi nhà bạn, nhưng cũng có thể ngon theo một hướng khác chứ không thể là giống thuần chủng như trồng từ cành chiết. Có một kỹ sư nông học có uy tín đã khuyên nên trồng giống chiết. và cũng nên trồng giống gép khi đã được khảo nghiệm...
Kaka. Chắc bác hk giỏi sinh hoc lắm đây. Cảm ơn bài viết của bác nhưng em muốn hỏi các bác cách khắc phục nhược điểm trên ak
 
Kinh nghiệm trồng bưởi Diễn trên vùng đất đồi của mình thì thấy như sau:
- Cây trồng ở khu có nhiều nắng ngon hơn cây trồng ở chỗ bị vóng râm (cái này cho thấy không nên trồng xen với các cây lâu năm khác)
- Cây trồng trên đất thịt ngon hơn chỗ đất sỏi
Còn kỹ thuật chăm sóc, bón phân sao cho bưởi ngon thì đương nhiên phải có kỹ thuật mới được, mình biết có nhiều cao thủ nên mình không dám đưa ra nhận định
 
Last edited:
Em ở Phú Thọ, vườn chỉ trồng mấy gốc bưởi Diễn ( giống mua lung tung-60k một cây cao 80-90cm). Năm nay có quả năm thứ 3 đỡ đắng hơn năm đầu, và e thấy cứ dứt quả xuống để gieo vỏ thì ngọt đậm hơn, cũng đỡ đắng hơn. Em chỉ trồng chơi, ko có kiến thức gì cả.
Sau mỗi lần hái hết quả, bố chỉ đổ thêm mỗi gốc một ít vỏ ốc ngâm rượu và khoảng 1 tháng sau lại cho mấy vốc vôi bột vào gốc. Không biết việc làm của bố em có làm quả đỡ đắng hơn ko ạ?
 


Back
Top